Đề tài Sự hài lòng của cư dân với phát triển du lịch bền vững: Trường hợp huyện long điền, tỉnh bà rịa vũng tàu

Nghiên cứu này tập trung phân tích các khía cạnh của phát triển du lịch bền vững (môi trường, văn hóa - xã hội,
kinh tế, thể chế) ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân tại Huyện Long Điền, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dữ liệu
được thu thập trên 310 cư dân tại địa phương có tham gia vào các hoạt động liên quan đến du lịch bền vững. Mô
hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của bốn khía cạnh trong phát triển du lịch
bền vững đến sự hài lòng của cư dân về mặt thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khía cạnh ảnh hưởng
mạnh nhất đến sự hài lòng của cư dân văn hóa - xã hội theo sau là môi trường, kinh tế và cuối cùng là thể chế.
Bên cạnh đó, với cả bốn khía cạnh của phát triển du lịch bền vững đều ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân tạo
ra một quy trình toàn diện trong việc giám sát các hoạt động du lịch tại địa phương hướng đến phát triển bền
vững. Hướng nghiên cứu tiếp theo là mở rộng các tiêu chi để đo lường sự phát triển du lịch bền vững cũng như
so sánh với các địa phương khác.


 

pdf 18 trang xuanthi 03/01/2023 1200
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sự hài lòng của cư dân với phát triển du lịch bền vững: Trường hợp huyện long điền, tỉnh bà rịa vũng tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_su_hai_long_cua_cu_dan_voi_phat_trien_du_lich_ben_vun.pdf

Nội dung text: Đề tài Sự hài lòng của cư dân với phát triển du lịch bền vững: Trường hợp huyện long điền, tỉnh bà rịa vũng tàu

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 phúc hơn. PTDLBV giúp việc sử dụng tài nguyên môi trường một cách tối ưu để những tài nguyên này trở thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, duy trì những quá trình sinh thái thiết yếu và hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học. Vai trò của thể chế: Để có thể đạt được cả ba mục tiêu này trong PTDLBV đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch cần tôn trọng, có sự hỗ trợ tích cực cho cộng đồng và môi trường địa phương. Bên cạnh đó, vai trò của Chính phủ đặc biệt là chính quyền địa phương của điểm đến được xem là như là một cầu nối quan trọng để giúp các mục tiêu trên của DLBV có thể đạt được, các vai trò này bao gồm: Điều phối các hoạt động ngành: Chính phủ hay chính quyền địa phương của điểm đến được yêu cầu hỗ trợ điều phối doanh nghiệp thuộc khối tư nhân trong các hoạt động chung của họ nhằm giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường đồng thời phát huy tối đã những tác động tích cực. Quản lý tài nguyên: Các vấn đề trong PTBV như nguồn nước, không khí, các di sản tự nhiên, văn hóa và chất lượng cuộc sống vượt ra ngoài trách nhiệm của cá nhân trong khối doanh nghiệp tư nhân và theo lẽ thông thường, việc quản lý tài nguyên tự nhiên thuộc trách nhiệm, sự lãnh đạo của Chính phủ hay chính quyền địa phương của điểm đến trong việc thúc đẩy phát triển du lịch. Đưa ra tiêu chuẩn và xây dựng năng lực: Rất nhiều doanh nghiệp du lịch có hiểu biết hạn chế về những ảnh hưởng rộng rãi từ những hoạt động của họ đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường. Chính phủ hay chính quyền địa phương của điểm đến đóng vai trò chủ yếu trong việc thiết lập những tiêu chuẩn, nâng cao nhận thức và năng lực nhằm tạo ra những thay đổi tích cực theo xu hướng tốt hơn trong thực tế. Thực thi pháp luật: Quy hoạch sử dụng đất, các quy định về lao động và môi trường, việc cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ môi trường, dịch vụ xã hội đều thuộc về trách nhiệm của chính phủ hay chính quyền địa phương của điểm đến và là nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch bền vững. Lãnh đạo và xúc tiến các hoạt động bền vững: Chính phủ hay chính quyền địa phương của điểm đến cần đảm nhận vai trò lãnh đạo trong việc khuyến khích du khách nhận thức rõ hơn về tác động từ những hoạt động của chính họ. Vai trò của cư dân PTDLBV không thể tách rời quyền lợi của cộng đồng dân cư hay rộng hơn là sự tham gia của cộng đồng trong PTDLBV là một điều kiện quan trọng để đảm bảo sự phát triển đó không đi ngược lại với mục tiêu của PTDLBV. Theo Điều 7 của Luật Du lịch năm 2017 đã nêu rõ cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch. Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương. Vai trò của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của du lịch rất quan trọng, cách thức mà cộng đồng cư dân tham gia vào các hoạt động du lịch sẽ có vai trò quyết định tới sự bền vững của quá trình phát triển. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch có nét đặc thù của địa phương, đi đôi với bảo vệ môi trường du lịch là hết sức quan trọng, không những có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách mà còn góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của chính họ trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Đây là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo sự PTDLBV, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo, giảm bớt các tệ nạn xã hội tại địa phương. Đặc biệt trong ngành du lịch, môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và ngược lại, phát triển du lịch cũng có tác động lớn đến môi trường. PTDLBV với sự tham gia và đóng góp của tất cả các bên liên quan: các nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương. Để thu hút được sự tham gia 888
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 tăng cường những hệ thống, những chế độ hỗ trợ đời sống của họ, thừa nhận và tôn trọng các nền văn hóa khác nhau, và tránh được mọi hình thức bóc lột. Kinh tế: cần đảm bảo khả thi, lợi ích kinh tế lâu dài cho tất cả các bên có liên quan được phân phối một cách công bằng, trong đó có việc làm ổn định cơ hội tạo thu nhập và các dịch vụ xã hội cho địa phương, cùng với đó là góp phần xóa đói giảm nghèo. Tạo nên sự thịnh vượng cho tất cả mọi tầng lớp xã hội và đạt được hiệu quả giá trị cho tất cả mọi hoạt động kinh tế. Điều cốt lõi, đó là sức sống và phát triển của các doanh nghiệp và các hoạt động của các doanh nghiệp đó có thể duy trì được lâu dài. Môi trường Văn hóa xã hội Kinh tế Hình 1: Ba khía cạnh của Du lịch bền vững Thể chế DLBV không chỉ là đạt được tính bền vững nó còn đòi hỏi tất cả chúng ta, từ khách du lịch, các nhà quản lý và nhân viên trong nhà hàng, khách sạn, đến các cơ quan quản lý du lịch, cần tham gia tích cực hơn trong việc tạo ra các thay đổi tích cực qua việc ra quyết định và thực hiện chúng để tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực liên quan. Chìa khóa cho sự thành công của DLBV trước hết là trách nhiệm của tất cả các bên liên quan. Mỗi một quyết định mà chúng ta thực hiện hàng ngày có thể có tác động đến con người và môi trường xung quanh. Để thực hiện du lịch có trách nhiệm yêu cầu chúng ta phải được dẫn dắt bởi chính lương tâm, đạo đức và pháp luật trong xã hội chúng ta, để đưa ra các quyết định khi cả nhà cung cấp lẫn người tiêu dùng du lịch sẽ có lợi ích ròng tích cực nhất đối với con người và môi trường xung quanh. Đây có thể xem là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo du lịch được PTBV và được xem là một khía cạnh thứ tư của du lịch bền vững, được gọi là thể chế. Điều này thể hiện rõ trong các nghiên cứu của nước ngoài như Ủy ban Liên hiệp quốc về PTBV (1996a, 1996b); Spangenberg, J. H. (2000) đã nêu rõ PTBV phải đảm bảo cả bốn khía cạnh kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường và thể chế. Lý thuyết về PTBV được đưa ra bởi Spangerberg đã nêu rõ PTBV là duy trì các hệ thống hoạt động trong thời gian dài, để tránh thiệt hại không thể đảo ngược và để lại cho các thế hệ tương lai cách sử dụng di sản của họ với mục đích