Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác phát huy nhãn hiệu tập thể mang yếu tố địa danh tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhãn hiệu
tập thể có ý nghĩa trong việc tạo dựng thƣơng hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh, góp
phần phát triển bền vững các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc trƣng của tỉnh Quảng Ngãi
trên thị trƣờng. Tuy nhiên, hiện nay các nhãn hiệu tập thể đã đƣợc bảo hộ tại tỉnh Quảng
Ngãi vẫn chƣa đƣợc khai thác phát huy một cách hiệu quả và tƣơng xứng với giá trị của
sản phẩm, gây lãng phí đến nguồn tài sản trí tuệ của tỉnh. Bài viết tập trung phân tích,
đánh giá thực trạng và đƣa ra một số giải pháp nhằm khai thác phát huy hiệu quả các nhãn
hiệu tập thể mang yếu tố địa danh tại tỉnh Quảng Ngãi thời gian tới 
pdf 14 trang xuanthi 03/01/2023 1140
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác phát huy nhãn hiệu tập thể mang yếu tố địa danh tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_thuc_trang_va_giai_phap_khai_thac_phat_huy_nhan_hieu.pdf

Nội dung text: Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác phát huy nhãn hiệu tập thể mang yếu tố địa danh tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay

  1. 1. Đặt vấn đề Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều sự quan tâm và ban hành nhiều văn bản nhằm thúc đẩy việc xác lập, quản lý, khai thác phát huy tài sản trí tuệ nói chung và nhãn hiệu tập thể (NHTT) nói riêng tại các Quyết định số 1241/QĐ-UBND ngày 08/7/2016 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Chƣơng trình khoa học và công nghệ hỗ trợ đổi mới thiết bị, công nghệ trong khu vực sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020 và Chƣơng trình khoa học và công nghệ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 941/QĐ- UBND ngày 13/8/2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi quyết định 1241/QĐ- UBND; Quyết định số 2172/QĐ-UBND ngày 04/12/2018 về việc ban hành kế hoạch xây dựng, phát triển NHTT, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý cho một số sản phầm chủ lực, đặc thù của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020; Hiện nay, bảo hộ NHTT mang yếu tố địa danh đang đƣợc các tổ chức trong tỉnh biết đến nhƣ là một hàng rào chắc chắn nhất chống lại hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lƣợng và phát triển giá trị sản phẩm, hàng hóa của mình. Trong giai đoạn 2016 - 2021 tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng đến việc bảo hộ các NHTT mang yếu tố địa danh cho các sản phẩm đặc trƣng của các huyện, xã trên địa bàn, đến nay đã có 34 NHTT đƣợc bảo hộ. Thực tế, các NHTT đã đƣợc bảo hộ chƣa đƣợc khai thác một cách hiệu quả và có hƣớng đi bền vững, một số nhãn hiệu đã đƣợc bảo hộ nhƣng chƣa đƣợc đƣa vào khai thác gây lãng phí nguồn tài sản trí tuệ của địa phƣơng, các sản phẩm đặc trƣng của địa phƣơng không phát huy đƣợc giá trị, tính cạnh tranh trên thị trƣờng chƣa cao, Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực chuẩn bị tham gia các Hiệp định thƣơng mại quốc tế, các địa phƣơng trong cả nƣớc đã và đang dành sự quan tâm đến việc xác lập và phát triển các tài sản trí tuệ ra thị trƣờng quốc tế để khẳng định thƣơng hiệu đối với các sản phẩm, hàng hóa đặc trƣng của tỉnh mình thì việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề 45
