Đề tài Phân tích điều kiện sinh khí hậu để khai thác du lịch nghỉ dưỡng ở một số địa phương trong vùng Tây Nam Bộ - Nguyễn Phước Hưng

Trong hoạt động du lịch, sự ảnh hưởng của yếu tố khí hậu là rất lớn, nhất là
đối với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức
khỏe... Du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch càng
phong phú đặc thì sức hấp dẫn và hiệu quả của hoạt động du lịch càng cao. Do vậy
việc tìm hiểu đánh giá tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát
triển du lịch. Bài viết này tìm hiểu về sinh khí hậu của một số địa phương trong 
vùng Tây Nam Bộ nhằm xác định mức độ thuận lợi của điều kiện khí hậu đối với
loại hình du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe, từ đó đề ra các phương hướng và
biện pháp để khai thác sử dụng hợp lí, phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh du
lịch của khu vực. 
pdf 9 trang xuanthi 03/01/2023 880
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phân tích điều kiện sinh khí hậu để khai thác du lịch nghỉ dưỡng ở một số địa phương trong vùng Tây Nam Bộ - Nguyễn Phước Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_phan_tich_dieu_kien_sinh_khi_hau_de_khai_thac_du_lich.pdf

Nội dung text: Đề tài Phân tích điều kiện sinh khí hậu để khai thác du lịch nghỉ dưỡng ở một số địa phương trong vùng Tây Nam Bộ - Nguyễn Phước Hưng

