Đề tài Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh An Giang theo hướng liên kết trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0
Hiện nay, cuộc cách mạng 4.0 đã tác động sâu rộng đến ngành du lịch (DL), đặt ra các yêu cầu quan trọng đối với
nhiều khía cạnh, trong đó có nguồn nhân lực DL. Trong bối cảnh mới, sự liên kết trong phát triển nguồn nhân lực DL là một xu
hướng quan trọng nhằm tạo ra lực lượng lao động có tính cạnh tranh, đồng thời giảm chi phí đào tạo và các sản phẩm trùng lặp.
Thực trạng phát triển DL ở tỉnh An Giang cho thấy, trong bối cảnh lao động ngành DL tỉnh còn có sự hạn chế chất lượng và trình
độ, việc liên kết phát triển nhân lực DL theo hướng liên kết là một định hướng quan trọng nhằm nâng tính hiệu quả trong đào tạo
nguồn nhân lực, đồng thời góp phần tạo ra các điều kiện cần thiết cho liên kết trên toàn vùng. Dựa trên mô hình SWOT, bài viết đề
xuất một số giải pháp liên kết trong phát triển chất lượng nguồn nhân lực DL An Giang theo hướng liên kết.
nhiều khía cạnh, trong đó có nguồn nhân lực DL. Trong bối cảnh mới, sự liên kết trong phát triển nguồn nhân lực DL là một xu
hướng quan trọng nhằm tạo ra lực lượng lao động có tính cạnh tranh, đồng thời giảm chi phí đào tạo và các sản phẩm trùng lặp.
Thực trạng phát triển DL ở tỉnh An Giang cho thấy, trong bối cảnh lao động ngành DL tỉnh còn có sự hạn chế chất lượng và trình
độ, việc liên kết phát triển nhân lực DL theo hướng liên kết là một định hướng quan trọng nhằm nâng tính hiệu quả trong đào tạo
nguồn nhân lực, đồng thời góp phần tạo ra các điều kiện cần thiết cho liên kết trên toàn vùng. Dựa trên mô hình SWOT, bài viết đề
xuất một số giải pháp liên kết trong phát triển chất lượng nguồn nhân lực DL An Giang theo hướng liên kết.
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh An Giang theo hướng liên kết trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tai_phat_trien_nguon_nhan_luc_du_lich_tinh_an_giang_theo.pdf
Nội dung text: Đề tài Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh An Giang theo hướng liên kết trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0
- 146 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH AN GIANG Như vậy, phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực. 2. Nguồn nhân lực DL Giống như nhiều lĩnh vực khác, đối với ngành DL, nguồn nhân lực được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao và hoàn thiện các sản phẩm DL cũng như dịch vụ DL. Đây cũng được coi là một trong những yếu tố then chốt làm tăng khả năng cạnh tranh và sự sống còn trên thị trường DL cho từng doanh nghiệp, địa phương, rộng hơn là ngành DL của cả quốc gia. Nhân lực ngành DL bao gồm toàn bộ các nhân lực trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách DL. Trong đó nhân lực trực tiếp là những người trực tiếp phục vụ khách DL tại khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, cửa hàng phục vụ khách DL, cơ quan quản lý DL, Lao động gián tiếp là những lao động không trực tiếp phục vụ khách DL nhưng thực hiện các công việc mang tính quản lý, hỗ trợ cho các lao động trực tiếp. Ví dụ như quản lý về DL tại các cơ quan của Chính phủ, quản lý, hành chính tại công ty lữ hành, khách sạn, Nhân lực ngành DL có một số đặc điểm chung như sau: - Nhân lực ngành DL có tính chuyên môn hoá cao. - Tỷ lệ lao động trẻ, lao động nữ, lao động thời vụ trong ngành DL cao hơn các ngành khác. - Thời gian làm việc của nhân lực ngành DL phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng. - Trong