Đề tài Sự ảnh hưởng của đạo cao đài đối với đời sống của người dân Nam Bộ

Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 10 tôn giáo được nhà nước công nhận trong đó có đạo Cao Đài.
Trong đó, Đạo Cao Đài có vai trò không nhỏ đối với cuộc sống người dân Việt Nam nói chung và
người dân Tây Nam bộ nói riêng. Sự xuất hiện của đao Cao Đài đã góp phần đáp ứng nhu cầu tinh
thần của người dân Nam bộ với văn hoá tin vào Trời và Thần Thánh Tiên Phật. Một nền tôn giáo
được mở tại miền nam Việt Nam và được người dân dần xem là quốc đạo. Với chủ trương “tam
giáo quy nguyên, ngũ chi phục nhất” đã thuyết phục được một lượng lớn người dân Việt Nam và
người dân Nam Bộ nói riêng 
pdf 4 trang xuanthi 05/01/2023 900
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sự ảnh hưởng của đạo cao đài đối với đời sống của người dân Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_su_anh_huong_cua_dao_cao_dai_doi_voi_doi_song_cua_ngu.pdf

Nội dung text: Đề tài Sự ảnh hưởng của đạo cao đài đối với đời sống của người dân Nam Bộ

  1. trong cuộc sống hữu hình nơi trần thế, đồng thời tôn giáo quy định những luật lệ, nghi thức mang tính thiêng liêng để con người thực hành, tuân theo. 2.1.2 Khái quát về đạo Cao Đài Đạo Cao Đài tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là một nền đạo lớn mở ra kỳ thứ ba để cứu giúp con người nơi cỏi trần thoát khỏi cảnh khổ luân hồi mà trở về cõi thiêng liêng hằng sống. Theo quan niệm của người theo đạo Cao Đài, gọi là Đại Đạo, Đạo lớn, bởi vì nền đạo này có quy mô lớn, được Thượng Đế khai mở và làm giáo chủ, với tôn chỉ: Quy nguyên tam giáo, phục nhất ngũ chi. Đạo Cao Đài kế thừa tinh hoa của các tôn giáo đã có từ trước đến nay do các đấng: Thần- Thánh-Tiên-Phật mở ra, thống nhất hợp lại thành một mối, dưới sự chưởng quản của Thượng Đế. 2.2 Nguồn gốc hình thành và sự phát triển nội sinh của đạo Cao Đài 2.2.1 Nguồn gốc và điều kiện hình thành đạo Cao Đài tại Việt Nam Đầu thế kỷ XX, chính quyền thực dân Pháp và triều đình phong kiến nhà Nguyễn tăng cường áp bức bóc lột, vơ vét tài nguyên, đàn áp nhân dân để phục vụ lợi ích của chúng. Cuộc sống của nhân dân lao động, đặc biệt là người nông dân Nam bộ bị bần cùng hoá, phải đi làm thuê, làm mướn. Các cuộc đấu tranh của nhân dân đều thất bại. Bất lực trong cuộc sống, khủng hoảng về tư tưởng, đồng thời các tôn giáo và đạo lý đương thời bị suy thoái đây là tiền đề và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của đạo Cao đài. Phong trào Thông linh học của phương Tây phát triển nhanh tại Nam Bộ, tạo thành phong trào cầu cơ, chấp bút gọi tắt là “cơ bút”. Trong các đàn cơ này, có hai nhóm chính hình thành đạo Cao đài. Nhóm thứ nhất do ông Ngô Minh Chiêu cầu cơ tại các đền, chùa thuộc các nhóm Ngũ chi Minh đạo. Nhóm thứ hai gồm ba ông: Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc tổ chức xây bàn cầu cơ nhằm mục đích giải trí. Đến ngày 12/2/1926, trong một bài cơ Đức Thượng đế đã phán dạy hai nhóm cơ bút thống nhất hình thành đạo Cao đài. Ông Ngô Minh Chiêu được Thiên phong phẩm vị Giáo tông đầu tiên của đạo Cao Đài. Ngày 7/10/1926, 28 người đại diện cho 247 tín đồ đã thống nhất ký tên vào Tờ khai đạo gửi chính quyền Pháp. Giữa tháng 11/1926, những chức sắc Thiên phong đầu tiên của đạo Cao đài tổ chức lễ khai đạo tại chùa Gò Kén, Tây Ninh, chính thức cho ra mắt Đại đạo Tam kỳ Phổ độ, gọi tắt là đạo Cao Đài. Tôn chủ của đạo Cao Đài là “tam giáo quy nguyên ngũ chi phục nhất” lấy sự thương yêu làm nền tảng, lấy nhân nghĩa làm phương châm hành đạo, lấy việc phụng sự chúng sinh làm hành động, lấy sự cứu rỗi các chơn linh làm cứu cánh, phấn đấu xây dựng một xã hội đạo đức, an lạc bằng tinh thần thương yêu đồng đạo. Giáo lý của đạo Cao Đài đề cao tính thiêng liêng, sự huyền diệu của cơ bút. Luật lệ của đạo Cao Đài thực hiện theo Tân luật, Pháp Chánh truyền. Lễ nghi của đạo Cao Đài khá cầu kì thể hiện tinh thần Tam giáo đồng nguyên. Đạo Cao Đài thờ Thiên nhãn, có nghĩa là “mắt trời”, biểu tượng Đức Chí Tôn của đạo Cao Đài. Cơ sở thờ tự có Toà thánh ở Trung ương giáo hội và thánh thất (thánh tịnh, điện thờ Phật Mẫu) ở Họ đạo cơ sở. 1748
  2. Về tinh thần: – Tín đồ Cao Đài ngoài việc thực hành công quả thì việc dâng sự yêu thương vào giờ cúng tứ thời hằng nhật. Cúng thời không chỉ là bổn phận của người tín đồ đạo mà còn là phương tiện để giúp người tín đồ đạo Cao Đài hun đúc thêm đức tin của mình vào Thượng đế. Đạo Cao Đài không đơn giản đóng vai trò là tôn giáo mà còn là món ăn tinh thần cho mỗi người tín đồ đạo Cao Đài. – Bên cạnh đó, đạo Cao Đài còn ảnh hưởng tới các sự kiện của đời người như: Lễ cưới, lễ tang, cúng tuần cữu, lễ đáo tuế (mừng thọ) đều thực hành theo giáo lý của đạo Cao Đài từ người có đạo đến 1 số ít người không đạo, vì họ tin luôn có sự chứng kiến của Thượng đế và các Đấng thiêng liêng. Các nghi tiết của đạo Cao Đài nó phù hợp với nếp sống thuần phong mỹ tục của người dân Việt Nam nói chung mà còn phù hợp với người dân Nam bộ nói. 3 ĐỀ UẤT PHÁT TRIỂN ĐẠ CA ĐÀI ĐỂ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN U LỊCH Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đạo Cao Đài. Triển khai tuyên truyền về văn hoá đạo Cao Đài và những mặt tích cực, sự đóng góp của đạo Cao Đài về các mặt trong đời sống xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hoá của đạo Cao Đài. Tăng cường khuyến khích các công ty du lịch đưa địa điểm tham quan các công trình của đạo Cao Đài vào chương trình du lịch. TÀI LIỆU THA HẢ [1] Nguyễn Long (2015), Đời sống của người tín đồ đạo Cao Đài. [2] Nguyễn Trung Đạo, Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài, Quyển II-Khái niệm về đạo Cao Đài. [3] ìmhiểuvàhọcđạocaođài.google.com 1750