Đề tài Nhân lực ngành du lịch trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam

Bài viết của tác giả giới thiệu khái quát về cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 với những ưu thế
vượt trội về công nghệ tác động đến ngành du lịch với sự phát triển của mô hình “du lịch thông minh”. Đồng
thời, bài viết phân tích thực trạng du lịch thông minh đang diễn ra tại Việt Nam xem xét với tất cả các chủ
thể trong ngành du lịch nước ta bao gồm khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, điểm đến/ khu du lịch/ điểm
du lịch và cơ quan quản lý du lịch. Trước thực trạng phát triển của hệ thống du lịch và thực trạng nhân lực
du lịch Việt Nam hiện nay, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu đội ngũ nhân
lực ngành du lịch phải được nâng cao về chất lượng. Điều này đặt ra trách nhiệm đối với các cơ sở đào tạo
du lịch là trước tiên. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp cho các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao
chất lượng nhân lực du lịch để thúc đẩy phát triển du lịch thông minh của nước ta trong bối cảnh CMCN 4.0. 
pdf 12 trang xuanthi 05/01/2023 700
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nhân lực ngành du lịch trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_nhan_luc_nganh_du_lich_truoc_boi_canh_cach_mang_cong.pdf

Nội dung text: Đề tài Nhân lực ngành du lịch trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam

  1. 594 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Trong bối cảnh đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu đến các vấn đề như cách mạng công nghiệp 4.0, du lịch thông minh, Trong đó, điển hình phải kể đến công trình Tổng luận “Cuộc CMCN lần thứ 4” của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2017) nghiên cứu các vấn đề cơ bản nhất về lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hiện nay. “Du lịch thông minh: tầm nhìn chính sách” của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2018) và “Báo cáo đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ngành Du lịch Việt Nam” của Tổng cục Du lịch (2018), đã chỉ ra việc ứng dụng công nghệ trong toàn hệ thống du lịch Việt Nam xem xét với các chủ thể như khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, khu du lịch/ điểm đến du lịch và cơ quan quản lý về du lịch. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6/2018 có bài của tác giả Hoàng Ngọc Hiển “Yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước cách mạng công nghiệp 4.0” đã trình bày thực trạng vấn đề nhân lực du lịch Việt Nam hiện nay, qua đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng nhân lực du lịch trong thời gian tới. Tác giả Dương Sao với bài “Giải pháp đột phá cho ngành du lịch” cũng chỉ ra một trong những giải pháp mang tính đột phá nhằm phát triển du lịch hiện nay đó là phát triển nhân lực du lịch. Còn rất nhiều các bài viết trên các tạp chí, trang web cũng đã đề cập đến các vấn đề nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, thực trạng nhân lực du lịch hiện nay và các vấn đề liên quan đến đào tạo nhân lực du lịch, Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về nâng cao chất lượng nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp để tập trung nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam. Bài viết chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ các nguồn sách, báo, tạp chí, các dữ liệu trực tuyến và phân tích theo mục tiêu nghiên cứu, từ đó có những đánh giá, làm cơ sở cho các đề xuất. 2. BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ DU LỊCH THÔNG MINH 1.1. Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp Thế giới đã trải qua ba cuộc CMCN đó là các cuộc CMCN: - CMCN lần thứ nhất (1784): Cơ khí hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới này được bắt đầu ở nước Anh vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, mở đầu với sự cơ giới hóa ngành dệt may. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó gây bất tiện ở nhiều mặt. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Phát minh này được coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hoá. - CMCN lần thứ hai (1871-1914): Điện khí hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai lại được khởi xướng từ cuối thế kỷ 19, kéo dài đến đầu thế kỷ 20. Một trong những đặc điểm đáng lưu ý trong nền đại công nghiệp là dây chuyền sản xuất hàng loạt - áp dụng nguyên lý quản trị của F.W.Taylor (đề xuất năm 1909, ứng dụng vào thực tiễn năm 1913 - hãng Ford đi tiên phong). Các nhà khoa học đã có những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới: máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động, người máy, hệ điều khiển tự động
