Đề tài Thực trạng và định hướng phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên - Phan Nam Giang, Hoàng Xuân Trọng

Du lịch cộng đồng là một trong các loại hình và phương thức sản xuất giúp cộng đồng phát triển bền
vững dựa trên cơ sở dựa vào cộng đồng địa phương chủ động bảo tồn, khai thác tài nguyên môi trường tự nhiên và
văn hóa bản địa. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng một số điểm du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên, xác định
các vấn đề tồn tại chính, từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại
tỉnh Điện Biên.
Từ khoá: Du lịch cộng đồng, phát triển bền vững, tỉnh Điện Biên. 
pdf 7 trang xuanthi 03/01/2023 560
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Thực trạng và định hướng phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên - Phan Nam Giang, Hoàng Xuân Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_thuc_trang_va_dinh_huong_phat_trien_ben_vung_du_lich.pdf

Nội dung text: Đề tài Thực trạng và định hướng phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên - Phan Nam Giang, Hoàng Xuân Trọng

  1. 584 Phan Nam Giang, Hoàng Xuân Trọng con thôn bản mà còn góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống độc đáo của các dân tộc Điện Biên. Đơn vị tính: điểm du lịch 14 12 13 12 10 10 8 6 4 2 0 2016 2017 2018 Hình 1. Số lượng điểm du lịch cộng đồng tại Điện Biên (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên) Trong giai đoạn 2016 – 2018, số lượng điểm du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên đã có sự gia tăng, từ 10 điểm năm 2016 lên 13 điểm năm 2018. Các điểm du lịch cộng đồng này đa số tập trung tại khu vực xung quanh thành phố Điện Biên phủ nên khá thuận lợi trong việc di chuyển của du khách tới các điểm này. 3.2. Thực trạng về doanh thu từ hoạt động du lịch Trong giai đoạn 2016 - 2018 lượng khách du lịch đến Điện Biên ngày càng đông, số lượng khách năm 2017 tăng 25 % so với năm 2016, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 150 tỷ đồng. Đặc biệt là khách đến ở lâu hơn, khách đến với nhiều hoạt động trải nghiệm và nhiều địa chỉ đến tham quan, khám phá nên mức chi tiêu cũng lớn hơn. Góp phần hoàn thành doanh thu cho hoạt động du lịch cũng như đóng góp cho địa phương. Tuy nhiên nếu so sánh với bức tranh toàn cảnh của Điện Biên, hoạt động du lịch cộng đồng chưa có nhiều đóng góp. Doanh thu từ hoạt động du lịch cộng đồng mang lại cho người dân chưa cao, mặc dù đã có sự cải thiện qua các năm. Đơn vị tính: triệu đồng 3500 3000 3291 2500 2414 2000 1981 1500 1000 500 0 2017 2018 2019 Hình 2. Doanh thu từ hoạt động du lịch cộng đồng tại Điện Biên (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên)
  2. 586 Phan Nam Giang, Hoàng Xuân Trọng kiện tương đối thuận lợi, nằm gần trung tâm thành phố như bản Phiêng Lơi (năm 2016: 130 lượt khách, năm 2017: 160 lượt khách, năm 2018: 200 lượt khách). Đơn vị tính: lượt khách 2016 2017 2018 5500 5000 4400 2800 2500 2500 2000 2000 1700 1300 1000 800 800 750 700 700 660 600 300 250 210 200 160 130 70 70 60 55 50 45 Hình 4. Số lượng khách du lịch đến các điểm du lịch cộng đồng tại Điện Biên (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên) 3.5. Kết quả khảo sát du khách đối với các điểm du lịch cộng đồng tại Điện Biên Khách hàng biết đến các điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp của Điện Biên qua nhiều nguồn thông tin khác nhau như: truyền thanh, truyền hình, báo chí và các trang mạng xã hội. Theo kết quả khảo sát 200 khách du lịch tại Điện Biên, có đến 89/200 du khách biết đến các thông tin về du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp qua các trang mạng xã hội như facebook, zalo. Vì vậy, trong thời gian tới các cấp chính quyền địa phương và người dân cần có các giải pháp quảng bá hình ảnh điểm đến thông qua các kênh này, đây là một trong những kênh tiếp cận khá hiệu quả và đặc biệt phù hợp với đối tượng khách du lịch đến Điện Biên ngày càng trẻ hóa. Bảng 1. Nguồn tiếp cận thông tin của khách du lịch Chỉ tiêu Số lượng Truyền thanh, truyền hình 36 Người thân 30 Báo chí 45 Facebook, Zalo, Skype 89 Khác 0 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của nhóm tác giả) Trong năm 2019, Điện Biên có nhiều hoạt động văn hóa thu hút nhiều khách du lịch như: Lễ hội đua thuyền đuôi én thị xã Mường Lay; Sự kiện Hoa anh đào - Pá Khoang Điện Biên năm 2019; Lễ hội Hoa Ban và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ VI; các hoạt động kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Chính vì thế, trong thời gian qua, ngành du lịch tỉnh Điện Biên đã tăng cường rà soát, tham mưu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực du lịch; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng theo chương trình phát triển du lịch và các sản phẩm bổ trợ góp phần đa dạng hóa và phong phú hơn các chương trình du lịch để tăng cường thu hút, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.
