Đề tài Thực trạng và đề xuất các giải pháp duy trì, phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Thái Bình - Nguyễn Thị Linh

Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch mới, nếu được chú trọng phát triển thì không chỉ tạo ra cho du lịch Thái Bình
những sản phẩm du lịch đa dạng, cải thiện thu nhập cho người dân nông thôn, mà còn như một phương pháp hiệu quả
nhằm duy trì, bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đang phải chịu áp lực của phát triển kinh tế và quá trình
đô thị hóa. Thái Bình nổi tiếng với hàng trăm làng nghề truyền thống với những đặc trưng riêng, tồn tại từ rất lâu, tuy nhiên
nhiều làng nghề đang bị mai một và mất dần đi chỗ đứng của mình, từ việc khảo sát, điều tra và nghiên cứu nắm bắt được
những thực trạng du lịch làng nghề truyền thống của Thái Bình trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, những đề xuất để duy
trì, phát triển du lịch làng nghề truyền thống của tỉnh Thái Bình.
Từ khóa: thực trạng du lịch, du lịch làng nghề truyền thống, giải pháp


 

pdf 8 trang xuanthi 03/01/2023 1500
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Thực trạng và đề xuất các giải pháp duy trì, phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Thái Bình - Nguyễn Thị Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_thuc_trang_va_de_xuat_cac_giai_phap_duy_tri_phat_trie.pdf

Nội dung text: Đề tài Thực trạng và đề xuất các giải pháp duy trì, phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Thái Bình - Nguyễn Thị Linh