  2. 596 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1.2. Du lịch thông minh Cuộc CMCN 4.0 đang tác động vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ở nước ta, trong đó có ngành Du lịch. Thực hiện CMCN 4.0 mang lại cho ngành Du lịch rất nhiều cơ hội nhưng cũng không khỏi vấp phải những khó khăn: Hình 1.2. Tác động của CMCN 4.0 đến ngành Du lịch (Nguồn: Tổng cục Du lịch) Cơ hội: Áp dụng những đổi mới về công nghệ sẽ giúp quá trình sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người và dữ liệu được thu thập đầy đủ hơn. Chất lượng sản phẩm được đảm bảo do kiểm soát được từ khâu nguyên vật liệu cho đến khi thành hình và chuyển đến tay người tiêu dùng. Hơn nữa, con người sẽ không phải trực tiếp làm việc ở những môi trường làm việc nguy hiểm, giảm tỷ lệ tử vong, bệnh tật trong quá trình lao động. Thách thức: Nhiều lao động sẽ mất việc làm do bị máy móc thay thế. Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của công việc. Điều này có thể dẫn tới sự bất bình đẳng, thậm chí là phá vỡ thị trường lao động. Ngoài ra, CMCN 4.0 đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi. Muốn tồn tại và phát triển, họ phải đầu tư và nâng cấp công nghệ, cùng lúc nâng cao chất lượng nhân sự. Những bất ổn về kinh tế sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống, thậm chí là chính trị. Công nghệ mới sẽ gây ra sự thay đổi về quyền lực, mối lo ngại về an ninh, làm tăng khoảng cách giàu nghèo. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt ra thách thức về bảo mật thông tin cho cả các hệ thống và cá nhân con người. Chúng ta phải làm gì để bảo mật khi dữ liệu có ở khắp mọi nơi và được trao đổi thường xuyên giữa các hệ thống. Các chuyên gia cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trong giai đoạn khởi phát và sẽ tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam vì nó không chỉ nhằm vào công nghiệp, nó nhằm vào công nghệ số, đem những thành tựu vượt bậc của công nghệ số tới mọi lĩnh vực, trong đó có du lịch. Ở đây, ngành Du lịch được hình dung có rất nhiều khâu. Du lịch trong cách mạng công nghiệp 4.0 cũng cần được phát triển với sự hỗ trợ của
  3. 598 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 tin dịch vụ trên mạng Internet, đặt và mua dịch vụ trực tuyến, thanh toán trực tuyến, gửi ý kiến phản hồi. Năm 2017, có 71% khách du lịch quốc tế tham khảo thông tin điểm đến trên Internet, 64% khách đặt, mua dịch vụ trên mạng trong chuyến đi đến Việt Nam, trên 50 dân số Việt Nam có sử dụng Internet, trên 30% dân số Việt Nam có tham gia ít nhất một diễn đàn trên mạng xã hội. Đối với các doanh nghiệp Du lịch đây cũng là một cơ hội để tuyên truyền, quảng bá những thông tin lên mạng, lên website. Đưa những hình ảnh tốt đẹp lên nhằm quảng bá điểm đến, đồng thời cũng nhận lại những thông tin xấu về tuyến điểm như có chỗ nào chặt chém, chèo kéo hay đeo bám du khách để giảm thiểu và đi đến giải quyết dứt điểm. Đây là biện pháp rất tốt để có thể tăng du khách, giảm tình trạng khách du lịch đến và không muốn quay lại nữa. Hiện nay, 100% các doanh nghiệp du lịch đều quan tâm sử dụng Internet trong hoạt động quảng cáo và kinh doanh. Tuy nhiên, ứng dụng CNTT trong đại đa số các doanh nghiệp Du lịch mới dừng ở mức cơ bản, chưa khai thác được tối ưu các lợi thế của công nghệ trong cạnh tranh, thu hút khách hàng cũng như trong quản lý, điều hành doanh nghiệp. Bảng 2.2. Doanh nghiệp Du lịch thông minh Tiêu chí công nghệ 4.0: Internet vạn vật, Đánh giá hiện trạng ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn - Website giới thiệu, quảng bá sản phẩm. - Gần 100% các