  3. 588 Phan Nam Giang, Hoàng Xuân Trọng Nếu xem CBT như một cách mưu sinh của người dân, địa phương cần có những chính sách hỗ trợ các hộ dân tham gia CBT, chẳng hạn như: vay vốn thực hiện dự án làm du lịch, hỗ trợ người dân thêm kinh nghiệm và kỹ năng làm du lịch (như các buổi gặp gỡ chuyên gia tư vấn và tham quan thực tế), Kèm theo đó là việc giám sát, xử phạt, chế tài theo đúng quy định của pháp luật về việc đăng ký kinh doanh, điều kiện về an ninh trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm. Nhìn chung khách du lịch khá hài lòng đối với các sản phẩm du lịch cộng đồng tại Điện Biên. Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 4. 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI ĐIỆN BIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG BỀN VỮNG Điện Biên với lợi thế là vùng đất có di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia, được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến, lại thêm sự đa dạng của sắc màu văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Những năm gần đây, việc đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng luôn được tỉnh quan tâm. Tuy nhiên, hoạt động của các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hiện nay đang bộc lộ những hạn chế nhất định. Không chỉ là điểm nhấn về du lịch lịch sử, Điện Biên còn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách gần xa, bởi đây là nơi có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống với bản sắc văn hóa đa dạng. Để khai thác được tiềm năng thế mạnh này, từ năm 2003 đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt một số đề án về xây dựng bản văn hóa du lịch, trong đó có các hạng mục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và khôi phục, phát triển văn hóa cộng đồng nhằm tạo ra các điểm đến hấp dẫn. Trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2018, đã có 10 bản dân tộc Thái trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên được đầu tư, nâng cấp trở thành bản văn hóa du lịch. Nhờ những chính sách về phát triển du lịch cộng đồng, các bản đã có đường bê tông nội bản, có nhà văn hóa cộng đồng và những ngôi nhà sàn của người dân cũng được tu bổ. Hiểu rõ ý nghĩa của việc phát triển du lịch văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội, nhiều gia đình trong bản đã chủ động cải tạo, nâng cấp và vệ sinh nhà ở, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ khách du lịch. Trong giai đoạn vừa qua, các bản văn hóa du lịch của tỉnh mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu ẩm thực của khách du lịch. Ngoài phục vụ các món ăn dân tộc và một số tiết mục văn nghệ truyền thống, các dịch vụ vui chơi giải trí và tìm hiểu phong tục, tập quán của đồng bào hầu như chưa có. Cả một kho tàng văn hóa phi vật thể của đồng bào Thái như: Phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, nghề truyền thống, kho tàng văn học dân gian, vẫn chưa được khai thác. Thực tế cho thấy, với điều kiện cơ sở hạ tầng của các bản văn hóa du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay, để mở mang thêm các dịch vụ khác là khá khó khăn. Mặc dù các bản du lịch cộng đồng đã được hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, làm đường bê tông dân sinh nội bản và xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở như: Gây dựng đội ngũ nhân sự làm văn hóa và phong trào văn nghệ quần chúng, xây dựng cơ chế hoạt động cho phong trào văn hóa văn nghệ ở cơ sở. Sau một vài năm hoạt động, mảng văn hóa ẩm thực của các bản đã được nhiều du khách biết đến. Một vài cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, phục vụ các món ăn dân tộc đã được các hộ tư nhân người địa phương mở ra nhằm phục vụ nhu cầu này. Tuy nhiên, vài năm gần đây cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cộng đồng các bản đang xuống cấp. Nhà văn hóa cộng đồng đang rất cần được tu bổ. Không gian sinh sống của đồng bào Thái ở các bản cũng đã có có sự biến đổi do nhiều nguyên nhân. Sự gia tăng dân số theo thời gian đang làm cho quỹ đất ở đây trở nên chật hẹp. Với người dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi, không gian sống chật hẹp gây cho họ nhiều khó khăn trong khâu quy hoạch nhà ở và các công trình phụ, theo tiêu chí đảm bảo vệ sinh môi trường. Cách tổ chức không gian sống, kiến trúc nhà sàn truyền thống là những yếu tố quan trọng thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Thái. Nếu thiếu những yếu tố này người ta sẽ không còn nhận ra bản Thái nữa. Tuy nhiên, khi Nhà nước chưa có cơ chế hỗ trợ người dân gìn giữ kiến trúc nhà sàn truyền thống và tổ chức không gian sống, còn bản thân họ thì hạn chế về khả năng kinh tế, việc mai một bản sắc ở đây sẽ diễn ra như một sự tất yếu. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển các dịch vụ du lịch khác ở bản văn hóa du lịch này, hơn nữa mục tiêu đặt ra cho du lịch cộng đồng là: phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan môi trường, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, từng bước cải thiện đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần, cũng vẫn chưa thực hiện được. Lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc là những vấn đề khách du lịch trong và ngoài nước đến Điện Biên rất quan tâm. Bởi vậy việc tỉnh quan tâm đầu tư, hỗ trợ xây dựng các bản du lịch cộng đồng là bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động du lịch của các bản văn hóa du lịch ở tỉnh Điện Biên hiện nay còn có những hạn chế nhất định. Do cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, các công trình phục vụ du lịch không được quan tâm tôn tạo hàng năm, nên các bản văn hóa du lịch còn chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi và tìm hiểu