  1. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch ta nhằm phục vụ trong việc khai thác loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng tại một số địa phương trong khu vực Tây Nam bộ. 2. Các yếu tố khí hậu của vùng du lịch Tây Nam Bộ Trong khả năng tiếp cận về số liệu, chỉ có được số liệu trong khoảng 5 năm (2015-2020) của 5 trạm trong vùng Tây Nam Bộ (3 trạm trong khu vực nội địa: An Giang; Cần Thơ và Sóc Trăng; 2 trạm khu vực biển - đảo: Cà Mau và Phú Quốc). Bảng 2.1: Danh sách các trạm khí tượng, khí hậu trong vùng Tây Nam bộ Stt Tên trạm Kinh độ (Đông) Vĩ độ (Bắc) Độ cao (m) 1 An Giang 105007’ 10042’ 9 2 Cần Thơ 105046’ 10001’ 1 3 Sóc Trăng 105058’ 9036’ 2,26 4 Cà Mau 105009’ 9011’ 1 5 Phú Quốc 103058’ 10013’ 3 (Nguồn: Danh sách trạm quan trắc khí tượng thủy văn quy hoạch giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030) Khí hậu vùng Tây Nam Bộ mang đặc trưng khí hậu cận xích đạo gió mùa ẩm, với bức xạ mặt trời lớn, số giờ nắng nhiều, nhiệt độ trung bình cao, biên độ nhiệt thấp và lượng mưa khá dồi dào Giữa các địa phương trong vùng vẫn có sự khác nhau về các đặc trưng thời tiết khí hậu. Sự khác biệt đó đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mùa vụ du lịch, khả năng phát triển các loại hình du lịch. 2.1. Chế độ bức xạ mặt trời và nắng Bảng 2.2: Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ) TB Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm An Giang 240,0 237,0 260,0 238,0 216,0 184,8 181,8 181,8 168,4 184,8 207,6 226,8 2540 Cần Thơ 216,0 274,4 291,0 277,5 258,5 218,1 183,5 183,8 195,5 163,4 182,6 168,7 2613 SócTrăng 196,7 249,3 222,5 264,4 205,9 177,1 206,6 223,0 144,2 241,1 198,3 167,6 2497 Cà Mau 137,3 186,1 192,2 228,5 172,3 118,1 158,5 177,4 105,2 176,8 144,2 95,7 1892 Phú Quốc 266,1 274,0 289,5 287,4 263,0 171,8 163,7 161,7 193,1 152,8 199,6 223,4 2646 Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 122
  2. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Vùng ven biển Tây Nam Bộ nhiệt độ trung bình không chênh lệch nhau nhiều, nhiệt độ khá cao từ 27,5-27,80C, có đến 9 tháng nhiệt độ > 270C (III-XI). Vùng nội địa Tây Nam Bộ chế độ nhiệt điều hòa hơn, giai đoạn nóng nhất là III-VI, An Giang là địa phương nóng nhất, Cần Thơ và Sóc Trăng thì nhiệt độ khá ôn hòa, thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe. 2.3. Chế độ mưa ẩm Bảng 2.5: Độ ẩm trung bình tháng và năm (%) VI VII XI TB Tháng II III IV V VI IX X XI I I I I Năm An Giang 79,8 79,0 76,6 79,6 82,2 84,2 83,8 83,2 84,2 82,6 79,4 78,4 75,0 Cần Thơ 80,0 78,2 76,4 77,8 83,0 84,4 85,2 86,2 86,2 85,6 82,6 81,0 82,2 Sóc Trăng 81,6 79,8 78,2 79,2 85,0 86,4 87,8 87,6 88,0 87,4 85,2 82,6 84,1 Cà Mau 79,0 77,8 75,0 77,6 82,4 83,4 85,2 84,8 86,0 85,8 83,2 79,6 81,7 Phú Quốc 72,4 76,8 77,8 80,0 82,8 84,6 85,6 85,4 86,8 84,6 77,4 71,6 73,4 (Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ-2015) Độ ẩm trung bình trong vùng khá cao dao động từ 73,4%-84,1%, và không có tháng nào độ ẩm vượt quá 90%. Rất thích hợp đối với sức khỏe của người Việt Nam, tuy nhiên lại hơi ẩm so với du khách đến từ vùng ôn đới. Phú Quốc là địa phương có độ ẩm thấp nhất và thích hợp nhất đối với sức khỏe du khách (cả trong và ngoài nước). Bảng 2.6: Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) VI VII XI TB Tháng I II III IV V VI IX X XI I I I Năm An Giang 12,0 0 27,4 80,7 217,0 157,2 139,3 188,2 128,1 113,8 189,2 32,0 1285 Cần Thơ 15,5 0 12,5 66,5 195,9 143,8 230,4 204,4 187,6 265,4 147,6 61,3 1531 Sóc Trăng 13,0 0 12,2 47,5 378,5 351,1 204,7 423,2 231,8 86,5 142,1 14,3 1905 Cà Mau 19,0 0 87,2 91,0 241,5 369,8 298,1 236,8 593,8 187,4 242,9 78,4 2446 Phú Quốc 12,2 20,3 113,1 160,7 207,0 249,7 404,3 307,5 498,8 296,9 102,5 59,6 2433 (Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ-2015) Bảng 2.7: Số ngày có mưa trung bình tháng và năm (ngày) Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 124
  3. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch của các chỉ tiêu sẽ như sau: - Chỉ tiêu sinh khí hậu riêng: + Trọng số 1 đối với các đặc trưng: Nắng, Biên độ nhiệt năm, Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất, Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất. + Trọng số 1,5 đối với các đặc trưng: Nhiệt độ trung bình năm, Tổng lượng mưa trung bình năm. - Chỉ tiêu sinh khí hậu tổng hợp: trọng số 4 đối với đặc trưng số ngày có thời tiết tốt (T13 = 22 -300C; H = 50 -80%; V13 = 1 -5 m/s; r07-19 giờ < 5mm). Điểm số của một đặc trưng sinh khí hậu nào đó sẽ bằng điểm đánh giá mức độ thuận lợi riêng của đặc trưng đó nhân với trọng số của chính yếu tố này. Điểm tổng hợp của điều kiện sinh khí hậu tại một điểm A nào đó sẽ bằng tổng đại số của các điểm số thành phần. Công thức tính: A D = yK1D1 KnD„ Trong đó: Da: Điểm đánh giá chung tài nguyên sinh khí hậu du lịch, tại điểm A. Di: Điểm đánh giá đặc trưng khí hậu thứ i Kt: Hệ số tầm quan trọng - trọng số của đặc trưng thứ i i: Đặc trưng sinh khí hậu đánh giá, i = 1, 2, ,n Bảng 2.8: Kết quả đánh giá điều kiện sinh khí hậu cho du lịch và nghỉ dưỡng bằng phương pháp thang điểm có trọng số Ttb Ttb Số Điểm số Lượng ngày Ttb BĐN tháng tháng Trung Đặc trưng Nắng mưa tốt bình năm năm nóng lạnh cho năm nhân- nhất nhất DL/ND DA Căn Trọng số 1 1.5 1 1 1 1.5 4 bậc 7 An Giang 3 4,5 3 1 3 4,5 - 2,76 Cần Thơ 3 4,5 3 2 3 3 - 2,88 Sóc Trăng 3 4,5 3 2 3 3 - 2,88 Cà Mau 3 4,5 3 2 3 3 - 2,88 Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 126
  4. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch khí hậu để tư vấn và hướng dẫn du khách đi du lịch vào những thời gian có sinh khí hậu tốt nhất đến từng địa phương trong vùng, và hướng dẫn tư vấn cho khách du lịch biết cách thích ứng và hạn chế những tác động xấu của các yếu tố thời tiết. Biết chọn lựa thời điểm, địa điểm cũng như sử dụng quần áo phù hợp với thời tiết, với sức khỏe của mình trước khi lựa chọn chuyến đi du lịch đến các địa phương trong vùng. Lựa chọn địa điểm và các kiến trúc xây dựng các khu nhà ở, khách sạn, resort phù hợp với điều kiện sinh khí hậu của vùng Tây Nam Bộ. Tăng cường trồng cây xanh ở những địa điểm du lịch vì thực vật có tác dụng hấp thu các tia tử ngoại. Với tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, làm cho điều kiện khí hậu đối với sức khỏe khách du lịch nói riêng, đối với hạt động du lịch nói chung sẽ khắc nghiệt hơn, do vậy các địa phương trong và ngoài khu vực, quốc tế cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau; để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu một cách phù hợp nhất. 5. Kết luận Sinh khí hậu vùng Tây Nam Bộ phần thuộc loại nóng, khá bất tiện nghi trong du lịch nghĩ dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, nếu so sánh phân tích các yếu tố thời tiết riêng lẻ đến sức khỏe con người, cũng như đặt các chỉ số này phân tích trong trường hợp đối với người đã thích nghi khí hậu và người bình thường thì điều kiện sinh khí hậu vùng Tây Nam Bộ nhìn chung là thuận lợi đối với du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Qua việc đánh giá tài nguyên sinh khí hậu của vùng Tây Nam Bộ, với tiềm lực dồi dào, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, du lịch khu vực này nhất định sẽ phát triển mạnh mẽ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển du lịch của vùng và cả nước. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Xây Dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Số liệu Điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng - Phần I, Hà Nội. 2. Nguyễn Duy Chinh (tháng 05-2011), Nghiên cứu ứng dụng thông tin khí hậu phục vụ y tế và du lịch, Tạp chí khí tượng thủy văn. 3. Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ (2015), Số liệu khí tượng, TP.HCM. 4. Phạm Ngọc Hồ, Đồng Kim Loan, Trịnh Thị Thanh (2010), Giáo trình Cơ sở môi trường không khí, NXB Giáo dục Việt Nam. 6. Quyết định số 90 /QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, Danh sách trạm quan trắc khí tượng thủy văn quy hoạch giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 7. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2011), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 128