cung cấp chất lượng cuộc sống mà họ thích. Điều này không chỉ đề cập đến các hệ thống tự nhiên nằm trong nền kinh tế công nghiệp của chúng ta, mà còn về xã hội, kinh tế và đặc biệt đối với các hệ thống của các tổ chức. Nó dựa trên, nhưng không giới hạn ở một mức sống nhất định, bao gồm các giá trị phi tiền tệ như môi trường lành mạnh, cơ hội bình đẳng và sự gắn kết xã hội của xã hội như vậy. Hơn nữa, tiêu chuẩn sống không chỉ là thu nhập tiền tệ, mà còn bao gồm tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ, được mua, quyên góp và tự thực hiện, cá nhân hoặc chung, mà chúng ta tận dụng trong cuộc sống hàng ngày của mình. Ở ba khía cạnh môi trường, kinh tế và văn hóa xã hội đã được đề cập trong các nghiên cứu trước, riêng khía cạnh thể chế được Spangenberg nêu 890
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 thúc đẩy bởi mong muốn của một số thành viên trong cộng đồng nhằm cải thiện kinh tế và xã hội của khu vực mình sinh sống. Cộng đồng địa phương đóng một vai trò quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của ngành du lịch tại địa phương. Cư dân có thể đóng góp cho sự thịnh vượng của cộng đồng địa phương thông qua sự tham gia của họ ở các mức độ khác nhau trong việc lập kế hoạch, phát triển và vận hành các điểm du lịch hay bằng cách mở rộng sự hiếu khách của họ cho khách du lịch để đổi lấy những lợi ích thu được từ du lịch. Mặt khác, cư dân cũng có thể ngăn cản sự phát triển của du lịch bằng cách chống lại nó hoặc thể hiện hành vi thù địch đối với những người ủng hộ và/hoặc khách du lịch. Nhu cầu của du khách phải hài lòng với việc cung cấp các trải nghiệm du lịch chất lượng bởi cộng đồng địa phương sẽ làm tăng mong muốn tương tác giữa cộng đồng địa phương và du khách (Hudman và Hawkins, 1989). Trong việc phát triển và thu hút khách du lịch đến một cộng đồng, mục tiêu là đạt được các kết quả có được sự cân bằng tốt nhất về lợi ích và chi phí cho cả cư dân và hướng dẫn viên du lịch. Lí thuyết trao đổi xã hội đã chỉ ra rằng cư dân càng nhận được nhiều lợi ích từ du lịch thì họ càng mong muốn hỗ trợ và phát triển du lịch, đồng nghĩa với sự hài lòng của họ cũng tăng theo những lợi ích thu được. Lợi ích của cư dân trong phát triển du lịch được thể hiện trên cả bốn khía cạnh: kinh tế, môi trường, văn hóa - xã hội và thể chế (Spangenberg và Valentin, 1999; Valentin và Spangenberg, 2000; Cottrell và ctg, 2013). Môi trường: lợi ích của cộng đồng từ việc bảo vệ môi trường, hạn chế đến mức độ tối thiểu sự ô nhiễm không khí, đất và nước, bảo tồn sự đa dạng sinh học là một yếu tố quan trọng tác động đến mức độ tham gia của họ đối với PTDLBV (Bender và ctg, 2008; Choi và Muray, 2010). Lý thuyết DLBV và PTDLBV xem môi trường như là một trong những khía cạnh quan trọng để phát triển du lịch. Duy trì và bảo tồn môi trường du lịch của điểm đến sẽ giúp ích cho việc phát triển du lịch được bền vững, điều này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tham gia của cộng đồng địa phương (Eshliki và Kaboudi, 2010; Cottrell và ctg, 2013). Từ đây, tác giả đề xuất giả thuyết H1 như sau: H1: Môi trường có tác động tích cực đến sự hài lòng của cư dân trong việc tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững. Văn hóa - xã hội: phát triển du lịch sẽ giúp ích cho cộng đồng địa phương duy trì và bảo tồn được các bản sắc văn hóa - xã hội của cộng đồng địa phương thông qua việc tổ chức nhiều hơn các sự kiện văn hóa - xã hội, tăng chất lượng các dịch vụ công. Mặt khác, nó cũng kéo theo sự gia tăng về tỷ lệ tội phạm, gia tăng khách du lịch cũng kéo theo các tệ nạn xã hội, gia tăng chi phí sinh hoạt của cư dân (Bender và ctg, 2008). Phát triển du lịch giúp cho các cơ sở phục vụ du lịch và số lượng việc làm của cư dân liên quan đến du lịch không ngừng được gia tăng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của họ (Abas và ctg, 2014). Lý thuyết về PTDLBV đã chỉ rõ sự PTDLBV