Đề tài Phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe gắn với suối khoáng nóng tại Việt Nam - Vũ Nam

Du lịch chăm sóc sức khỏe hay du lịch sức khỏe, du lịch y tế (health tourism,
medical tourism hay wellness tourism) là các thuật ngữ được nhắc nhiều trong
ngành du lịch những năm trở lại đây. Điều này cho thấy đây là một trong những
loại hình du lịch khá phổ biến và đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ ở
trên thế giới mà ở cả Việt Nam. Sự phát triển của du lịch chăm sóc sức khỏe gắn
liền với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng về thu nhập của người dân dẫn đến các
nhu cầu về du lịch, về chăm sóc sức khỏe, về làm đẹp cũng tăng lên nhanh chóng. 
Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch chăm sóc sức khỏe 
pdf 7 trang xuanthi 03/01/2023 1240
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe gắn với suối khoáng nóng tại Việt Nam - Vũ Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_phat_trien_loai_hinh_du_lich_cham_soc_suc_khoe_gan_vo.pdf

Nội dung text: Đề tài Phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe gắn với suối khoáng nóng tại Việt Nam - Vũ Nam

  1. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch 1.2. Du lịch chăm sóc sức khỏe gắn với suối khoáng nóng Có thể nói, trong loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe, các suối nước khoáng cho bệnh nhân đến nghỉ ngơi, tắm và hồi phục sức khỏe thể được coi là một trong những hoạt động đầu tiên của loại hình du lịch này. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng có thể phát triển các khu du lịch gắn với tắm suối khoáng nóng tự nhiên do đây là một loại tài nguyên đặc thù, không phổ biến, chỉ có ở các khu vực có địa chất đặc biệt, mạch nước gần với các nguồn hoạt động của núi lửa mới hình thành nên các suối khoáng nóng. Ở châu Á, việc khai thác công dụng của các suối khoáng nóng vào việc chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng và du lịch đã được phát triển từ lâu ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Loại hình du lịch này cũng khá phổ biến ở nhiều quốc gia châu Âu và Mỹ và trở thành ngành dịch vụ du lịch mang tính bản sắc, gắn liền với các địa phương, điểm đến cụ thể, mang lại doanh thu lớn cho các quốc gia này. Cụ thể, theo thống kê, hiện ở Nhật Bản có khoảng 27.000 điểm tắm khoáng nóng (Onsen) và dịch vụ tắm khoáng nóng Onsen Nhật Bản trở thành “ngành kinh doanh tỷ đô” với doanh thu khoảng 13 tỷ đô la Mỹ hàng năm. Ở Đài Loan, hiện có 125 nhà khai thác kinh doanh dịch vụ với suối nước nóng thiên nhiên; chuỗi khách sạn Mỹ International Marriott cũng mở một khách sạn có suối nước nóng dưới thương hiệu Westin ở Yilan. Siam Wellness Group; tại Trung Quốc, khu vực Đông Bắc Trung Quốc có khu nhà tắm công cộng kiểu Sento của Nhật Bản với diện tích lên tới 14.500m2 tại Trường Xuân do tập đoàn Gokurakuyu Holdings, công ty quản lý khoảng 40 nhà tắm trên khắp Nhật Bản quản lý. Cũng theo số liệu từ GWI, năm 2017 thị trường kinh doanh du lịch suối khoáng nóng toàn cầu đã đạt 56 tỉ USD, trong đó riêng Trung Quốc chiếm 31,2%, Nhật Bản chiếm khoảng 23,2% tổng doanh thu toàn cầu về du lịch chăm sóc sức khỏe gắn với suối khoáng nóng. GWI cũng dự đoán quy mô thị trường sẽ đạt 77 tỉ USD vào năm 2022. Ngành kinh doanh du lịch chăm sóc sức khỏe với khoáng nóng được dự đoán sẽ càng phát triển hơn nữa, do xu hướng nâng cao chất lượng cuộc sống với những chuyến du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe. Một ví dụ điển hình của việc kết hợp dịch vụ tắm suối khoáng nóng chăm sóc sức khỏe với du lịch là điểm đến du lịch cộng đồng suối khoáng nóng ở làng Yufuin, tỉnh Oita, trên đảo Kyushu, miền Nam của Nhật Bản. Yufuin có diện tích đất tự nhiên khoảng 1.800 ha với dân số khoảng 10.000 người. Trong những năm 1970, Yufuin là một trong những làng quê có mức độ phát triển kinh tế thấp kém nhất ở tỉnh Oita nói riêng và Nhật Bản nói chung. Canh tác nông nghiệp không được thuận lợi do đất đai khô cằn. Tài nguyên duy nhất của làng là suối khoáng nóng. Hoạt động du lịch gắn với nghỉ dưỡng và tắm khoáng nóng ở Yufuin bắt đầu hình thành từ cuối những năm 1980 và dần trở thành một điểm đến nổi tiếng với phong cảnh đẹp, nhiều suối khoáng nóng chất lượng từ đầu những năm 1990. Năm 2019, Yufuin đón được 4.414.982 du khách, trong đó khách tham quan trong ngày Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 131
  2. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Qua khảo sát, có thể thấy hiện trạng phát triển các điểm đến du lịch gắn với khai thác các giá trị của suối khoáng nóng ở nước ta hiện nay như sau: Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp du lịch lớn trên cơ sở nhận thức được giá trị của các suối khoáng nóng cũng như xu hướng phát triển của loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe gắn với các suối khoáng nóng đã đang đầu tư thích đáng, tạo ra các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe và nghỉ dưỡng cao cấp tại các điểm đến này. Một số điểm đến cao cấp, được đầu tư bài bản có thể được kể đến như khu nghỉ dưỡng Serena Resort ở Kim Bôi, Hòa Bình, khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu ở Bà Rịa Vũng Tàu, công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài ở Đà Nẵng, khu nghĩ dưỡng khoáng nóng I Resort ở Nha Trang, khu Wyndham Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ, khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Mỹ Lâm ở Tuyên Quang do Vingroup đang đầu tư và đặc biệt là khu nghỉ dưỡng Yoko Onsen theo phong cách Nhật Bản của tập đoàn Sungroup đầu tư ở Quang Hanh, Quảng Ninh đã được đưa vào hoạt động. Các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe cao cấp ở các điểm đến này có một số đặc điểm như: Các sản phẩm được đầu tư xây dựng tại các địa điểm có nguồn nước lớn, đã được khai thác từ lâu như Kim Bôi, Quang Hanh Chất lượng nước có giá trị đối với việc phục hồi và bảo vệ sức khỏe cho con người. Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe được xây dựng một cách bài bản, chất lượng cao, kết hợp cả chăm sóc sức khỏe và nghỉ dưỡng. Do đó, ngoài các dịch vụ tắm nước khoáng nóng, các sản phẩm này còn kết hợp nhiều liệu trình chăm sóc sức khỏe khác như tắm khoáng bùn, spa, các gói trị liệu và chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ. Cơ sở lưu trú thường là thành phần không thể thiếu tại hầu hết các khu du lịch nghĩ dưỡng suối khoáng nóng cao cấp hiện nay ở nước ta. Hầu hết các khu nghỉ dưỡng nêu trên đều đạt chuẩn kinh doanh khách sạn từ 4 đến 5 sao trở lên như Serena Resort ở Kim Bôi, Yoko Onsen ở Quảng Ninh Do giá các sản phẩm và các gói dịch vụ ở các khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng kể trên khá cao nên thị trường cho các sản phẩm phân khúc này thường là thị trường khách cao cấp, khách hàng có khả năng chi tiêu cao cũng như có nhu cầu cao trong việc trải nghiệm các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe tại các điểm có suối khoáng nóng. Khảo sát ở khu nghỉ dương Yoko Onsen ở Quang Hanh, Quảng Ninh cho thấy, chỉ riêng các gói dịch vụ tắm Osen công cộng đã có giá từ 750.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Do đó, khách du lịch phổ thông hoặc người có nhu cầu nghĩ dưỡng, chăm sóc sức khỏe thường xuyên khó có thể chi trả được dịch vụ ở mức giá như trên. Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 133
  3. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch năng và nhiều điểm đến có tài nguyên suối khoáng nóng chưa được khai thác. Trong số khoảng 300 nguồn nước nóng được phát hiện, còn rất nhiều điểm đến có nguồn nước chưa được đầu tư khai thác. Do đó, nhà nước cần có thống kê lại tài nguyên du lịch gắn với các nguồn nước khoáng nóng và xây dựng quy hoạch cụ thể cho việc phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe gắn với tài nguyên suối khoáng nóng ở nước ta, tránh để lãng phí nhiều nguồn suối khoáng đã lộ thiên ở nước ta hiện nay. Thứ hai, về định vị thương hiệu và đầu tư phát triển sản phẩm: Cần xác định sản phẩm chăm sóc sức khỏe gắn với suối khoáng nóng là một trong những sản phẩm du lịch đặc thù của du lịch Việt Nam trên cơ sở đó dần hình thành và định vị được thương hiệu du lịch chăm sóc sức khỏe gắn với suối khoáng nóng. Với số lượng lớn nguồn nước nóng hiện có cũng như chất lượng nước ở Việt Nam, tiềm năng phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe gắn với suối khoáng nóng của nước ta không thua kém các quốc gia và vùng lãnh thổ khác ở châu Á có loại hình du lịch này phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, thậm chí cả một số nước ở Châu Âu như Hungary, Đức, Pháp Do đó, nếu được đầu tư phát triển, đây sẽ là một trong những sản phẩm du lịch đặc thù, có giá trị gia tăng cao cho ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Thứ ba, để tạo ra sự độc đáo và tăng tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe gắn với suối khoáng nóng ở Việt Nam, ngoài việc khai thác triệt để các công dụng của suối khoáng nóng vào việc chữa bệnh, phục hồi, chăm sóc sức khỏe thì cần có sự kết hợp của nhiều liệu pháp chăm sóc sức khỏe và làm đẹp truyền thống của Việt Nam ta sẵn có như các liệu pháp spa sử dụng thảo dược truyền thống từ thiên nhiên, từ địa phương điểm đến như tắm thuốc của người Dao, hoặc sauna với thảo dược trước khi tắm khoáng nóng Sự kết hợp này sẽ tạo ra sự khác biệt của sản phẩm du lịch chăm sóc sức của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Thứ tư, nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư vào các dự án phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe gắn với việc khai thác và sử dụng tài nguyên suối khoáng nóng ở nước ta như các chính sách về sử dụng đất, đầu tư cơ sở hạ tầng đến các điểm đến có tài nguyên suối khoáng nóng. Đặc biệt, các nhà đầu tư và cộng đồng địa phương cần được khuyến khích tham gia vào các dự án phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe gắn với việc khai thác tài nguyên suối khoáng nóng tại địa phương mình, tạo sinh kế và phát triển bền vững tại cộng đồng. Thứ năm, xây dựng các cơ sở dữ liệu về du lịch chăm sóc sức khỏe gắn với suối khoáng nóng ở nước ta đồng thời tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe gắn với suối khoáng nóng, chú trọng việc liên kết giữa các nhà cung ứng sản phẩm dịch vụ chăm sóc sức khỏe này để tạo ra nhiều trải Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 135