kinh doanh DL, phần lớn nhân lực tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và họ tham gia thực hiện các công việc nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 3. Cách mạng 4.0 và yêu cầu liên kết trong phát triển nguồn nhân lực DL Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) là nền tảng để nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức, nền kinh tế số; làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Cuộc CMCN 4.0 diễn ra với tốc độ cao thể hiện ở những bước đột phá chưa từng có trong lịch sử. Phạm vi lan rộng toàn cầu và ảnh hưởng trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, mọi sinh hoạt văn hóa xã hội. “Phạm vi ảnh hưởng của cuộc cách mạng này rất rộng, từ việc thay đổi cách thức giao tiếp, quản lý của chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, thay đổi cách thức tương tác giữa các doanh nghiệp và cuối cùng là thay đổi cách thức sinh hoạt của người dân”. CMCN 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động. Trong cuộc cách mạng này, thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Cuộc cách mạng công nghệ số đã và đang tác động mạnh mẽ đối với các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có DL. Xu thế công nghệ sẽ làm thay đổi các phương thức quản lý, kinh doanh và tiêu dùng DL. Vì thế, phát triển nguồn nhân lực DL trong bối cảnh cách mạng công nghệ số là yêu cấp thiết đối với DL. Việc phát triển nhân lực trong bối cảnh 4.0 đặt ra những yêu cầu khác biệt. Bên cạnh việc đáp ứng số lượng cho nhu cầu phát triển, chất lượng nguồn nhân lực cũng cần được nâng cao không chỉ về kĩ năng, thái độ mà còn ở khả năng tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ để áp dụng trong quy trình hoạt động. Mặt khác, cuộc cách mạng 4.0 cũng đem đến cơ hội mà các quốc gia có thể tận dụng liên kết với nhau trong đào tạo nhân lực cho địa phương và ngành. B. Thực trạng nguồn nhân lực DL theo hướng liên kết trong bối cảnh 4.0 của tỉnh An Giang 1. Khái quát nguồn nhân lực DL tỉnh An Giang Trong xu thế phát triển của ngành DL, nguồn nhân lực có sự gia tăng về cả số lượng và chất lượng, nhất là lao động trực tiếp. Năm 2018, lao động trực tiếp trong lĩnh vực DL đạt 2263 người (Bảng 1), tăng 2,9 lần so với năm 2001. Tương quan giữa lao động qua đào tạo và chưa đào tạo có sự thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng lao động được đào tạo, giảm tỉ trọng lao động chưa qua đào tạo. Số liệu ở Bảng 1 cho thấy, tỉ trọng số lượng lao động trực tiếp trong ngành DL chưa qua đào tạo có xu hướng giảm (từ 61,8 % năm 2001 xuống 13,3 % năm 2018) trong khi tỉ trọng số lượng lao động qua đào tạo tăng nhanh (39,2 % năm 2001 lên 86,7 % năm 2018). Trình độ lao động trực tiếp ngành DL đã qua đào tạo cũng có xu hướng thay đổi theo hướng tăng đáng kể lực lượng đào tạo nghiệp vụ DL (từ 119 người năm 2001 lên 880 người năm 2018, chiếm 38,9 % tổng lực lượng lao động trực tiếp). Sự thay đổi trên là kết quả của việc đẩy mạnh công tác đào tạo nghiệp vụ DL. Năm 2018, Sở VHTTDL đã phối hợp với các trường đào tạo nghiệp vụ DL ở TP Hồ Chí Minh tổ chức 51 lớp đào tạo nghiệp vụ, tập trung về các kĩ năng quản lí nhà hàng, khách sạn, văn hóa giao tiếp, bảo vệ môi trường (Bảng 2). Bên cạnh đó, Sở cũng đã phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường tổ chức các lớp tập huấn về môi trường DL cho 467 người dân và doanh nghiệp đang kinh doanh tại các điểm, khu DL trên địa bàn của tỉnh.