phải đảm bảo sự phát triển về văn hóa xã hội của cộng đồng địa phương. Du lịch gắn với việc bảo tồn và tôn trọng bản sắc văn hóa- xã hội của địa phương, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương sẽ gia tăng mức độ tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch (Abas và ctg, 2014; Bender và ctg, 2008; Cottrell và ctg, 2013; Lê Chí Công và ctg, 2017; Phạm Hồng Long, 2012). Từ đây, tác giả đề xuất giả thuyết H2 như sau: H2: Văn hóa xã hội có tác động tích cực đến sự hài lòng của cư dân trong việc tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững. Kinh tế: lý thuyết trao đổi xã hội đã chỉ ra rằng, cộng đồng địa phương càng phụ thuộc nhiều hơn vào lợi ích kinh tế thì càng tham gia vào phát triển du lịch nhiều hơn (Abas và ctg, 2014; Bender và ctg, 2008; Spangenberg và Valentin, 1999; Valentin và Spangenberg, 2000; Cottrell và ctg, 2013). Cộng đồng địa phương tin rằng, phát triển du lịch sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, mang lại các nguồn lợi kinh tế mới cũng như gia tăng thu nhập cho cư dân địa phương tùy thuộc vào mức độ tham gia của họ (Abas và ctg, 2014; Bender và ctg , 2008; Lê Chí Công và ctg, 2017). Khi lợi ích kinh tế nhận được từ du lịch càng tăng thì mức độ tham gia của cộng đồng địa phương cũng tăng theo (Lê Chí Công và ctg, 2017; Cottrell và ctg, 2013; Phạm Hồng Long, 2012). Từ đây, tác giả đề xuất giả thuyết H3 như sau: 892
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả nghiên cứu 3.1.1. Thống kê mô tả Thông tin cơ bản về mẫu điều tra được thống kê theo các tiêu chí về nhân khẩu học của cư dân tham gia các hoạt động du lịch gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, tình trạng hôn nhân qua bảng sau: Bảng 1: Thống kê mô tả mẫu theo các đặc điểm nhân khẩu học Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 143 46,11 Nữ 167 53,9 Tổng 310 100,0 Tình trạng hôn nhân Độc thân 153 49,4 Đã lập gia đình 157 50,6 Tổng 310 100,0 Tuổi Từ 35 trở xuống 142 45,8 Từ 36 - 55 145 46,8 Trên 55 23 7,4 Tổng 310 100,0 Thu nhập bình quân Dưới 5 triệu 93 30 Từ 5 - 10 triệu 90 29 Từ 10 - 15 triệu 101 32,6 Trên 15 triệu 26 8,4 Tổng 310 100,0 Trình độ học vấn Trung học phổ thông 201 64,8 Cao đẳng/ Đại học 92 29,7 Sau đại học 5 1,6 Khác 12 3,9 Tổng 310 100,0 Kết quả thống kê từ mẫu nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ nữ trong mẫu điều tra là 53,9%; cư dân có tuổi đời trong khoảng 36 - 55 và từ 35 trở xuống chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 46,8% và 45,8%; tỷ lệ cư dân đã lập gia đình là 50,6%; mức thu nhập bình quân gia đình của cư dân đã có nhiều cải thiện khi số lượng cư dân có mức thu nhập dưới 5 triệu chỉ chiếm tỷ lệ là 30%. Trình độ học vấn của cư dân tham gia các hoạt động du lịch vẫn tập trung chủ yếu là Trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 64,8%. 3.1.2. Kiểm định thang đo Kết quả kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha của các biến trong mô hình nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau: 894
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Theche_1 ,845 Theche_2 ,898 Thể chế Theche_3 ,889 Theche_4 ,910 Moitruong_1 ,651 Môi trường Moitruong_2 ,801 Moitruong_3 ,847 Với kết quả này thì hệ số KMO thu được là đạt yêu cầu với giá trị là 0,838, giá trị kiểm định Bartlett's có p_value =0,000 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tổng phương sai trích được của 4 nhân tố là 73,595% và hệ số Eigenvalues của 4 nhân tố đều lớn hơn 1 với giá trị thấp nhất là 1,425. Nhân tố thứ nhất là nhân tố Kinh tế gồm 8 biến quan sát; nhân tố thứ hai là văn hóa - xã hội gồm 7 biến quan sát; nhân tố thứ ba là Thế chế gồm 4 biến quan sát và nhân tố cuối cùng là Môi trường gồm 3 biến quan sát. 3.1.4. Kiểm định thang đo bằng CFA Hình 4: Kết quả phân tích CFA 896