  1. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Điều này cho thấy chất lượng du lịch Việt Nam đang dần tốt lên, đi vào chiều sâu thay vì chiều rộng theo đúng định hướng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh”. 1.2. Tính cấp thiết và cấp bách của đề tài Ngày nay đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, họ không chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn có nhu cầu được thỏa mãn về tinh thần, như: vui chơi, giải trí và đặc biệt là đi du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành đang có triển vọng trong giai đoạn này. Hiện nay, du lịch sinh thái đang được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm, nên đây là điều kiện tốt để ngành du lịch Việt Nam khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có của mình. Ngoài những thắng cảnh tươi đẹp, Việt Nam còn có khá nhiều các làng nghề truyền thống. Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống của nước ta rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hoá, hệ thống di tích và truyền thống riêng, với cung cách sáng tạo sản phẩm riêng của mình. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có hơn 5.000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm nghề chính: mây tre đan, gốm sứ, thêu, đan cói, sơn mài, dệt, gỗ, đá, giấy, tranh dân gian Thái Bình là một tỉnh có rất nhiều cảnh đẹp cũng như nhiều làng nghề truyền thống, hiện nay Thái Bình có 242 làng nghề truyền thống trong tổng số 5.000 làng nghề của cả nước phân bố đều trong tất cả 7 huyện trong tỉnh (Kiến Xương,Vũ Thư, Thái Thụy, Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Hưng Hà) với những danh lam thắng cảnh đẹp, những di tích lịch sử nổi tiếng, như: Chùa Keo, Đền Đồng Bằng, Đền Tiên La, Đền Trần, Đặc biệt có những làng nghề truyền thống trong đó nổi bật là: làng nghề dệt chiếu cói Quỳnh Côi, làng nghề Cốm Duy Nhất, làng nghề dệt đũi Nam Cao, làng nghề thêu Minh Lãng, với tuổi đời hơn 400 năm lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều tiềm năng to lớn của các làng nghề truyền thống ở Thái Bình chưa được huy động, khai thác và phát huy. Sự phục hồi và phát triển của các làng nghề truyền thống còn mang nặng tính tự phát, du lịch làng nghề chưa được khai thác và mở rộng tối đa. Đứng trước thực trạng đó, nhóm sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Thái Bình đã nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và đề xuất các giải pháp duy trì, phát triển du lịch làng nghề truyền thống Tỉnh Thái Bình” với mong muốn đóng góp một phần công sức vào việc duy trì và phát triển du lịch làng nghề truyền thống Tỉnh Thái Bình, để quảng bá những nét đẹp truyền thống của quê hương Thái Bình với du khách trong và ngoài nước, nhằm phát triển làng nghề Thái Bình trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. 1.3. Những ý nghĩa khoa học và thực tế của đề tài nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học Đề tài là sự tiếp nối cũng như kế thừa trong việc nghiên cứu, tìm hiểu việc phát triển làng nghề truyền thống, du lịch làng nghề truyền thống nhằm góp phần bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của nước ta nói chung và của tỉnh Thái Bình nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn Đánh giá được thực trạng các làng nghề Hiện nay các làng nghề truyền thống ngày càng bị mai một và ít người thấy được vai trò, ý nghĩa của nó, phát triển các làng nghề truyền thống không những tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao 407
  2. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ. - Bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống quý báu của làng nghề. Khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công đã bị mai một. 2.1.2. Du lịch làng nghề truyền thống Du lịch làng nghề truyền thống vẫn còn khá mới ở nước ta. Du lịch làng nghề truyền thống thuộc loại hình du lịch văn hóa đang thu hút sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như nhiều du khách trong và ngoài nước. Bởi làng nghề truyền thống là nơi chứa đựng kho tàng kinh nghiệm kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp từ việc sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật chế tác đến sáng tạo trong việc tạo ra một sản phẩm thủ công truyền thống. Đó chính là phần văn hóa phi vật thể cần được lữu giữ và phát triển. Ngoài ra, làng nghề truyền thống còn có các giá trị văn hóa vật thể, như: đình, chùa, các di tích có liên quan trực tiếp đến làng nghề, các sản phẩm thủ công. Từ đó, ta có thể hiểu Du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch văn hóa mà du khách muốn thẩm nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quan mật thiết đến một làng nghề truyền thống của dân tộc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu Thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau một cách có chọn lọc đảm bảo tính đa dạng và chính xác của thông tin, đồng thời phân tích xử lí các số liệu thu thập được nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. 