Đề tài Phát triển mô hình du lịch sinh tồn tiềm năng và giải pháp

Nghiên cứu dưới đây nhằm góp phần tạo ra một sản phẩm du lịch mới (du lịch sinh tồn) với mục
đích làm đa dạng hóa loại hình du lịch tại Việt Nam. Đề tài này giúp hiểu thêm về cái nhìn về loại
hình du lịch sinh tồn chưa từng xuất hiện tại Việt Nam thông qua 200 bảng hỏi được khảo sát thực
tế từ khách du lịch, qua đó nhóm tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du
lịch sinh tồn này tại Việt Nam.
Từ khóa: Du lịch sinh tồn, du lịch Việt Nam, đa dạng hóa loại hình du lịch tại Việt Nam, giải pháp
phát triển loại hình du lịch, sinh tồn trong thiên nhiên. 
pdf 7 trang xuanthi 05/01/2023 760
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phát triển mô hình du lịch sinh tồn tiềm năng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_phat_trien_mo_hinh_du_lich_sinh_ton_tiem_nang_va_giai.pdf

Nội dung text: Đề tài Phát triển mô hình du lịch sinh tồn tiềm năng và giải pháp

  1. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm về sinh tồn Ngày nay, theo tổ chức du lịch thế giới (WTO), khái niệm du lịch được mở rộng thêm rất nhiều: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm”. Theo liên hiệp Quốc tế của các tổ chức du lịch chính thức (International Union of Official Travel Oragnization – IUOTO)): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”. Trong khoản 1 điều 3 theo Luật Du lịch đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Có thể hiểu du lịch là những hoạt động di chuyển ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của bản thân trong khoản thời gian phù hợp với luật pháp nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu được nghỉ ngơi, thư giãn, khám phá tài nguyên du lịch và nó có thể được kết hợp với những yếu tố khác. 2.2 Khái niệm về kỹ năng sinh tồn Sinh tồn trong giới tự nhiên: Theo nhận định của Charles Darwin (1859): “Sau nhiều năm quan sát kỹ lưỡng sự sống các động vật, thực vật tôi đã thấu hiểu thế nào là quy luật đấu tranh sinh tồn ngự trị ở khắp mọi nơi. Do đó tôi nhận định rằng, các chủng loại sẽ tồn tại nếu gặp điều kiện thuận lợi, và nếu gặp nghịch cảnh sẽ có thể bị tuyệt chủng, và chính yếu tố hoàn cảnh đã khiến phát sinh ra những chủng loại mới”. Chính nhận định đó đã đưa Darwin khám phá ra quy luật “đào thải tự nhiên”, quy luật “đấu tranh sinh tồn”, “khôn sống mống chết”, nền tảng lý thuyết của cuốn Nguồn gốc các chủng loại. Sinh tồn là bản năng tự nhiên của giới sinh vật ở bất kể loài nào, tuy nhiên đối với con người là loài bậc cao và với việc xã hội loài người ngày càng phát triển nên việc mất dần khả năng sinh sống ngoài thiên nhiên là điều đã và đang xảy ra, điều đó có thể dẫn đến việc mất dần bản năng sinh tồn của con người. Một khi họ bị lạc trong rừng hay điều kiện chu cấp nhu vật phẩm thiết yếu, họ sẽ đối mặt với cái chết. Nhu cầu sinh tồn: Đối với các loài sinh vật kể cả loài người, những nhu cầu thiết yếu là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự sống. Theo thuyết nhu cầu của Maslow (1943) có đề ra năm mức nhu cầu từ thấp đến cao và được chia thành hai nhóm chính gồm: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu nâng cao (meta needs). Tuy nhiên quan điểm này khẳng định rằng khi những nhu cầu cơ bản được đáp ứng đầy đủ theo mong muốn của con người thì mới được chuyển đến những nhu cầu cao hơn. Có nghĩa là họ 1763
  2. Được đầu tư xây dựng trên nguyên tắc bảo tồn và phát triển, khu du lịch sinh thái Bản Rõm đã trở thành điểm đến thú vị dành cho những hoạt động ngoại khóa, dã ngoại của học sinh nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội cùng các tỉnh thành lân cận. Chuyên đào tạo nhiều kỹ năng với chủ đề “Trải nghiệm sinh tồn trong rừng sâu”, giúp các em khám phá, thám hiểm nhiều khu rừng nguyên sinh. Ngoài ra, nơi đây còn dạy cho các em những kỹ năng cơ bản nhất để tồn tại trong điều kiện thiếu thốn và nguy hiểm của rừng sâu như: dựng trại trú ẩn, săn bắn tìm thức ăn, lọc nước sạch Cách nhóm lửa sưởi ấm, ngụy trang tránh thú dữ, kỹ năng leo núi, sơ cứu vết thương khi gặp nạn, làm cáng cứu thương Qua đó ta có thể thấy không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam những chương trình mang tính chất trải nghiệm sinh tồn đang dần có mặt và ngày càng phát triển. 