Đề tài Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch tại huyện Cần Giờ theo quan điểm phát triển du lịch bền vững

Tổng quan một số vấn đề lý luận liên quan đến khai thác tài nguyên du lịch theo hướng phát triển
bền vững, những bài học trong nước và quốc tế theo hướng phát triển bền vững. Phân tích, đánh
giá những điều kiện phát triển du lịch của huyện Cần Giờ về tiềm năng, lợi thế sẵn có, những thuận
lợi và khó khăn của tỉnh Cần Giờ trong phát triển du lịch theo hướng bền vững. Đề xuất một số giải
pháp và kiến nghị để phát triển du lịch theo hướng bền vững ở huyện Cần Giờ nhằm khai thác thế
mạnh về tiềm năng của du lịch, đảm bảo sự đóng góp cho ngành Du Lịch và sự phát triển Kinh tế -
Xã hội của địa phương cũng như khai thác và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên du lịch, bảo
vệ cảnh quan môi trường 
pdf 6 trang xuanthi 05/01/2023 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch tại huyện Cần Giờ theo quan điểm phát triển du lịch bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_khai_thac_tai_nguyen_du_lich_tai_huyen_can.pdf

Nội dung text: Đề tài Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch tại huyện Cần Giờ theo quan điểm phát triển du lịch bền vững

  1. phương, có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào”. Việc di chuyển, tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao về tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ hay hiện tại) theo các khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương. Bền vững về kinh tế: Tạo nên mức thu nhập ổn định góp phần mang đến sự ấm no, đầy đủ cho mọi tầng lớp xã hội. Từ đó sẽ đạt hiệu quả có giá trị cho tất cả hoạt động kinh tế. Bền vững về xã hội: Tôn trọng quyền lợi và sự bình đẳng cho tất cả mọi người trong xã hội. Loại bỏ được những tệ nạn, thành phần làm ảnh hưởng tới người dân. Bền vững về môi trường: Bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên, đặc biệt các nguồn tài nguyên không được thay thế và quý hiếm đến cuộc sống của con người. Bền vững về văn hóa: Bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tại Cần Giờ cả giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. 3 THỰC TRẠNG 3.1 Tổng quan về Cần Giờ Về địa lý Cần Giờ là huyện nằm ở ven biển, phía Đông Nam thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km. Có các cửa sông lớn chạy qua huyện như: Sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, v.v. Du lịch đường sông là một tiềm năng chưa được khai thác rộng trong rừng phòng hộ, thông thường giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang) tạo điều kiện thuận lợi để huyện phát triển du lịch đường sông. Tuy nhiên, do thiếu các bến tàu du lịch để tàu thuyền cập bến nên đến nay du lịch đường sông vẫn chưa phát triển được hết thế mạnh của vùng. Mặt khác tự nhiên rừng ở Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ nhưng đồng thời có nhiều tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái, vào năm (2000) rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển”. Du lịch sinh thái tại Cần Giờ với hệ sinh thái rừng ngập mặn được đánh giá cao về đa dạng sinh học cùng các loài động thực vật quý hiếm. Đến đây du khách có thể thỏa sức trải nghiệm những khu rừng ngập mặn, các loài động, thực vật quý hiếm. Ngoài ra có nhiều địa điểm hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu của du khách như:Tràm Chim, Đầm Dơi, Đảo Khỉ, rừng ngập mặn,v.v. Về xã hội: Dân số huyện 70,834 người, dân tộc Kinh chiếm (80%), Khmer và Chăm chiếm (20%). Tỷ lệ gia tăng tự nhiên (0,9%) dân số 10 tuổi trở lên. Không biết đọc, biết viết chiếm trên (8%). Về văn hóa: Huyện có nhiều cơ sở, văn hóa phục vụ cho nhu cầu giải trí: nhà văn hóa, sân vận động, thư viện Các cơ sở tôn giáo: chùa đình, miếu phục vụ tín ngưỡng người dân và khách du lịch về tâm linh đã được tập trung đầu tư và nâng cấp, huyện đã từng bước nâng cấp lễ hội truyền thống Ngư dân Cần Giờ, đa dạng hóa phần hội, mỗi năm thu hút khá nhiều lượng khách tham gia. Công trình xây dựng khu di chỉ khảo cổ Giồng Cá Vồ, khu di tích lịch sử Rừng Sác, di tích lịch sử Gò Chùa đang triển khai thực hiện, từng bước đổi mới. Các địa điểm tham quan thu hút khách du lịch 1737
  2. Cơ sở hạ tầng: Cơ sở vật chất chưa được đẩy mạnh và khai thác, chưa phát huy thế mạnh và tiềm lực của vùng, thiếu sự tư vấn đồng bộ từ các cơ quan ban ngành chức năng, các cơ sở lưu trú tại đây vẫn khá là hạn chế chưa được cải tạo đầu tư nhiều, hơn nữa chưa có các điểm dừng chân để cho du khách nghỉ ngơi, các quán ăn mở lên tự phát, tại các điểm tham quan chưa có nhiều nhà vệ sinh công cộng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách. Văn hóa – Xã hội: Tại các lễ hội cần quy định về trang phục khi đến tham gia sao cho hợp với không khí trang trọng, linh thiêng. Tại các điểm du lịch giá cả chưa được quy định cụ thể nên xảy ra tình trạng chặt chém du khách trong và ngoài nước. Các dịch vụ phục vụ trong du lịch còn hạn chế nhất là nguồn lực lao động trong các hoạt động du lịch thường xảy ra vào thời gian cao điểm và những ngày cuối tuần. 4 GIẢI PHÁP Đối với địa phương: Cần chú trọng việc tạo ra không gian văn hóa biển tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch khi đến với Cần Giờ, định hướng bố trí sử dụng biển một cách khoa học tránh tình trạng khai thác quá mức cho phép. Tập trung tuyên truyền những thế mạnh về các địa điểm văn hóa, khu di tích, làng nghề. Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch tại huyện Cần Giờ thông qua các kênh truyền thông (Biểu đồ 2). Cần quản lý niêm yết giá các sản phẩm, dịch vụ, tại các điểm tham quan du lịch, tránh tình trạng chặt chém, chèo kéo khách tại nơi tham quan. Biểu đồ 2: Các kênh truyền thông, quảng bá du lịch Cần Giờ Biểu đồ 3: Phương tiện di chuyển đến Cần Giờ 1739
  3. [3] Đinh Trung Kiên, (2004). “Một số vấn đề về du lịch Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Đổng Minh Ngọc, Vương Lôi Đình, (2000). “Kinh tế du lịch và du lịch học”, Trung Quốc. [5] Martin Opperman và Kye - Sung Chon, (1997). “Tourism in Developing Countries”, NXB International Thomson Business Press. 1741