2.2.2. Phương pháp thực địa Tiến hành khảo sát, quan sát thực địa trên địa bàn nghiên cứu. Qua kết quả điều tra thực tế, đối chiếu lại một số nhận định để kịp thời sửa đổi và bổ sung. 2.2.3. Phương pháp kế thừa Bên cạnh việc thu thập, xử lý số liệu sơ cấp, nhóm nghiên cứu còn được kế thừa các tài liệu liên quan của các ban ngành, cơ quan, tổ chức, quản lý trực tiếp. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả Trong những năm qua (điển hình năm 2010 – 2015), với sự cố gắng của toàn ngành du lịch và sự ủng hộ của các cấp, các ngành trong tỉnh, hoạt động kinh doanh du lịch Thái Bình đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Hàng năm, số lượt khách đến công tác, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, đầu tư buôn bán và tham quan du lịch ngày càng đông (mức tăng trưởng bình quân 18%/năm) năm 2010 là 500.000 lượt người và đến năm 2015 đã vượt mốc chỉ tiêu đưa ra với 630.000 lượt người (tăng gấp 1.3 lần so với năm 2010) chỉ sau 5 năm. Tổng doanh thu năm 2010 là 150 tỷ đồng và đến năm 2015 là 180 tỷ đồng (tăng gấp 1,2 lần so với 2010). Tốc độ tăng trưởng về doanh thu du lịch đạt 26,6%/năm (chiếm 0,25% của cả nước) cơ cấu doanh thu có tỷ lệ khá cân đối, bình quân doanh thu buồng ngủ chiếm 39%, doanh thu ăn uống chiếm 37% và doanh thu dịch vụ khác chiếm 24%. Qua bảng thống kê số 1 cho thấy lượng khách du lịch đến Thái Bình ngày càng tăng và dự kiến sẽ còn tăng nữa. Để du lịch làng nghề ngày càng phát triển cũng như để duy trì thì cần phải đẩy mạnh và phát huy các thế mạnh của du lịch làng nghề, cũng như các làng nghề truyền thống tại Thái Bình. 409
  3. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD - Trong quy hoạch du lịch của tỉnh Thái Bình cũng chú ý đến lĩnh vực du lịch làng nghề, trong đó chủ yếu quan tâm hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, không gian làng nghề, bãi đỗ xe, các công trình công cộng, trung tâm giới thiệu sản phẩm Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở làng nghề để cho bà con vừa sản xuất và quảng bá sản phẩm. - Hầu hết các làng nghề, cũng như làng nghề truyền thống tự ý thức được việc phát triển làng nghề cũng như sản phẩm, dần nâng cao chất lượng sản phẩm. 3.2.2. Nhược điểm - Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch, hoạch định các khu vực các làng nghề chưa được cải tiến. - Chưa khắc phục được khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch, du lịch làng nghề. Nguồn kinh phí cũng như vốn đầu tư cho du lịch còn hạn hẹp. - Phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Thái Bình nói riêng là một quá trình còn dài với nhiều khó khăn ở phía trước. Trong xu thế hội nhập và cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch làng nghề truyền thống đang dần khẳng định vị của mình trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thái Bình. Tuy còn gặp không ít khó khăn và thách thức, nhưng với tiềm năng vốn có của mình Thái Bình đang trở thành một điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước. 4. Kết luận Đề tài mong muốn đóng góp phần nào việc giải quyết những tồn tại mà hầu hết du lịch làng nghề, làng nghề truyền thống ở Thái Bình đang gặp phải, đồng thời duy trì và phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại tỉnh Thái Bình. Sau đây là một số giải pháp và những đề xuất, kiến nghị mà nhóm nghiên cứu đưa ra: 4.1. Các giải pháp để phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Thái Bình 4.1.1. Xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề Để tăng tính cạnh tranh và thu hút du khách trong và ngoài nước, các làng nghề truyền thống cần xây dựng các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, đặc sắc và mang những đặc trưng của mỗi làng nghề, làng nghề truyền thống của Thái Bình. 4.1.2. Phát triển các doanh nghiệp làng nghề - Phát triển các nhóm hàng trong các làng nghề, tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn, khắc phục tình trạng thuần nông; để tăng thu nhập và tăng sức mua trên thị trường nông thôn. - Phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp ở nông thôn, nhất là các doanh nghiệp chế biến nông sản, từ đó tạo ra các cầu lớn trên thị trường nông thôn, 4.1.3. Khai thác các yếu tố thị trường nguồn cho kinh tế làng nghề tỉnh Thái Bình - Phát triển thị trường vốn ở nông thôn; cải tiến thủ tục cho vay, xác định hợp lý số lượng tiền vay và thời gian cho vay phù hợp đối với các hộ gia đình và tổ chức sản xuất kinh doanh ở nông thôn. - Khuyến khích mở rộng phương thức mua bán trả góp, trả chậm giữa các doanh nghiệp với các hộ gia đình. 4.1.4. Xây dựng các tour du lịch Để đáp ứng với nhu cầu và thị hiếu của du khách ngày càng đa dạng, cần hình thành nên các Tour du lịch làng nghề hấp dẫn phục vụ nhu cầu của du khách. 411
  4. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD [5] Lê Thị Kim Hoa, (2011), Hoàn thiện chính sách thị trường và marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề Thái Bình, Luận án TS kinh tế, Trường Đại học thương mại, Hà nội. [6] Tạp chí Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình (Số 3 tháng 6/2015), Kinh doanh lữ hành du lịch ở Thái Bình còn nhiều khó khăn. [7] Trung tâm xúc tiến du lịch Thái Bình(2015), Hướng đi mới cho du lịch Thái Bình. 413