  2. Bồng; Rau an toàn Tịnh Long của Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Tịnh Long; Rau củ quả an toàn Đức Thắng Hợp tác xã dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau củ quả an toàn Đức Thắng; Sachi Hợp An của Hợp tác xã dịch vụ nông lâm thủy sản Trƣờng An; Tiêu hạt Tịnh Đông của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tịnh Đông; Tiêu hạt Tịnh Giang của Hợp tác xã chuyên canh mía và dịch vụ nông nghiệp Tịnh Giang; Tỏi Lý Sơn của Hiệp hội tỏi huyện Lý Sơn; Thỏ Bách Thảo của Hợp tác xã chăn nuôi Thỏ Quảng Ngãi; Trong số các NHTT đã đƣợc cấp văn bằng bảo hộ nêu trên, có 02 NHTT là quế Trà Bồng và tỏi Lý Sơn đã đƣợc các chủ đơn hủy văn bằng bảo hộ NHTT để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 02 sản phẩm quế và tỏi từ tháng 7 năm 2020. Hiện nay, một số địa phƣơng trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục tiến hành xây dựng và đăng ký NHTT mang yếu tố địa danh, nhƣ: Bò thịt Phổ Vinh, Chanh thơm Xuân Quỳnh, Dầu lạc Bình Thạnh, Dầu phụng Vạn Tƣờng, Lạc Tịnh Thọ, Măng Tây Bình Trung, Nấm Đức Nhuận, Nghệ Tịnh Bắc, Nƣớc Mắm Bình Đông, Ớt Bình Dƣơng, Rau an toàn Nghĩa Hà, rau diếp cá Tịnh Châu, Đặc biệt, năm 2021 trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ngãi đã nộp đơn đăng ký cho nhiều sản phẩm, hàng hóa mang đặc trƣng của các địa phƣơng trong tỉnh và đang chờ đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhƣ: Mắm nhum Sa Huỳnh, Don Nghĩa Hòa, Đƣờng phèn Nghĩa Dõng, Nhận xét, đánh giá: Xét về số lƣợng, Quảng Ngãi là tỉnh có số lƣợng hồ sơ đăng ký và đƣợc Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho các tài sản trí tuệ tƣơng đối nhiều, tính từ năm 2016 đến năm 2020 số lƣợng văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý là 02; nhãn hiệu chứng nhận là: 12; nhãn hiệu tập thể là: 34 và hơn 14 đơn đăng ký nhãn hiệu chƣa đƣợc cấp văn bằng. Về tổ chức tập thể nộp đơn đăng ký: tổ chức tập thể nộp đơn đăng ký bảo hộ NHTT chủ yếu là Hợp tác xã và Hội nông dân các cấp. Sản phẩm, hàng hóa chủ yếu đã đăng ký NHTT thƣờng là các sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm nông nghiệp nhƣ: cá, dầu lạc, rƣợu, gà, hành, tỏi, ; sản phẩm tiểu thủ công nghiệp nhƣ mộc Nghĩa Hiệp, nhang Nghĩa Hòa, 47
  3. thác các NHTT mang yếu tố địa danh đã đƣợc bảo hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến tình trạng các NHTT đã đƣợc bảo hộ chƣa phát huy hết giá trị, tiềm năng nhƣ mong đợi, về lâu dài có nguy cơ làm lãng phí tài sản trí tuệ của tỉnh, có thể kể đến một số hạn chế, bất cập sau: Thứ nhất, một số chủ sở hữu nhãn hiệu có nhận thức chƣa đầy đủ về bản chất, vai trò, ý nghĩa của việc đăng ký NHTT đối với các sản phẩm, hàng hóa của mình, chủ sở hữu chỉ lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo phong trào, hình thức (đăng ký theo chủ trƣơng của ngành - cơ quan, đăng ký vì có dự án hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, đăng ký vì có nguồn kinh phí từ địa phƣơng, ); chỉ chú trọng vào bƣớc xây dựng, xác lập nhãn hiệu mà không dự liệu và chú trọng đến khâu khai thác phát huy nhãn hiệu sau khi đƣợc Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ dẫn đến tình trạng nhiều NHTT đã đƣợc cấp văn bằng bảo hộ nhƣng lại “cất trong tủ kính”, không nâng tầng giá trị của sản phẩm so với trƣớc khi đƣợc cấp văn bằng bảo hộ. Có thể kể đến trƣờng hợp nhƣ: Nhãn hiệu muối Sa Huỳnh, mặc dù đã đƣợc cấp văn bằng bảo hộ từ năm 2011 nhƣng những năm qua, hoạt động sản xuất, chế biết muối truyền thống không có chuyển biến tích cực, các hoạt động quảng bá, giới thiệu thƣơng hiệu sản phẩm không đƣợc quan tâm dẫn đến muối sản xuất nhƣng có tìm đƣợc đầu ra, đời sống của diêm dân ở Sa Huỳnh gặp nhiều khó khăn, nghề muối truyền thống đối diện nguy cơ mai một. Ngoài ra, quá trình sản xuất, phát triển sản phẩm, vẫn còn tình trạng một số thành viên chƣa có nhu cầu sử dụng NHTT để gắn trên các bao bì, sản phẩm của mình hoặc còn ngại chia sẽ, hỗ trợ nhau trong sản xuất; tâm lý sợ kết nạp thêm thành viên mới vào tổ chức thì lợi ích các thành viên ảnh hƣởng do phải san sẽ thị trƣờng đầu ra vẫn còn. Các thành viên không mặn mà với cái gọi là sở hữu tập thể và còn loay hoay đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “vì sao phải chia sẽ bí quyết, hợp tác với các thành viên khác khi từ trƣớc đến nay làm độc lập một mình vẫn sống khỏe, sản xuất tốt”. Thứ hai, hiện nay các NHTT đã đƣợc bảo hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đa số đều do Hợp tác xã (tổ chức ngoài nhà nƣớc) và Hội Nông dân các cấp (tổ chức chính trị - xã hội) đứng tên đăng ký, quản lý và khai thác, trong đó Hợp tác xã: hơn 20 sản phẩm, Hội 49
