Đề tài Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa - Thực trạng và giải pháp - Lê Đức Thọ

Du lịch đang ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta, phát triển du lịch không chỉ mang lại
nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng, mà
còn thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa giữa các địa phương trong nước và với các nước trong khu vực và
thế giới. Bài viết góp phần nhận thức những tác động của quá trình toàn cầu hóa đối với phát triển du lịch ở
Việt Nam; thực trạng phát triển du lịch ở nước ta, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của ngành du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa ở nước ta hiện nay.
Từ khóa: Toàn cầu hóa; du lịch Việt Nam; phát triển du lịch


 

pdf 8 trang xuanthi 03/01/2023 1320
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa - Thực trạng và giải pháp - Lê Đức Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_phat_trien_du_lich_viet_nam_trong_boi_canh_toan_cau_h.pdf

Nội dung text: Đề tài Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa - Thực trạng và giải pháp - Lê Đức Thọ

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Những tác động tích cực Trước hết là cơ hội gia tăng tiếp cận nguồn khách quốc tế khi Viêt Nam hội nhập sâu và toàn diện với khu vực và thế giới. Hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường về chiều sâu. Việt Nam đang trở thành điểm đến, thị trường mới nổi với những lợi thế nhất định trong hợp tác song phương và đa phương. Các dòng khách du lịch đang có xu hướng dịch chuyển mạnh tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong đó Việt Nam ngày càng được thế giới biết đến với những giá trị về bản sắc văn hóa và cảnh quan sinh thái đặc sắc của đất nước và con người Việt Nam và được ví như “ngôi sao” đang lên. Đây là cơ hội vàng khi Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng đang trở thành khu vực năng động nhất toàn cầu, có sức hấp dẫn du lịch mạnh mẽ. Đặc biệt, Việt Nam ở rất gần với thị trường khổng lồ Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) với trên 1,5 tỷ người tiêu dùng du lịch có thu nhập cao và đang tăng mạnh. Cơ hội thu hút một phần thị trường khách du lịch đến từ các quốc gia này mở ra cho du lịch Việt Nam một chân trời rộng lớn. Tình hình chính trị xã hội của Việt Nam ổn định; kinh tế tiếp tục tăng trưởng dù tốc độ có chậm lại, đất nước hội nhập với khu vực và thế giới ngày càng sâu và toàn diện với chính sách ngoại giao rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam là bạn và đối tác tin cậy của các nước; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện, tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là hợp tác trong khối ASEAN hướng tới cộng đồng ASEAN vào năm 2015, hợp tác GMS, ACMECS, APEC, TPP là những điều kiện thuận lợi mở đường cho du lịch phát triển. Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và công nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, trong đó dòng đầu tư FDI và ODA cho phát triển du lịch ngày một tăng cùng với quá trình tiếp cận thị trường, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu quả và có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng. Kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch. Việt Nam có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong phát triển du lịch. Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng; du lịch nội địa chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện toàn cầu, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xoá đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ hội to lớn có tính xu thế và thời đại mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng tận dụng lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển, đặc biệt xu hướng du lịch cộng đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng nghèo và quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Những tác động tiêu cực Thị trường thế giới biến động khó lường; hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động mạnh tới quy mô, tính chất của thị trường gửi khách đến Việt Nam. Năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch còn non yếu, chất lượng, hiệu quả thấp, thiếu bền vững trong khi môi trường cạnh tranh giữa các quốc gia, khu vực và giữa các ngành, các vùng, sản phẩm ngày càng gay gắt khi hội nhập sâu và toàn diện vào khu vực và toàn cầu. Nhận thức, kiến thức quản lý và phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu; Cơ chế, chính sách quản lý còn bất cập chưa giải phóng mạnh năng lực kinh doanh; vai trò và năng lực của khối tư nhân, hội nghề nghiệp chưa được phát huy đúng mức; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa thống nhất và phát huy hiệu lực, hiệu quả toàn diện vẫn là những khó khăn đối với phát triển du lịch theo hướng hiện đại, trình độ cao. 53
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Nước ta có tiềm năng lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch, có điều kiện thiên nhiên phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, giàu bản sắc nhân văn, nguồn lao động dồi dào thông minh, cần cù và giàu lòng nhân ái. Trong những năm gần đây, ngành Du lịch đã có những đổi mới, từng bước phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện bước đầu thu hút khách nước ngoài và kiều bào về thăm Tổ quốc, giới thiệu đất nước, con người và tinh hoa của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế; đáp ứng một phần nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân trong nước, bước đầu đã thu được kết quả nhất định về kinh tế. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Điều này được minh chứng thông qua số lượng khách quốc tế đến du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình trên 12% mỗi năm (ngoại trừ suy giảm do dịch SARS 2003 (-8%) và suy thoái kinh tế thế giới 2009 (-11%). Nếu lấy dấu mốc lần đầu tiên phát động “Năm Du lịch Việt Nam 1990” (khởi đầu thời kỳ đổi mới) với 250.000 lượt khách quốc tế, thì đến nay đã có 10 triệu lượt khách đến Việt Nam trong năm 2016. Khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh liên tục trong suốt giai đoạn vừa qua, từ 1 triệu lượt năm 1990 đến 2016 đạt con số 35 triệu lượt. Sự tăng trưởng không ngừng về khách du lịch đã thúc đẩy mở rộng quy mô hoạt động của ngành Du lịch trên mọi lĩnh vực. Thị phần khách quốc tế đến Việt Nam trong khu vực và trên thế giới không ngừng tăng lên. Từ chỗ chiếm 4,6% thị phần khu vực Đông Nam Á; 1,7% thị phần khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và 0,2% thị phần toàn cầu vào năm 1995 đến 2016 Du lịch Việt Nam đã chiếm 8,2% thị phần khu vực ASEAN; 2,4% khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và 0,68% thị phần toàn cầu. Cùng với đó, hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao. Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng phong phú. Nhiều điểm du lịch được các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích của đông đảo du khách quốc tế. Trong đó, điển hình như Vịnh Hạ Long được trang web BuzzFeed của Mỹ bình chọn là 1 trong 25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất trên thế giới; Hà Nội được TripAdvisor bình chọn là 1 trong 10 thành phố thu hút khách du lịch hàng đầu trên thế giới năm 2014; Việt Nam được Tạp chí du lịch Travel & Leisure của Mỹ bình chọn đứng thứ 6 trong số 20 điểm đến tốt nhất dựa trên độ an toàn và thân thiện của người dân dành cho khách du lịch lẻ; Hang Sơn Đoòng được Tạp chí du lịch Business Insider của Mỹ bình chọn là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất thế giới và Tạp chí National Geographic phiên bản tiếng Nga bình chọn là tour du lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới của năm 2014; Tuyến du lịch trên sông Mê Kông (đoạn Việt Nam-Campuchia) được báo Telegraph (Anh) xếp thứ 4/5 tuyến du lịch trên sông hàng đầu châu Á Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn của Việt Nam cũng đã được các tổ chức, website tiêu dùng vinh danh do chất lượng dịch vụ xuất sắc của mình. Sự phát triển không ngừng của ngành Du lịch góp phần vào GDP Việt Nam, bao gồm cả đóng góp trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công là 584.884 tỷ đồng (tương đương 13,9% GDP). Trong đó, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP). Tổng đóng góp của du lịch vào lĩnh 55
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trọng điểm du lịch tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; tăng cường thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, tôn trọng pháp luật; xây dựng phong trào ứng xử văn minh, có thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch. 4.2. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch cả về số lượng và chất lượng Chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam còn kém so với các nước các nước trong khu vực cả về năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Vì vậy, nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ trong ngành là nhiệm vụ trong tâm trong định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, cần phải trang bị kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ du lịch vì phần nhiều cán bộ, công chức ở cấp Tổng cục Du lịch và các địa phương từ các ngành khác, hoặc học các ngành khác nhau, chưa nắm vững được kiến thức chuyên ngành du lịch; nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước, đặc biệt là quản lý kinh tế. Đối với nguồn nhân lực các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư chú trọng bồi dưỡng kiến thức thị trường, ngoại ngữ và nghiệp vụ chuyên sâu, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đào tạo và phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch mạnh với cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên và chương trình đào tạo. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng vùng, miền trong cả nước; từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý và lao động có tay nghề cao; đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu. 4.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho du lịch Việt Nam Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình toàn cầu hóa như gia nhập WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN, đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do ngành Du lịch Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong những cách tiếp cận để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam là nghiên cứu xu hướng nhu cầu của du khách để tạo ra những sản phẩm mới, hấp dẫn, đáp ứng đúng nguyện vọng và mang đến sự hài lòng cho du khách. 4.4. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến và liên kết du lịch Đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng, nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng phong trào ứng xử văn minh thân thiện với du khách, giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường. Cần tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp với nhiều phân khúc thị trường du lịch. Lựa chọn, tham gia có chọn lọc vào các hoạt động, sự kiện du lịch, thành lập Quỹ Xúc tiến du lịch quốc gia để tăng cường hơn nữa việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế; Đề xuất xây dựng những sản phẩm du lịch mới, tăng cường xây dựng những tour, tuyến du lịch liên vùng nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phối kết hợp các hoạt động du lịch giữa các tỉnh trong vùng với các địa phương khác để du lịch thực sự trở thành một hoạt động thông suốt, có tính cạnh tranh cao hơn. 4.5. Nâng cao hiệu quả vai trò quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch Nâng cao hơn nữa vai trò quản lý nhà nước đối với sự nghiệp phát triển du lịch theo hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy chuyên ngành du lịch cấp Trung ương và một số địa bàn trọng điểm; xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách, luật pháp nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng hấp dẫn cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tăng cường công tác chỉ đạo để đảm bảo thực hiện tốt các 57
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 5. Kết luận Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm chính trị của chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan, sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, sự năng động tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, sự đồng cảm và tham gia của cộng đồng dân cư, du khách và sự quan tâm khích lệ của các cơ quan thông tin truyền thông – một kênh quan trọng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch đất nước cũng như phát hiện những bất cập cần khắc phục để du lịch Việt Nam trở thành một thương hiệu được mỗi người chúng ta cũng như bạn bè quốc tế ngày càng quý mến. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội. [2] Lê Đức Thọ (2018), “Phát triển du lịch bền vững ở Đà Nẵng và bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch bền vững ở nước ta hiện nay”. Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, số 108, tr.11-17. [3] Thủ tướng Chính phủ (2013), “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Hà Nội. [4] Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 2297/QĐ-BVHTTDL về “Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/7/2015 về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch”, ngày 03/7/2015, Hà Nội. [5] Tổng cục Du lịch (2016), Tình hình hoạt động của ngành Du lịch năm 2016 và triển khai nhiệm vụ trong năm 2017, Hà Nội. 59