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong bài là phương pháp thống kê mô tả mẫu. Số liệu được thu thập từ các phiếu khảo sát được đánh giá trực tiếp từ khách du lịch.Tác giả tiến hành khảo sát 250 bảng hỏi với nhiều đối tượng có giới tính, độ tuổi, trình độ khác nhau nhưng cùng chung mục đích khảo sát và đánh giá tín khả thi về việc phát triển loại hình du lịch sinh tồn đến với du khách tại Việt Nam. Tác giả đã thu về được 200 phiếu hợp lệ và tiến hành phân tích, xử lý số liệu trong 34 biến quan sát dựa trên 22 câu hỏi hợp lệ đó. Bảng hỏi còn sử dụng thang do Likert 5 mức độ để khảo sát các nhìn nhận của du khách về việc tiếp nhận một loại hình du lịch mới (du lịch sinh tồn). Phần dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ thông tin của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Công thương, báo Nhân Dân, 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả Dữ liệu phân tích dựa vào số liệu thu thập được từ 200 bảng câu hỏi khảo sát hợp lệ. Kết quả nghiên cứu được mô tả sau đây: Bảng 1: Thống kê mô tả Độ tuổi Nghề nghiệp Tần số Phần tră (%) Tần số Phần tră (%) Từ 18 đến 25 137 68.5 Học sinh, sinh viên 110 55 Từ 25 đến 35 32 16 Nhân viên văn phòng 47 23.5 Trên 35 31 15.5 Công nhân viên chức 33 16.5 Tổng 200 100 Kinh doanh 10 5 Giới tính Tổng 200 100 Tần số Phần tră Nam 70 35 Nữ 130 65 Tổng 200 100 1765
  3. Ngoài việc thuê cố vấn là các chuyên gia nước ngoài cũng như các hướng đạo sinh và các sĩ quan quân đội thì yêu cầu cho việc phát triển lâu dài là không ngừng thu hút nhân lực, mở các lớp đào tạo huấn luyện viên trẻ có thể là người dân địa phương hoặc các bạn có đam mê với loại hình du lịch trải nghiệm sinh tồn. Qua đó sẽ góp phần nâng cao sự đảm bảo an toàn đến với khách du lịch khi họ tham gia chương trình du lịch sinh tồn. Bên cạnh đó, sự tham gia của cộng đồng địa phương là rất cần thiết cho ngành du lịch. Người dân địa phương với nền văn hóa bản địa, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với một điểm du lịch, đồng thời cũng hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu sống của người dân địa phương, bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hóa của họ và sự tham gia của cộng đồng địa phương cũng làm phong phú thêm các loại hình và sản phẩm du lịch. Về môi trường: Là một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học lớn nhất thế giới nên việc quản lý một cách bền vững các khu vực được ưu tiên bảo tồn và tăng cường tài chính để bảo tồn đa dạng sinh học là rất cần thiết cho tương lai của nền kinh tế. Với loại hình du lịch này, việc thiết kế một bản nội quy về việc bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết. Khi tham gia vào chương trình khách hàng phải thực hiện đúng với bảng nội quy ấy góp phần nâng cao ý thức của khách du lịch. Bênh cạnh đó việc áp dụng những chủ đề bảo vệ môi trường sẽ làm tăng sức hấp dẫn cho chương trình và giúp cho môi trường được duy trì một cách bền vững để những loại hình du lịch mang tính chất sinh tồn được du khách chú ý và tham gia nhiều hơn nữa. 5 KẾT LUẬN Việc phát triển loại hình du lịch mới này nhằm đa dạng hóa loại hình du lịch tại Việt Nam. Tuy nhiên rất từ nghiên cứu thực tế, vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức để phát triển loại hình du lịch này. Nếu đảm bảo được những rủ ro trong quá trình thực hiện thì loại hình du lịch sinh tồn này dự kiến sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành du lịch Việt Nam. Hy vọng với những nỗ lực không ngừng trong việc phát triển loại hình này sẽ không ngừng tăng cao, ổn định, đóng góp tích tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và ngành Du lịch nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Minh Tuấn, Tống thị Thu Hòa, Đào Thị Thương, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Kiều Hoa (2019) ,“Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Việt Nam”, Tạp chí Bảo vệ Rừng và Môi trường - Cơ quan ngôn luận Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam, nam/?fbclid=IwAR3My6xjbOq98M9NP51pLhzufE0JnsfsTV0tkdXIBERT4DpMdbe-8hHOu3Q [2] Lê Dung (2020), “Bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của du lịch”, Tổng cục du lịch, [3] Abraham Maslow (1943), A Theory of Human Motivation. PSYCHOLOGICAL REVIEW 50: 96- 370. 1767