  4. Ngãi còn các sản phẩm khác chƣa đƣợc quan tâm hỗ trợ đúng mức; kinh phí hỗ trợ quản lý, đầu tƣ máy móc, thiết bị, phát triển thị trƣờng để khai thác nhãn hiệu còn hạn chế, chƣa đủ để thúc đẩy và nâng cao năng lực khai thác của chủ sở hữu, đặc biệt là các tổ chức tập thể là các tổ chức chính trị - xã hội. Sự quan tâm, phối hợp hỗ trợ liên ngành giữa Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thƣơng và các Sở ban ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc hỗ trợ các chủ sở hữu NHTT trong việc quản lý, khai thác phát triển nhãn hiệu đã đƣợc bảo hộ còn hạn chế, nhƣ: các buổi tập huấn chia sẽ kinh nghiệm khai thác nhãn hiệu từ các mô hình đã thành công trong và ngoài tỉnh; thiếu các tài liệu hƣớng dẫn về khai thác nhãn hiệu; việc áp dụng công nghệ số trong việc hỗ trợ các chủ sở hữu nhãn hiệu để quảng bá giới thiệu sản phẩm mang NHTT qua các kênh truyền thông còn hạn chế; chƣa xây dựng đƣợc chuỗi liên kết NHTT trong tỉnh đã đƣợc bảo hệ để kết hợp khai thác toàn diện; chƣa hỗ trợ đƣợc các chủ sở hữu nhãn hiệu trong việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa mang NHTT. Thứ tư, tình trạng một số sản phẩm, hàng hóa do các thành viên thuộc tổ chức sở hữu NHTT làm ra đƣợc giao dịch một cách tự phát, đơn lẻ; thiếu sự quản lý của chủ sở hữu NHTT, sự giám sát của các thành viên khác và sự quản lý của các ngành, các cấp dẫn đến hàng hóa, sản phẩm xuất ra thị trƣờng không đảm bảo chất lƣợng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, sức cạnh tranh yếu; một số thành viên thuộc tổ chức sở hữu NHTT không mặn mà với cái gọi là “tập thể‟ bởi lẽ không tìm đƣợc lợi ích của mình khi hợp tác với tập thể. Thứ năm, nhƣ đã phân tích ở các phần trên, các chủ sở hữu NHTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện nay chỉ tập trung đầu tƣ ở giai đoạn xác lập nhãn hiệu còn sau khi nhãn hiệu đƣợc bảo hộ thì chƣa thực sự chú trọng trong việc sử dụng nhãn hiệu để mở rộng thị trƣờng, tìm đầu ra cho sản phẩm, hàng hóa thông qua các hoạt động giới thiệu quảng bá sản phẩm; hoạt động đàm phán, tiếp thị, cung ứng các sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu với các siêu thị, trung tâm thƣơng mại trong và ngoài tỉnh do đó chƣa hình thành đƣợc chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nên việc khai thác NHTT chƣa đảm bảo tính bền vững và hiệu quả. 51
  5. và việc khai thác NHTT sẽ bền vững và hiệu quả hơn so với các mô hình khai thác lẻ tẻ, rời rạc. Thứ hai, cần có sự liên kết giữa chủ sở hữu nhãn hiệu và các thành viên thuộc tổ chức của mình với chính quyền địa phương trong việc khai thác nhãn hiệu Là tài sản trí tuệ tập thể do đó để khai thác phát huy NHTT một cách hiệu quả và bền vững đòi hỏi có sự phối hợp, liên kết, hỗ trợ giữa các thành viên với chủ sở hữu nhãn hiệu và giữa thành viên, chủ sở hữu nhãn hiệu với chính quyền địa phƣơng trong tất cả các khâu từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, chủ sở hữu đại diện cho các thành viên đứng ra tìm kiếm các giao dịch đầu ra đồng thời kết nối với chính quyền địa phƣơng để tận dụng các chính sách hỗ trợ phát triển thƣơng hiệu; còn các thành viên thì phải hỗ trợ, chia sẽ, giúp đỡ, giám sát nhau; cùng sản xuất, chế biến các sản phẩm, hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn, chất lƣợng, nguồn gốc, xuất xử theo Quy chế quản lý sử dụng NHTT đã đƣợc tập thể ban hành. Với sự liên kết chặt chẽ giữa 03 chủ thể nêu trên sẽ giải quyết đƣợc đƣợc tình trạng “mệnh ai nấy làm”, tránh