Đề tài Phát triển du lịch dựa trên bảo tồn đa dạng sinh học và các vấn đề về sức tải tại sân chim vàm sát, huyện Cần Giờ

Nằm trong vùng lõi Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ, Sân chim Vàm Sát
khoảng 602,5 ha, có các hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng và là nơi trú ngụ sinh sản tập đoàn
của các loài chim nước. Sân chim Vàm Sát là điểm du lịch sinh thái được yêu thích nhất tại Cần
Giờ.
Bài báo trình bày các đánh giá về đa dạng sinh học các loài chim và hiện trạng du lịch sinh
thái tại Khu du lịch sinh thái Vàm Sát; đồng thời tính toán sức tải du lịch tại Sân chim Vàm Sát dựa
trên các thông số khảo sát hiện trạng cơ sở hạ tầng; điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học và chất
lượng dịch vụ du lịch. 
pdf 6 trang xuanthi 03/01/2023 1380
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phát triển du lịch dựa trên bảo tồn đa dạng sinh học và các vấn đề về sức tải tại sân chim vàm sát, huyện Cần Giờ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_phat_trien_du_lich_dua_tren_bao_ton_da_dang_sinh_hoc.pdf

Nội dung text: Đề tài Phát triển du lịch dựa trên bảo tồn đa dạng sinh học và các vấn đề về sức tải tại sân chim vàm sát, huyện Cần Giờ