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 5: Kết quả kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố Hệ số Sai lệch Giá trị Mức Giả Ủng hộ/ Mối quan hệ ước lượng chuẩn tới hạn ý nghĩa thuyết Bác bỏ Hài lòng ¬Môi trường ,442 ,039 11,381 H1 Ủng hộ Hài lòng Văn hóa- Xã hội ,570 ,039 14,438 H2 Ủng hộ Hài lòng Kinh tế ,347 ,022 15,689 H3 Ủng hộ Hài lòng Thể chế ,056 ,014 3,985 H4 Ủng hộ Dựa vào kết quả này ta thấy, các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu lý thuyết mà nghiên cứu đề xuất đều phù hợp và có ý nghĩa ở mức 1%. Trong đó, khía cạnh văn hóa - xã hội có ảnh hưởng mạnh nhất đến Sự hài lòng của cư dân, tiếp theo sau là môi trường, kinh tế và cuối cùng là thể chế. Kết quả nghiên cứu này ủng hộ các giả thuyết nghiên cứu về phát triển du lịch theo hướng bền vững phải dựa trên cả bốn khía cạnh kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường và thể chế được đưa ra bởi các nghiên cứu nước ngoài như: Cottrell và ctg (2007, 2008, 2013); Lindberg, K., và Johnson, R. L. (1997); Gursoy, D., và Rutherford, D. G. (2004); Spangenberg (2002) đặc biệt là phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững của Chính phủ Việt Nam (Chương trình nghị sự 21). 3.1.5. Ước lượng mô hình chính thức bằng Bootstrap Bảng 6: Kết quả kiểm định bằng Bootstrap Mối quan hệ Mean SE SE-SE Bias SE-Bias Hài lòng Môi trường ,443 ,077 ,005 ,001 ,008 Hài lòng Văn hóa- Xã hội ,575 ,065 ,005 ,005 ,007 Hài lòng Kinh tế ,344 ,036 ,003 -,003 ,004 Hài lòng Thể chế ,061 ,021 ,001 ,004 ,002 Kết quả ước lượng bằng Bootstrap trong bảng 3.6 trong mô hình trúc tuyến tính SEM cho thấy mối quan hệ giữa bốn khía cạnh của PTDLBV gồm môi trường, văn hóa - xã hội, kinh tế và thể chế với sự hài lòng của cư dân đều có ý nghĩa ở mức p=0.000 3.2. Thảo luận kết quả PTDLBV là một mục tiêu không dễ dàng khi vừa phải dung hòa các lợi ích về yếu tố kinh tế, Môi trường, văn hóa - xã hội, thể chế vừa đảm bảo sự phát triển của du lịch. Chiến lược PTBV của Việt Nam nói chung và PTBV của huyện Long Điền nói riêng vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại bởi mặc dù đã có định hướng nhưng việc thực hiện như thế nào cho hiệu quả vẫn đang là một bài toán khó. Nghiên cứu của tác giả tại huyện Long Điền, một địa phương có đủ điều kiên thuận lợi để PTDLBV là một đóng góp nhỏ trong việc định hướng một hướng đi cụ thể hơn cho huyện để giải quyết bài toán này. Nghiên cứu đã chỉ ra PTDLBV của huyện phải dựa trên cả bốn khía cạnh lợi ích mang lại cho cộng đồng gồm kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường và thể chế. Khi các mặt lợi ích này được đáp ứng thì cộng đồng cư dân địa phương cũng như các ban ngành liên quan sẽ có được một sự đồng thuận cao trong định hướng phát triển du lịch của huyện theo hướng bền vững. Lợi ích của các khía cạnh này tạo ra một môi trường du lịch không chỉ đảm bảo về mặt kinh tế cho cộng đồng mà còn giúp giữ gìn các giá trị văn hóa - xã hội của địa phương cũng như một môi trường du lịch thân thiện với môi trường. Đồng thời, PTDLBV còn giúp cho huyện có cho mình một thể chế phù hợp để thúc đẩy du lịch của huyện tạo ra một hướng đi bền vững, có sự đồng lòng, nhất trí và hỗ trợ tích cực từ các ban ngành của huyện trong việc kết hợp với các 898
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 trường và thể chế là một công cụ hữu ích cho các nhà quản lý của huyện trong việc tạo ra một khuôn khổ tổng thể các tiêu chí PTDLBV và các tiêu chuẩn liên quan. Kết quả này giúp cho các sở ban ngành, địa phương, nhà quản lý cần PTDLBV dựa trên cả bốn khía cạnh lợi ích này vì đây có thể xem như là tập hợp đầy đủ nhất những gì mà PTBV nói chung và PTDLBV nói riêng cần hướng đến. Dựa vào các tiêu chí của PTDLBV này, cơ quan ban ngành, địa phương cần lắng nghe thêm ý kiến từ cộng đồng địa phương để hoàn thiện thêm các tiêu chí cho phù hợp với PTDLBV của huyện. