Đề tài Phát triển du lịch gắn với trách nhiệm xã hội cho các Thành phố du lịch ở Việt Nam. trường hợp Thành phố Đà Nẵng

Phát triển du lịch gắn với trách nhiệm xã hội được coi là một lựa chọn bắt buộc đối với sự phát triển
của tất cả các thành phố du lịch trên thế giới. Ở Việt Nam, điều này còn rất mới mẻ, nên Nhà nước,
nhất là các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở mỗi thành phố du lịch phải tạo ra hành lang pháp lý
và những chính sách phù hợp cho chuyển động này. Nhóm nghiên cứu lựa chọn Đà Nẵng là nơi tiến
hành thăm dò ý kiến của 3 nhóm đối tượng tham gia du lịch có trách nhiệm xã hội, đó là: doanh nghiệp
du lịch, cư d n và du khách. ết quả khảo cứu cho thấy sự đồng thuận và những đóng góp ý kiến của
cả 3 đối tượng tham gia. Đồng thời, trên cơ sở các nguyên tắc của phát triển du lịch có trách nhiệm xã
hội và trên cơ sở đảm bảo lợi ích của ba đối tượng tham gia, nhóm tác giả đưa ra những đề xuất phù
hợp. Bài báo tham vọng những đề xuất sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch tại mỗi địa
phương đưa ra những quyết định hợp lý để thực hiện phát triển du lịch có trách nhiệm xã hội một cách
nhanh chóng 
pdf 9 trang xuanthi 03/01/2023 520
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phát triển du lịch gắn với trách nhiệm xã hội cho các Thành phố du lịch ở Việt Nam. trường hợp Thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_phat_trien_du_lich_gan_voi_trach_nhiem_xa_hoi_cho_cac.pdf

Nội dung text: Đề tài Phát triển du lịch gắn với trách nhiệm xã hội cho các Thành phố du lịch ở Việt Nam. trường hợp Thành phố Đà Nẵng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG đƣa ra khuôn khổ những chính sách phù hợp đối với tỉnh-thành phố du lịch là điều hết sức cấp bách. 2. Du lịch có trách nhiệm xã hội 2.1. Khái niệm Du lịch có trách nhiệm xã hội là một khái niệm còn mới mẻ ở Việt Nam, nhƣng nó đã tồn tại hơn 10 năm trên thế giới. Tuyên bố Cape Town tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tại Johannesburg năm 2002 xác định ―Du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận quản lý trong du lịch, nhằm mục đích tối đa hóa các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trƣờng và giảm thiểu chi phí cho các điểm đến. Hiểu đơn giản, du lịch có trách nhiệm là du lịch ―tạo ra một nơi tốt hơn cho những ngƣời sống tại đó và nơi tốt hơn cho những ngƣời đến tham quan‖. Theo Tiến sĩ Harold Goodwin của trƣờng Đại học Greenwich - Anh quốc, du lịch có trách nhiệm là du lịch tạo ra những lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phƣơng trong khi giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trƣờng và văn hóa. Một cách đơn giản, du lịch có trách nhiệm xã hội có hai điểm chính nổi bật, đó là: - Mục đích là tối đa hóa các lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trƣờng và giảm thiểu chi phí cho các điểm đến du lịch. Nghĩa là nhắm tới ba trục của sự phát triển bền vững, đó là tăng trƣởng kinh tế (trong đó có giảm chi phí đối với kinh doanh du lịch); đảm bảo tính toàn vẹn của môi trƣờng và sự công bằng xã hội. - Tập trung vào trách nhiệm của các đối tác tham gia du lịch: chính quyền, doanh nghiệp, cƣ dân và du khách. 2.2. Các nguyên tắc Theo tuyên bố Cape Town năm 2002, một địa phƣơng theo đuổi du lịch có trách nhiệm xã hội phải đảm bảo các nguyên tắc về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. 2.2.1. Các nguyên tắc có trách niệm về kinh tế Đánh giá tác động kinh tế trƣớc khi phát triển du lịch và ƣu tiên tiến hành những hình thức phát triển mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng và giảm thiểu tác động tiêu cực đến sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng. Điều đó có nghĩa là cần phải thấy du lịch có thể không phải lúc nào cũng là hình thức thích hợp nhất cho phát triển kinh tế địa phƣơng. Bảo đảm rằng cả cộng đồng cùng tham gia và hƣởng lợi từ du lịch. Sử dụng du lịch để hỗ trợ giảm nghèo bằng cách áp dụng các chiến lƣợc vì ngƣời nghèo ở bất cứ nơi nào có thể. Chất lượng sản phẩm du lịch cần phải thể hiện rõ đƣợc nét hấp dẫn đặc thù và chú trọng tới giá trị gia tăng của sản phẩm đó. Thực hiện kinh