tình trạng NHTT nhƣng lại mang ra khai thác cá nhân; tình trạng sản phẩm, hàng hóa do các thành viên làm ra hoạt động một cách tự phát, không qua quản lý của chủ sở hữu, không chịu sự giám sát của các thành viên khác và sự quản lý của các ngành, các cấp dẫn đến việc hàng hóa, sản phẩm xuất ra thị trƣờng không đảm bảo chất lƣợng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu tập thể chung. Thứ ba, cần quan tâm, chú trọng khâu đầu ra cho các sản phẩm, hàng hóa mang NHTT Có thể nói khâu đầu ra của sản phẩm, hàng hóa là vấn đề then chốt quyết định đến sự sống còn của 01 sản phẩm, hàng hóa mang NHTT. Nếu sản phẩm, hàng hóa do các thành viên làm ra đƣợc thị trƣờng đón nhận, sử dụng thì sản phẩm, hàng hóa đó tồn tại và phát triển ổn định, còn sản phẩm, hàng hóa làm ra nhƣng không có thị trƣờng tiêu thụ thì không thể phát triển bền vững, do đó các chủ sở hữu NHTT cần tận dụng NHTT để quan tâm xây dựng chuỗi sản xuất - tiêu thụ cho sản phẩm, hàng hóa của mình thông qua các kênh tiêu thụ truyền thống nhƣ siêu thị, trung tâm thƣơng mại, chợ đầu mối trong và 53
  6. tiềm năng phát triển sản phẩm, phát triển thƣơng hiệu. Trƣờng hợp lựa chọn phê duyệt Hợp tác xã đang hoạt động thì Hợp tác xã đó phải đáp ứng các tiêu chí nhất định nhƣ: số lƣợng thành viên, thành viên Hợp tác xã đang sản xuất, chế biến trực tiếp sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm sản phẩm, hàng hóa đăng ký NHTT, Đối với các Hợp tác xã mới thành lập để xác lập, quản lý, khai thác NHTT thì cần đáp ứng các tiêu chí nhƣ: vốn; nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; năng lực của chủ sở hữu; mô hình khai thác, phát triển thƣơng hiệu sau khi NHTT đƣợc bảo hộ; Trƣờng hợp các tổ chức chính trị - xã hội nhƣ Hội Nông dân, Hội phụ nữ, đứng đơn đăng ký xác lập, xin phép sử dụng tên địa danh thì cần phải thẩm định kỹ, chặt chẽ hơn trƣớc khi cho phép tổ chức này sử dụng tên địa danh để đăng ký NHTT, các tiêu chí các chủ đơn này cần đáp ứng nhƣ: mô hình quản lý NHTT sau khi đƣợc bảo hộ, mô hình khai thác nhãn hiệu sau khi đƣợc bảo hộ, Trong trƣờng hợp cần thiết, cơ quan quyết định cho phép sử dụng địa danh để đăng ký NHTT (Uỷ ban nhân dân tỉnh) phải yêu cầu các Hội này hƣớng dẫn các thành viên trong Hội thành lập Hợp tác xã để xác lập, quản lý, khai thác hiệu quả nhãn hiệu. Ngoài ra, đối với các trƣờng hợp chủ sở hữu nhãn hiệu là Hội Nông dân đã đƣợc bảo hộ NHTT nhƣng không thể khai thác nhãn hiệu hiệu quả thì có thể vận động thêm thành viên là Hợp tác xã tiềm năng để cho phép Hợp tác xã, thành viên Hợp tác xã này khai thác, sử dụng, phát triển NHTT nếu thành viên Hợp tác xã này có phƣơng án khai thác phát huy NHTT hiệu quả và bền vững. Thứ hai, Uỷ ban nhân dân các cấp cần xây dựng, ban hành quy định về các gói hỗ trợ khai thác NHTT dành cho các chủ sở hữu nhãn hiệu Hiện nay, Uỷ ban nhân dân các cấp đã có một số quy định hỗ trợ các chủ sở hữu nhãn hiệu để đăng ký xác lập các tài sản trí tuệ nói chung và NHTT nói riêng tuy nhiên chƣa có quy định hỗ trợ cho hoạt động khai thác phát huy NHTT. Để việc khai thác NHTT đảm bảo hiệu quả trong thời gian tới, Uỷ ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cần xây dựng và ban hành một số gói hỗ trợ sau: - Hỗ trợ về kinh phí để xây dựng, hoàn thiện mô hình khai thác NHTT: mô hình khai thác tập thể thông qua Hợp tác xã, Hội Nông dân; mô hình khai thác đơn lẻ; 55
  7. 3. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2019), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ; 4. Quyết định số 2172/QĐ-UBND ngày 04/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành kế hoạch xây dựng, phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý cho một số sản phầm chủ lực, đặc thù của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020; 5. truy cập ngày 11/8/2021; 6. truy cập ngày 15/8/2021. 57