doanh nghiệp - Bán hàng, thanh toán online - Trên 50% doanh nghiệp có áp dụng nhưng hiệu quả không đồng đều, doanh số thu được qua mạng chưa cao - Sàn giao dịch điện tử du lịch: giúp khách - Khoảng 10 sàn điện tử như Tripi.vn, gotadi.vn, ivivu. lựa chọn dịch vụ và thanh toán online; giúp com , chiếm khoảng 20% các giao dịch dịch vụ, còn lại doanh nghiệp quảng cáo và bán hang do sàn điện tử nước ngoài thực hiện. (Nguồn: Tổng cục Du lịch) Theo điều tra của Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp Du lịch ứng dụng công nghệ 4.0 chủ yếu là Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn bằng việc gần 100% doanh nghiệp sử dụng các website giới thiệu, quảng bá sản phẩm; Trên 50% doanh nghiệp có áp dụng bán hàng và thanh toán online nhưng hiệu quả không đồng đều, doanh số thu được qua mạng chưa cao; Khoảng 10 sàn điện tử du lịch như Tripi.vn, gotadi.vn, ivivu.com , chiếm khoảng 20% các giao dịch dịch vụ, còn lại do sàn điện tử nước ngoài thực hiện giúp khách lựa chọn dịch vụ và thanh toán online, giúp doanh nghiệp quảng cáo và bán hàng. Đối với các điểm đến du lịch cần các phương pháp mới để phục vụ các loại nhu cầu mới. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong ngành được thúc đẩy bởi cả sự phát triển của quy mô và sự phức tạp của nhu cầu du lịch cũng như sự mở rộng nhanh chóng và sự tinh tế của các sản phẩm du lịch mới nhằm giải quyết các phân đoạn thị trường nhỏ. Bảng 2.3. Điểm đến du lịch thông minh Tiêu chí công nghệ 4.0: Internet vạn vật, Đánh giá hiện trạng ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn - Website giới thiệu thông tin dịch vụ - 100% các điểm đến có website, chủ yếu tiếng Việt, bằng chữ và ảnh, ít các video có cốt truyện
  4. 600 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 - Kết nối mạng liên thông: quản lý, điều - Đã có nhưng triển khai chưa hiệu quả. hành, thống kê du lịch - Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành du lịch - Đã có nhưng chưa đầy đủ, một số lĩnh vực còn thiếu như: thị trường, nhân lực du lịch, thanh tra - Thị thực điện tử - Đã có, cần mở rộng. - Hoàn thuế điện tử - Chưa có. - Thanh toán điện tử - Đã có, nhưng chưa đồng bộ hóa giữa các ngân hàng. - Đào tạo nhân lực trực tuyến - Đã có, nhưng chưa được xã hội thực sự quan tâm. (Nguồn: Tổng cục du lịch) Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, các cơ quan quản lý du lịch ứng dụng công nghệ 4.0 chủ yếu là Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn bằng việc 100% các cơ quan quản lý thực hiện chế độ 1 cửa và dịch vụ công trực tuyến, 100% cơ quan quản lý du lịch có website giới thiệu thông tin hoạt động, 80% có mạng nội bộ quản lý điều hành; đã có chiến lược E-Marketing, kết nối mạng liên thông (quản lý, điều hành, thống kê du lịch) nhưng thực hiện chưa hiệu quả; đã có xây dựng cơ sở dữ liệu ngành du lịch nhưng chưa đầy đủ, một số lĩnh vực còn thiếu như thị trường, nhân lực du lịch, thanh tra ; đã có và cần mở rộng thị thực điện tử; thanh toán điện tử còn chưa đồng bộ hóa giữa các ngân hàng; đào tạo nhân lực trực tuyến chưa được xã hội thực sự quan tâm. Để phát triển du lịch thông minh, ngành Du lịch cần chủ động đón đầu xu thế và yêu cầu của thị trường lao động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào trong hoạt động giảng dạy và nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Đặc biệt cần sự kết hợp giữa Nhà trường – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực phục vụ CMCN 4.0. 2.2. Thực trạng chất lượng nhân lực du lịch Việt Nam hiện nay Theo Tổng cục Du lịch, cả nước hiện có trên 1,3 triệu lao đông du lich, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước; trong đó chỉ 42% được đào tạo về du lịch, 38% đươc đao tao tư cac ngành khac chuyển sang và khoang 20% chưa qua đào tạo chinh quy ma chi được huân luyên tai chô. Điều này dẫn đến một thực tế là sô lao đông co chuyên môn, ky năng vưa thiêu vưa yêu nhưng lai dư thưa sô lao đông chưa đap ưng được yêu câu. Dự báo đên năm 2020, tốc độ tăng trưởng của ngành Du lịch đạt từ 25 - 35%/năm và toàn nganh cân trên 2 triệu lao đông trưc tiêp lam việc cho các cơ sở dịch vụ du lich; chưa kể một lượng lao động cung cấp cho du lịch tàu biển. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, yêu cầu mỗi năm phải đào tạo thêm 25.000 lao động mới và phải đào tạo lại số lượng tương tự. Tuy nhiên, thực tế mỗi năm, các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của ngành, dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực du lịch. Bên cạnh đó, cơ cấu trình độ nguồn nhân lực du lịch Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn; trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng chiếm 51%, trình độ dưới sơ cấp chiếm 40%, trình độ đại học và sau đại học chiếm 9%. Tỷ lệ 40% trình độ dưới sơ cấp là một thách thức rất lớn đối với ngành Du lịch Việt Nam. Đội ngũ trình độ dưới sơ cấp chưa được đào tạo bài bản, thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng nghiệp vụ đặc biệt là thiếu về ngoại ngữ giao tiếp. Hiện nay, hàng loạt khách sạn 4, 5 sao liên tục được các doanh nghiệp lớn đầu tư đưa vào hoạt động như VinGroup, SunGroup, FLC, Saigontourist Cùng với đó, nhiều thương hiệu quốc tế hàng đầu về bất động sản du lịch như Accor, JW Marriott, Hyatt, InterContinental, Four Seasons
  5. 602 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 sở đạo tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay cần thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ đầu vào và đầu ra cho sinh viên theo học ngành Du lịch. Cần thống nhất lấy khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (từ sơ cấp đến đại học) dùng cho Việt Nam áp dụng cho các chương trình đào tạo tại các trường, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực Du lịch tại Việt Nam theo Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (KNLNNVN) với mục đích, đối tượng sử dụng và mức độ tương thích với Khung tham chiếu châu Âu. KNLNNVN được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. KNLNNVN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau: Bảng 3.1. Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam KNLNNVN CEFR Sơ cấp Bậc 1 A1 Bậc 2 A2 Trung cấp Bậc 3 B1 Bậc 4 B2 Cao cấp Bậc 5 C1 Bậc 6 C2 (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo) Để triển khai hiệu quả khung năng lực trên, cần có sự phối hợp, thống nhất giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bô Giáo dục và Đào tạo, Bô Lao Động, Thương binh và Xã hội co quy đinh băt buôc cac trương trực thuộc bộ mình quản lý thực hiện. Sự thống nhất này sẽ tạo ra sự đồng bộ, công bằng giữa các cơ sở đào tạo trong vấn đề tuyển sinh đầu vào đảm bảo chất lượng tiếng Anh đầu ra. Xin đưa ra đề xuất tham khảo như sau: Bảng 3.2. Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ Ngoại ngữ tương đương cấp độ 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Tiếng Anh Khung năng lực Cambridge IELTS TOEFL TOEIC BEC BULATS ngoại ngữ VN Exam CEFR 450 ITP Cấp độ 3/6 4.5 133 CBT 450 PET Preliminary 40 B1 45 iBT Các điểm số nêu trên là điểm tối thiểu cần đạt được. (Nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội) Đây là quy định đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên tốt nghiệp đại học của nhiều trường đại học hiện đang áp dụng tại Việt Nam và cần áp dụng rộng rãi hơn nữa, thống nhất giữa tất cả các cơ sở đào tạo trong cả nước. Xây dựng quy định về điều kiện cơ sở thực hành áp dụng cho các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực Du lịch tại Việt Nam: Các cơ sở đào tạo cần đồng bộ trong việc trang bị phòng thực hành cùng
  6. 604 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 01/2014/TT – BGDĐT ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, luc-ngoai-ngu-6-bac-Viet-Nam-220349.aspx. 2. Bộ VHTTDL (2018), Du lịch thông minh: tầm nhìn chính sách. 3. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2017), Tổng luận “Cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4”. 4. Hoàng Ngọc Hiển (2018), “Yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6, 2018. 5. Dương Sao, Giải pháp đột phá cho ngành Du lịch, cho-nganh-du-lich-549036, ngày 08/9/2018. Tổng cục du lịch, Báo cáo đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ngành Du lịch Việt Nam, index.php/items/26069, ngày 14/3/2018.