doanh công bằng, giá mua và giá bán hợp lý, xây dựng mối quan hệ đối tác đa chiều để giảm thiểu và chia sẻ nguy cơ. Hỗ trợ thích hợp và đầy đủ cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ để đảm bảo các doanh nghiệp có liên quan đến du lịch cùng phát triển mạnh và bền vững. 2.2.2. Các nguyên tắc có trách niệm về xã hội Cộng đồng địa phương chủ động tác động vào việc lập kế hoạch, ra quyết định và xây dựng năng lực để biến du lịch có trách nhiệm thành hiện thực. Đánh giá các tác động xã hội trong suốt vòng đời hoạt động - bao gồm cả giai đoạn quy hoạch và thiết kế dự án - để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa những tác động tích cực. 48
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2.3.4. Khách du lịch Khi thực hiện chuyến du lịch, khách đƣợc chính quyền nơi đến, các doanh nghiệp kinh doanh hƣớng dẫn thực hiện hoạt động có trách nhiệm. Ngoài ra, tự bản thân du khách tìm hiểu và tuân thủ các quy định, tập tục của địa phƣơng nơi đến. 2.4. Những lợi ích của những thành phố du lịch Việt Nam đối với phát triển du lịch có trách nhiệm Nhìn toàn diện về phát triển, việc thực hiện kinh doanh du lịch một cách có trách nhiệm lôi kéo sự tham gia của cả cộng đồng, không giới hạn ở lĩnh vực hay khu vực nào. Du lịch có trách nhiệm đề cập đến tất cả các vấn đề - từ kinh tế cho đến văn hóa, xã hội, môi trƣờng, từ đó phối hợp các lĩnh vực khác nhau thúc đẩy tăng trƣởng toàn diện của thành phố. Đặc biệt là ở các vùng ngoài trung tâm thành phố, ngƣời dân sẽ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế và tăng thu nhập ngay trên chính mảnh đất quê hƣơng của mình. Điều quan trọng là vai trò của ngƣời dân đối với việc hoạch định và thực hiện các chính sách, với việc bảo vệ và giữ gìn môi trƣờng, các nét truyền thống văn hóa đƣợc chính họ ý thức rõ ràng và họ hành động để thực hiện. Cùng với đó là xu hƣớng khách hàng ngày càng quan tâm đến môi trƣờng và xã hội, nhất là khách nƣớc ngoài, vì vậy các thành phố du lịch Việt Nam phát triển thành công du lịch có trách nhiệm sẽ tạo đƣợc thƣơng hiệu du lịch hấp dẫn, thu hút du khách cho các điểm đến bên cạnh các định vị hiện có. 3. Nghiên cứu những điều kiện để thực hiện phát triển du lịch có trách nhiệm xã hội, trƣờng hợp thành phố Đà Nẵng 3.1. Mục đích, đối tượng, phương pháp nghiên cứu Du lịch có trách nhiệm là một hƣớng đi hoàn toàn mới mẻ đối với Việt Nam. Vì thế, nhóm tác giả lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu định tính với hai loại thang đo: thang đo biểu danh và thang đo thứ tự. Các câu hỏi liên quan đến hai thang đo này không tách bạch mà đan xen nhau với mục đích tạo sự thuận lợi cho đáp viên. Với thang đo biểu danh, việc thu thập số liệu đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp thống kê mô tả. Với thang đo thứ tự, nhóm tác giả sử dụng thang đo Likert với 4 mức điểm (4, 3, 2, 1). Thang đo Likert truyền thống có 5 mức điểm, tuy nhiên gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: việc có 5 mức điểm khiến đáp viên thƣờng có khuynh hƣớng không rõ ràng, nhiều đáp viên cho mức điểm trung bình (3 điểm) vì vậy không thực sự khách quan. Vì thế chỉ với 4 mức điểm, đáp viên sẽ có một sự phối hợp khách quan hơn. Việc điều tra thực tế đƣợc tiến hành song song, khảo sát cùng lúc cả 3 đối tƣợng: doanh nghiệp du lịch, ngƣời dân và du khách (tiếng Việt và tiếng Anh). Dữ liệu đƣợc thu thập bằng cách phát bảng câu hỏi trực tiếp và gửi điều tra qua mạng. Kết quả điều tra đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS. 3.2. Phân tích kết quả 3.2.1. Đối với doanh nghiệp du lịch Để thu thập dữ liệu, 100 bản câu hỏi đƣợc phát ra và 100 bản hợp lệ đƣợc thu về để sử dụng cho phân tích kết quả. 50