  1. Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” Kết quả nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin về hiện trạng ngành du lịch sinh thái tại Sân chim Vàm Sát. Mặt khác, nghiên cứu đưa ra các tính toán về khả năng chịu tải của hệ sinh thái nhằm đáp ứng sự phát triển du lịch sinh thái nói chung và du lịch xem chim nói riêng. Kết quả có ý nghĩa to lớn trong việc hỗ trợ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái (DLST) bền vững vì Sân chim Vàm Sát là khu bảo tồn, thuộc vùng lõi của KDTSQ Cần Giờ - nơi có tính nhạy cảm cao về đa dạng sinh học, đặc biệt khi có các tác động từ bên ngoài 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp điều tra và thu thập số liệu a. Khảo sát đa dạng khu hệ chim Thành phần loài chim tại Sân chim Vàm Sát được điều tra dựa trên các tuyến và điểm khảo sát trong hai mùa, bao gồm mùa sinh sản từ tháng 03 đến tháng 10 (02 đợt) và mùa không sinh sản từ tháng 11 đến tháng 02 (02 đợt). Nhận dạng các loài chim qua quan sát trực tiếp và nghe tiếng kêu với thời gian điều tra chủ yếu vào ban ngày từ 5h30 – 17h30. Bên cạnh đó, điều tra thêm các loài chim hoạt động vào ban đêm được thực hiện từ 19h00 – 22h00. Định danh dựa vào các tài liệu chuyên ngành, bao gồm: Giới thiệu một số loài chim Việt Nam [2]; A Guide to the Birds of Southeast Asia [3]; Danh pháp theo Lê Mạnh Hùng (2012). Tình trạng bảo tồn của các loài được xác định theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục các loài bị đe doạ của IUCN (2019). b. Khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 120 khách du lịch tới tham quan kết hợp (trải nghiệm đa dạng sinh học bao gồm cả xem chim và các hoạt động du lịch sinh thái khác) tại KDLST Vàm Sát trong năm 2018 dựa trên phiếu phỏng vấn, nhằm thu thập thông tin về kiến thức, kinh nghiệm du lịch, mong muốn của du khách và mức độ hài lòng đối với dịch vụ DLST tại khu vực. Ngoài ra, phỏng vấn bán định hướng Ban quản lý KDLST Vàm Sát để tìm hiểu thông tin về cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch và các định hướng phát triển DLST. Số liệu xã hội khảo sát được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20 [4] tập trung vào các thống kê mô tả. c. Phương pháp tính toán sức tải du lịch Tính toán sức tải du lịch (Tourism Carrying Capacity) của Sân chim Vàm Sát được xây dựng theo công thức của Ceballos-Lascurain (1996) [5]; Tran Nghi và nnk. (2007) [6] và Nguyễn Văn Hoàng (2012) [7]. d. Sức tải tiềm năng (PCC) PCC là số lượng khách du lịch tối đa mà một khu vực cụ thể có thể đáp ứng được, trong một khoảng thời gian cụ thể, được tính theo công thức: PCC = A× D× Rf (1) Trong đó: A: diện tích sử dụng cho du lịch (m2); D: mật độ khách du lịch (số du khách/m2); Rf: hệ số luân chuyển (số du khách trên ngày). A được xác định bởi các điều kiện cụ thể của khu vực được xem xét. Đối với khu vực tự nhiên, tham số này có thể được xác định bởi ranh giới tự nhiên như dãy núi, sông, suối, Trong khu bảo tồn, nơi có hoạt động du lịch, khu vực sẵn có có thể được ước tính bằng chiều dài của con đường trong khu vực đó hoặc bằng tổng diện tích khu vực du khách có thể cắm trại. 265
  2. Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” xem chim. Theo đó, với 6 cano (công suất 90CV, sức chứa 6-7 người/ca nô); 01 tàu thủy (sức chứa 50 người), 06 xe điện phục vụ tham qua trong khu vực. Để phục vụ khách xem chim, hiện có 1 tháp quan sát khoảng 6m (sức chứa tối đa 15-20 người và hệ thống đường mòn trekking trong rừng ngập mặn có chiều dài khoảng 2,5 km. 3.3. Sức tải tại Sân chim Vàm Sát Dựa trên các đặc thù của Du lịch sinh thái xem chim, các thông số phục vụ tính toán sức tải tiềm năng (PCC) tại sân chim Vàm Sát như sau: - Tổng chiều dài tuyến quan sát chim (hai chiều): 5.000 m - Số người xem chim/nhóm: 3 người (số lượng người tối ưu để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động xem chim và tác động lên các hoạt động của chim). - Khoảng cách giữa 2 người: 1m - Khoảng cách bình quân giữa hai nhóm là 50 m - Thời gian bình quân cho một tour du lịch sinh thái xem chim: 5 giờ/ngày - Thời gian có thể quan sát chim: 6 giờ Gọi x là số khách tối đa có thể đến xem chim cùng một lúc, với các thông số trên, chúng ta có thể tính được số nhóm khách xem chim theo công thức: (x x 3) + (x-1) x 50 = 5.000, từ đây x = 93 nhóm. Trong trường hợp này, hệ số Rf là 1,2. Như vậy, sức tải tiềm năng (PCC) của Sân chim Vàm Sát là: PCC = x x 3 x 1,2 = 93 x 3x 1,2 = 335 khách/ngày Du lịch sinh thái xem chim là một hoạt động du lịch đặc biệt gắn liền với sự hiện diện của các loài chim cùng với sinh cảnh mà chúng sinh sống. Do vậy, hình thái du lịch này có quan hệ chặt chẽ với sự đa dạng và bền vững đa dạng sinh học khu hệ chim. Tuy nhiên, hiện nay một số trào lưu ở hình thức du lịch này gây xáo trộn và ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của chúng. Các yếu tố giới hạn (hệ số điều chỉnh) gồm: - Mùa sinh sản (Cf1) Mùa sinh sản của các loài chim nước làm tổ tập đoàn và một số loài chim rừng khác bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm (90 ngày). Vào thời điểm này, hoạt động xem chim không được tiến hành để tránh các tác động tiêu cực đến tập tính sinh sản của chúng: Cf1 = 90/365 = 0.247 (tương ứng 24,7%) - Thời tiết (Cf2) Ngoài ra, hai thời điểm không thích hợp cho việc xem chim trong năm, đặc biệt vào mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 11 hàng năm). Vào các thời điểm này, thời gian phù hợp để xem chim là khoảng 3 tiếng buổi sáng. M2 = 5 tháng x 30 ngày x 3 giờ = 450 giờ Mt = (12 tháng – 3 tháng (mùa sinh sản)) x 30 ngày x 6 giờ = 1.620 giờ Cf2 = 450/1,620 = 0,278 (tương ứng 27,8%) - Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch xem chim (Cf3): Một tour xem chim tại Sân chim Vàm Sát có thể có hai hoạt động kết hợp là (i) xem chim trên tháp quan sát và (ii) xem chim tại khu vực chim làm tổ tập đoàn dọc theo các đường mòn. Hiện nay, Sân chim Vàm Sát gồm có 01 tháp quan sát với sức chứa khoảng 4 nhóm du khách (16 người) có thể cùng lúc lên tháp quan sát chim: Cf3 = 16/94 = 0,17 (tương ứng 17,0%) Áp dụng công thức tính sức tải thực (ERCC) thì sức tải của Sân chim Vàm Sát là: ERCC = 335 × (100 – 24,7)/100 × (100 – 27,8)/100 × (100 – 17,0)/100 ERCC = 335 x 0,753 x 0,722 x 0,83 = 151 khách/ngày 267
  3. Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” [8]. Lê Duy, Diệp Đình Phong, Phùng Bá Thịnh, Nguyễn Hào Quang, Hoàng Minh Đức. 2015. Tổng quan khu hệ chim sân chim Bạc Liêu. Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6. [9]. Viện sinh thái học Miền Nam, 2015. Dự án điều tra đa dạng sinh học khu rừng Tràm Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Nội dung: Khảo sát tính đa dạng khu hệ Động vật. Báo cáo tổng kết. [10]. Viện Sinh thái học Miền Nam, 2018. Khu hệ động vật tại Vườn chim Lập Điền, huyện Đông Hải, Bạc Liêu. Báo cáo cuối cùng. EXTENDED ABSTRACT HEADLINE BIODIVERSITY-BASED TOURISM AND CARRYING CAPACITY ASSESSMENT IN VAM SAT BIRD SANCTUARY, CAN GIO PROVINCE Le Thi Thu Ha, Nguyen Dinh Phuc, Le Duy Southern Institute of Ecology, Email: lttha@sie.vast.vn ABSTRACT Located in the core zone of Can Gio Mangrove Biosphere Reserve, Vam Sat Bird Sanctuary – with a total of 602.5 hectares, is characterized by densely mangrove forest and is home to thousands of colonial water birds. In addition, this Bird Sanctuary has been considered as the most attractive ecotourism destination of Can Gio in recent years. The paper presents an assessment of current status of bird biodiversity and ecotourism activities in Vam Sat ecotourism destination while provide a calculation of tourism carrying in Vam Sat Bird Sanctuary. The data was collected including natural condition, infrastructure status and tourism service quality. The research showed that Vam Sat Bird Sanctuary has high diversity of bird species composition and the area faces little pressure from ecotourism activities. Most of visitors come to the site for a combined ecotour (78 %) while a minority of them comes for bird watching (10 %). According to the calculation of tourism carrying capacity, the bird sanctuary can response averagely to a maximum of 151 visitors per day. Compared to the current number of visitors (65 passengers/day to Vam Sat ecotourism area), the area is in the load-bearing threshold. However, there are certain pressures of ecotourism on biodiversity conservation. Accordingly, pressures come from uncontrolled tourism activities and insufficient capacity of the area at some certain times. Key words: Tourism carrying capacity, biodiversity conservation, ecotourism. 269