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế gồm: (1) Nghiên cứu mới chỉ tập trung vào cảm nhận về sự hài lòng của cư dân với PTDLBV mà chưa nghiên cứu trên cảm nhận về sự hài lòng của chính quyền các cấp tại địa phương; (2) Do thời gian và ngân sách nghiên cứu của tác chỉ gồm 310 cư dân tại địa phương và mẫu được chọn theo hình thức thuận tiện nên tính đại diện cho tổng thể chưa thật sự cao; (3) Nghiên cứu chỉ mới tập trung tại huyện Long Điền chưa mở rộng ra phạm vi toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017, Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. [2] Quyết định 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 , Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. [3] Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [4] Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2012-2020. [5] Ahn, B. Y., Lee, B., Shafer, C. S. (2002). "Operationalizing sustainability in regional tourism planning: An application of the limits of acceptable change framework". Tourism Management, 23, 1–15. [6] Andriotis, K. (2004). "The perceived impact of tourism development by Cretan residents." Tourism and Hospitality: Planning & Development, 1(2), 123-144. [7] Blau,P.M (1964) . Exchange and Power in Social Life. NewYork: Wiley, P.2. [8] Chen, C.-F., Chen, P. C. (2010). "Resident Attitudes toward Heritage Tourism Development". Tourism Geographies, 12(4), 525-545. [9] Choi, H. C., và Sirakaya, E. (2005). "Measuring residents' attitude toward sustainable tourism: Development of sustainable tourism attitude scale". Journal of Travel Research, 43(4), 380–394. [10] Lê Chí Công và Hồ Huy Tựu (2017), "Ảnh hưởng của nhận thức lợi ích đến thái độ và hành vi của cộng đồng địa phương tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ", Tạp chí phát triển kinh tế, số 9, pp.65. [11] Lê Chí Công, Đoàn Nguyễn Khánh Trân và Nguyễn Văn Ngọc (2016). Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần thái độ đến ý định cộng đồng địa phương tham gia phát triển du lịch bền vững. Tạp chí khoa học Thương mại, 100, 65-72. [12] Cottrell, S. P., Vaske, J. J., Shen, F. (2007). "Modeling resident perceptions of sustainable tourism development: Applications in Holland and China". China Tourism Research, 3(2), 219–234. [13] Cottrell, Jerry J.Vaske, Jennifer M.Roemer (2013), "Resident satisfaction with sustainable tourism: The case of Frankenwald Nature Park, Germany". Tourism Management Perspective, 8(2), 42-48. [14] Cottrell, S. P., Vaske, J. J., Shen, F., Ritter, P. (2007). "Resident perceptions of sustainable tourism in Chongdugou, China". Society and Natural Resources, 20(6), 511–525. [15] Cottrell, S. P., Vaske, J. J. (2006). "A framework for monitoring and modeling sustainable tourism". Electronic Review of Tourism Research, 4(4), 74–84. 900
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 [37] Spangenberg, J. H. (2000). "Sustainable development concepts and indicators". Paper presented at the Aral Sea Workshop, Almaty, Kazakhstan. [38] Spangenberg, J.H. (2002). Environmental space and the prismof sustainability: Frameworks for indicatorsmeasuring sustainable development. Ecological Indicators, 2(3), 295–309. [39] Spangenberg, J.H., Valentin, A. (1999).”Indicators for sustainable communities”. Retrieved from. [40] Tourism, I. C. (1997). "The Berlin declaration on biological diversity and sustainable tourism". Germany. Berlin. [41] Yoon, Y., Gursoy, D., Chen, J. S. (2001). "Validating a tourism development theory with structural equation modeling". Tourism Management, 22(4), 363-372. [42] Yoon, Y., Gursoy, D., Chen, J. S. (2001). "Validating a tourism development theory with structural equation modeling". Tourism Management, 22(4), 363-372. [43] Yuan, W., James, P., Hodgson, K., Hutchinson, S. M., Shi, C. (2003). "Development of sustainability indicators by communities in China: A case study of Chongming County, Shanghai". Journal of Environmental Management, 68(3), 253–261. 902