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Bảng 4. Các khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện du lịch có trách nhiệm Việc thực hiện du lịch có trách nhiệm đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch đầu tƣ nhiều hơn cho các hoạt động kinh doanh của mình. Kết quả khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp đánh giá các khó khăn khi tham gia du lịch có trách nhiệm theo thứ tự: (1) khách du lịch không quan tâm đến du lịch có trách nhiệm, (2) doanh nghiệp gặp khó khăn về tìm kiếm vốn đầu tƣ, (3) khách hàng không nhận ra doanh nghiệp có thực hiện du lịch có trách nhiệm hay không, (4) theo đuổi du lịch có trách nhiệm làm giảm lợi nhuận do tăng chi phí và sức ép phải giữ giá bán cũ để cạnh tranh, (5) giảm lƣợng khách hàng và giảm lợi nhuận do tăng chi phí và tăng giá, (6) doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc di dời. Bảng 5. Ý kiến của doanh nghiệp về lựa chọn biện pháp quản lý nhà nước Dƣới góc nhìn của các nhà kinh doanh, gần 70% nhà quản trị doanh nghiệp đƣợc hỏi cho rằng cần kết hợp các biện pháp về kinh tế, giáo dục và hành chính để thực hiện phát triển du lịch có trách nhiệm một cách hiệu quả. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cho rằng nếu xét về mặt ƣu tiên thực hiện một biện pháp thì phƣơng pháp kinh tế và phƣơng pháp giáo dục cần đƣợc chú trọng. 3.2.2. Đối với người dân địa phương Để thu thập dữ liệu, 175 bản câu hỏi đƣợc phát ra và 150 bản hợp lệ đƣợc thu về để sử dụng cho phân tích kết quả. Bảng 6. Sự ủng hộ và lý do ủng hộ phát triển du lịch có trách nhiệm của người dân thành phố Đà Nẵng 52
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Bảng 9. Mức độ thích việc Đà Nẵng phát triển du lịch có trách nhiệm của du khách Phần lớn khách du lịch thích việc phát triển du lịch có trách nhiệm tại thành phố Đà Nẵng vì lý do tối đa hóa lợi ích về môi trƣờng, xã hội và cho chính bản thân du khách. Dƣới góc nhìn của du khách, du lịch có trách nhiệm đƣợc cho rằng không đem lại lợi ích nhiều về kinh tế cho thành phố Đà Nẵng. 4. Một số đề xuất đối với chính quyền thành phố Đà Nẵng nhằm phát triển du lịch có trách nhiệm Trong việc phát triển du lịch có trách nhiệm, chính quyền quản lý Nhà nƣớc về du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định, hƣớng dẫn thực hiện và tác động đến các bên hữu quan khác để tạo ra sự phối hợp hiệu quả nhất. Dựa theo những phân tích trên, một số đề xuất đƣợc đƣa ra để tác động đến ba đối tƣợng: doanh nghiệp du lịch, ngƣời dân và du khách nhằm thực hiện du lịch có trách nhiệm trên địa bàn thành phố. 4.1. Đề xuất chính sách tác động đến các doanh nghiệp du lịch Tăng cƣờng sự truyền thông về lợi ích và xu hƣớng phát triển du lịch có trách nhiệm đến các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố. Chính quyền kêu gọi và yêu cầu các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nhân viên theo tiêu chuẩn nghề VTOS, truyền thông rộng rãi để các doanh nghiệp tham gia các hội thảo, các khóa tập huấn về du lịch có trách nhiệm và du lịch bền vững. Thực hiện quy hoạch lại các doanh nghiệp thành phố theo hƣớng du lịch có trách nhiệm trên nguyên tắc bám chặt các nguyên tắc của du lịch có trách nhiệm, trong đó các doanh nghiệp nhà nƣớc và có vốn góp của nhà nƣớc đi tiên phong trong việc thực hiện việc này. Đánh giá, cấp giấy chứng nhận và công bố rộng rãi trên các phƣơng tiện truyền thông những doanh nghiệp thực hiện tốt việc không gây ô nhiễm môi trƣờng tự nhiên, thực hiện tốt công tác xã hội, có những sáng kiến hay và độc đáo đóng góp vào sự phát triển bền vững của Đà Nẵng. Hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tăng cƣờng công tác truyền thông và phân phối các sản phẩm, dịch vụ du lịch có trách nhiệm, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ đặc trƣng bằng nhiều cách khác nhau nhƣ miễn thuế, hỗ trợ marketing Tạo điều kiện về tài chính và thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp du lịch trong việc phát triển hoạt động kinh doanh theo hƣớng du lịch có trách nhiệm bằng những cách nhƣ hỗ trợ vốn, trợ giá, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục hành chính, Hỗ trợ thích đáng cho các doanh nghiệp phải di dời theo quy định. Đƣa những quy định cụ thể để phát triển doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm. Những quy định này phải hết sức mạch lạc, có hƣớng dẫn chi tiết, sử dụng nhiều tiêu chí định lƣợng. Đồng thời, phải có chế tài cụ thể đối với những doanh nghiệp không thực hiện các cam kết phát triển du lịch có trách nhiệm theo đúng các văn bản quy định. 54