- 148 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH AN GIANG Kết quả khảo sát cho thấy 33 % khách DL đánh giá nhân viên có thái độ và kĩ năng phục vụ “trung bình” đến “rất không thân thiện và chuyên nghiệp”, trong đó 3,3 % khách cho rằng nhân viên “rất không thân thiện và chuyên nghiệp”. Giá trị trung bình (mean) của nhóm yếu tố Nhân lực chỉ đạt 3,25, đứng nhóm giữa trong bảng giá trị so sánh các nhân tố khác. Điều này cho thấy những hạn chế về kĩ năng, thái độ của đội ngũ nhân viên ở các điểm, khu DL. Bên cạnh đó, ngành DL còn thiếu cán bộ quản lí chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và được đào tạo cho các khách sạn nhỏ [7]. Trừ ở các khách sạn hàng đầu, nhìn chung ban quản lí thiếu trình độ kĩ năng thiết yếu, kể cả lập kế hoạch giám sát, kinh doanh và marketing, quản lí doanh thu, quản lí nguồn nhân lực, kế toán, quản lí trang web (dẫn theo Võ Văn Sen và cộng sự)[8]. Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực lữ hành còn mang tính tự phát. Nguồn lao động DL ít có xu hướng gắn bó lâu dài, do đa số khách sạn và công ty lữ hành tại An Giang không có chương trình thăng tiến nghề nghiệp cho nhân viên. Vì những lí do này, nhân viên có xu hướng nhìn nhận doanh nghiệp không phải là con đường nghề nghiệp lâu dài của mình (Võ Văn Sen và cộng sự, 2018)[8]. Đáp ứng số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DL là một yêu cầu thực tiễn quan trọng trong chiến lược PTDL của tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh toàn lân cận có tỉ lệ lao động được đào tạo còn thấp. b) Cơ sở đào tạo và công tác đào tạo nhân lực Nhận thức tầm quan trọng, tỉnhđã tổ chức đào tạo nghề theo quy định của ngành chủ yếu tập trung vào 13 kỹ năng nghề DL Việt Nam (VTOS). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 cơ sở đào tạo nhân lực là Trường Đại học An Giang và Trường Cao đẳng nghề An Giang. Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và DL An Giang đã phối hợp với các trường đào tạo về nghiệp vụ DL ở TP. Hồ Chí Minh như: Trường cao đẳng DL Sài Gòn, Trường Nhân lực Quốc tế TP. Hồ Chí Minh và các trường có chức năng đào tạo dạy nghề trong và ngoài tỉnh (Cao đẳng nghề An Giang ) tổ chức 54 lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ DL cho 2.093 học viên (mở rộng cho các học viên ở các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Phú Quốc, TP. Hồ Chí Minh, Thốt Nốt ) với các lớp thuyết minh viên tại điểm, nghiệp vụ DL cộng đồng, quản lý khách sạn - nhà hàng, nghiệp vụ phục vụ bàn, nghiệp vụ phục vụ buồng, nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ bếp, văn minh thương mại-DL, văn hóa DL, quản lý DL, lễ tân ngoại giao, lễ tân hải quan, tập huấn bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh DL, và tổ chức 15 cuộc hội thảo về DL. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực DL của tỉnh hiện nay chỉ tập trung vào hoạt động đào tạo với quy mô nhỏ lẻ, đáp ứng một phần nhu cầu lao động của ngành, chưa có định hướng mục tiêu đào tạo rõ ràng và lộ trình cụ thể Từ đó, dẫn đến số lượng nhân lực còn ít, cơ cấu chưa đồng bộ và năng lực thực tiễn chưa tương xứng với bằng cấp. Mặt khác, ngành chủ yếu triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực DL thông qua hình thức xã hội hóa và đào tạo theo nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp. Theo ESRT, đa số các doanh nghiệp đã nhận thức tốt được vai trò công tác đào tạo tại chỗ, tuy nhiên mức ngân sách cho đào tạo còn hạn hẹp, thiếu giảng viên có kinh nghiệm và khả năng truyền đạt tốt, hiệu quả việc nâng cao tay nghề cho lao động đang làm việc còn thấp. Chưa có sự phối hợp tốt giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc cung cấp lao động có tay nghề và nâng cao tay nghề cho lao động có sẵn. Vai trò hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước về DL trong công tác đào tạo chưa nhiều. 3. Đánh giá về liên kết nguồn nhân lực DL giữa An Giang và vùng ĐBSCL Nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển ngành DL bởi yếu tố dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất lượng nhân lực. Trong bối cảnh nguồn nhân lực DL ở An Giang đang thiếu về số lượng và chất lượng nhân lực chưa đáp ứng được của thị trường hiện có, việc liên kết đào tạo nhân lực trong ngành là một hướng phù hợp và bước đầu được quan tâm Cụ thể, trong đào tạo nhân lực cho tỉnh, An Giang đã kí kết biên bản hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực với Kiên Giang và Cần Thơ. Bên cạnh đó, liên kết trong đào tạo nhân lực đã nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức, ban ngành. Cụ thể, các địa phương đã được hỗ trợ của Dự án số DCI-ASIE/2010/21662 Chương trình phát triển năng lực DL có trách nhiệm do EU tài trợ năm 2015. Trên cơ sở đánh giá thực trạng nguồn nhân lực DL của 3 địa phương, Đề án đã tổ chức đào tạo nhân lực chất lượng cho cả ba tỉnh thành và bước đầu hỗ trợ khả năng liên kết về một số phương diện trong phát triển DL Việc liên kết đào tạo nhân lực giữa An Giang và các địa phương lân cận tập trung vào các phương diện sau: * Hình thức đào tạo Tập trung nhiều cơ sở đào tạo nhân lực DL với nhiều loại hình và trình độ đào tạo. Tuy nhiên, việc liên kết đào tạo nhân lực chủ yếu mới chỉ dừng lại ở một số lĩnh vực và hình thức hạn chế, tập trung chủ yếu giữa các trường Đại học và cao đẳng. Cùng với quá trình liên kết đào tạo tại các cơ sở, việc liên kết được thực hiện thông qua một số hình thức như sau: - Cử cán bộ nhân viên đi tham gia học tập và trao đổi kinh nghiệm; - Mời các chuyên gia đào tạo đội ngũ cán bộ; - Tổ chức các hội thảo khoa học liên quan đến nhân lực DL. Thực tế cho thấy, việc tham quan học hỏi về mô hình liên kết bước đầu đã tạo ra những tác động tích cực đối với việc liên kết đào tạo nhân lực DL giữa An Giang với các địa phương phụ cận. Tuy nhiên, nhìn chung, việc liên kết đào tạo nhân lực giữa An Giang với các địa phương phụ cận còn chưa hiệu quả và đi vào chiều sâu.
- 150 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH AN GIANG Bảng 5. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc liên kết đào tạo DL tỉnh An Giang bối cảnh liên kết SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) S1: Nguồn nhân lực dồi dào W1: Số lượng nhân lực có S2: Chất lượng nhân lực ngày càng trình độ cao tuy tăng song được nâng cao. còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu về số lượng. S3: Chính sách khuyến khích phát W2: Chất lượng nhân lực triển nhân lực DL được chú trọng. còn thấp so với mặt bằng chung của vùng và cả nước. W3: Chính sách phát triển DL còn mang nặng yếu tố quy hoạch, thiếu tính thực S4: Công tác đào tạo nghiệp vụ DL tiễn. được đẩy mạnh. W4: Công tác đào tạo nghiệp vụ chưa linh hoạt, chưa theo kịp nhu cầu xã hội. Chiến lược O + S Chiến lược O + W Cơ hội O1: Thuận lợi trong việc O1 + S1 + S2 +S3: Tiếp tục phát huy O1 + W1 + W2: Tập trung (O) liên kết hợp tác đào tạo các thế mạnh công tác đào tạo nhân liên kết đào tạo nguồn DL nhân lực do có sự thuận lợi lực của tỉnh và tăng cường liên kết chất lượng cao, có nghiệp về vị trí và tương đồng về đào tạo nhân lực với các tỉnh lân cận. vụ. văn hóa. O2 + O3 + S4: Đẩy nhanh việc thành W2 + O2 + O3: Dựa vào O2: Nhận được sự hỗ trợ lập trung tâm điều hành về đào tạo sự hỗ trợ của ban điều hành, về đào tạo nhân lực của nhân lực cho vùng, thu hút các tỉnh Chính phủ và đầu tư nước trung tâm điều hành liên thành tham gia. ngoài, đẩy mạnh chất kết vùng là Ban chỉ đạo lượng nhân lực Tây Nam Bộ. O4 + S3 + S4: Áp dụng các phương thức đào tạo mới phù hợp với thực W4 + O3 + O4: Đa dạng tiễn của tỉnh và vùng, phối hợp liên hóa loại hình đào tạo, tiếp kết các cơ sở đào tạo và doanh cận với các phương thức O3: Nhận được sự đồng nghiệp DL để tạo ra nhân lực đáp tiên tiến, nâng cao chất thuận của các tỉnh với mục ứng các yêu cầu mới. lượng lao động dựa trên tiêu chung về nâng cao việc liên kết, hợp tác với chất lượng nhân lực DL. các tỉnh, vùng lân cận và cả O4: Tiếp cận với các thị trường ngoài nước. phương thức đào tạo nguồn nhân lực đa dạng và liên ngành, liên vùng. Chiến lược T + S Chiến lược T + W Thách T1: Khó khăn về công tác T1 +T2 + S1 + S2: Dự báo và xây T1 + T2 + T4 + S4: Thành thức (T) quản lí đào tạo do quy mô dựng các phương án, kịch bản cho lập các trung tâm đào tạo liên kết lớn trên nhiều tỉnh việc đào tạo đáp ứng cả nhu cầu số vùng, đẩy mạnh liên kết thành. lượng và chất lượng nhân lực trong vùng theo hướng tập trung T2: Áp lực số lượng du xu thế mới. đào tạo nhân lực chuyên khách có xu hướng tăng T3 + T4 + S4: Xác định nhu cầu về sâu, nghiệp vụ. nhanh trong bối cảnh mới số lượng của các tỉnh, thành lập T4 + W1 + W2 + W3: T3: Sự cạnh tranh của các trung tâm điều hành nhân lực chung Trong quy hoạch và quản lí, tỉnh thành trong đào tạo nhằm phân phối hợp lí nhân lực của đưa các nội dung nhân lực nhân lực. tỉnh và vùng. như những nhiệm vụ trọng T4: Thiếu một trung tâm điểm cần ưu tiên thực hiện. điều hành về đào tạo nhân lực chung cho cả vùng và tỉnh. C. Một số giải pháp phát triển nhân lực DL tỉnh An Giang theo hướng liên kết trong bối cảnh 4.0 - Một cách tổng quát, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực có trình độ nghiệp vụ thông qua việc chú trọng mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo các lớp nghiệp vụ du lịch. Mặt khác, việc tiếp cận và xây dựng các chương trình đào tạo
- 152 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH AN GIANG DEVELOPING TOURISM HUMAN RESOURCES IN AN GIANG PROVINCE WITHIN THE CONTEXT OF THE REVOLUTION 4.0 Nguyen Phu Thang, Phan Le Hong Van ABSTRACT: Curently, the revolution 4.0 has been deeply effecting on tourism, requesting of importants needs for tourism labours. In this period, Integration in Tourism Human Resources Development (ITHRD) is an inevitable trend in order to create unique tourism workforces with high competitiveness, as well as reduce disadvantages including high training fees and duplicated products However, given the current situation that there is a shortage of quality among the Province’s tourism human resources, there must be appropriate action plans for tourism workforces to increase the competitiveness and efficiency, thus creating favourable conditions for regional integration in tourism among An Giang Province and the nearby provinces in the Mekong Delta. Based on the SWOT analysis of the ITHRD in An Giang Province, the article provides suggestions of ITHRD within the context of integration.