Đề tài Tiêu chí phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh tại khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ - Nguyễn Đức Tâm

Tham luận Đề xuất tiêu chí cho phát triển du lịch theo hướng tăng
trưởng xanh tại khu vực duyên hải Nam Trung bộ là trong khuôn khổ Đề tài
nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ “Mô hình phát triển du lịch theo
hướng tăng trưởng xanh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ” do Viện Nghiên
cứu Phát triển Du lịch thực hiện. Trong Tham luận khái niệm thuật ngữ tiêu
chí và một số thuật ngữ có liên quan khác như chỉ số, tiêu chuẩn, chỉ tiêu,
v.v…được trình bày nhằm thống nhất cách hiểu và phạm vi áp dụng. 
pdf 10 trang xuanthi 05/01/2023 620
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tiêu chí phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh tại khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ - Nguyễn Đức Tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_tieu_chi_phat_trien_du_lich_theo_huong_tang_truong_xa.pdf

Nội dung text: Đề tài Tiêu chí phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh tại khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ - Nguyễn Đức Tâm

  1. Tổng cục Du lịch Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch MỞ ĐẦU Trong nhiều thập kỳ qua các hoạt động kinh tế của con người, trong đó có hoạt động du lịch đã có nhiều phát triển mạnh mẽ, liên tục mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng. Những từ ngữ chỉ sự phát triển bùng nổ về kinh tế như “tăng trưởng thần kỳ”, “ nền kinh tế hóa rồng, hóa hổ”, “phát triển GDP luôn ở mức hai con số” v.v xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đã phần nào nói lên mức độ phát triển kinh tế vũ bão đó. Không thể phủ nhận rằng sự phát triển kinh tế vũ bão đó đã cải thiện đáng kể đời sống của con người, đưa nhiều quốc gia thoát khỏi nghèo đói để trở thành nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ theo hướng lấy tăng trưởng kinh tế làm mục tiêu cao nhất đó cũng dần dần bộc lộ các yếu điểm chết người. Đó là tài nguyên cạn kiệt, môi trường suy thoái, đe dọa các thành quả kinh tế đạt được sau một thời gian dài phát triển nóng, không bền vững. Nhân loại dần nhận thức được rằng tăng trưởng kinh tế bền vững phải đi đôi với bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên. Khái niệm tăng trưởng xanh nhằm phát triển bền vững từ đó hình thành và ngày càng trở thành một xu thế phát triển tất yếu. Phát triển du lịch không nằm ngoài xu thế nói trên. Nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, năm 2019 – 2020 Viện nghiên cứu và phát triển du lịch đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh". Kết quả nghiên cứu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiệm thu và chấp thuận. Bộ cũng tiếp tục giao Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thực hiện đề tài “Mô hình phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”. Khu vực Nam Trung bộ có diện tích tự nhiên 44.378km2, dân số 9.185.300 (thống kê dân số 2015), bao gồm các tỉnh và thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Thế mạnh của du lịch khu vực Nam Trung bộ là du lịch biển đảo cùng với trải nghiệm văn hóa Champa, Di sản văn hóa thế giới được UNESCO (đô thị Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn), v.v Tham luận này trình bày đề xuất các tiêu chí cho phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh tại khu vực duyên hải Nam Trung bộ trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh" do Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thực hiện năm 2019 – 2020 và các đặc điểm của du lịch khu vực duyên hải Nam Trung bộ. Chỉ số đánh giá phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh không nằm trong phạm vi của Tham luận nhưng được đề cập làm ví dụ minh họa việc đo lường các tiêu chí được đề xuất. Tham luận cũng đề xuất mức độ ưu tiên của các tiêu chí cũng như phương pháp tính toán mức độ ưu tiên đó. Cuối cùng Tham luận nêu một số kiến nghị và giải pháp áp dụng các tiêu chí được đề xuất cho phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh sau khi tiêu chí được chấp thuận. 31
  2. Tổng cục Du lịch Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Ví dụ: Chỉ số hàm lượng khí sunfur, ammoniac là đo lường được. Chỉ số mức độ mùi hôi thối (ở khu vực xả nước thải) là không đo lường được Attributable – Có liên hệ chặt chẽ với yếu tố cần đo: Ví dụ: Để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước có thể dùng chỉ số “hàm lượng ô-xy trong nước” là chỉ số đạt tiêu chuẩn Attributable, vì hàm lượng ô-xxy trong nước liên quan chặt chẽ đến mức độ ô nhiễm của nước. Trong khi đó, chỉ số Tỷ trọng của nước lại liên quan rất ít đến mức độ ô nhiễm. Nước sông Hồng có tỷ trọng cao là liên quan đến lượng phù sa trong nước chứ không liên quan đến mức độ ô nhiễm của nước sông. Reliabe – Đáng tin cậy, ổn định Chỉ số nào cũng có sai số. Chỉ số đáng tin cậy là chỉ số có mức sai số như nhau qua các lần đo khác nhau. Timely – Kịp thời Chỉ số kịp thời là chỉ số có kết quả phục vụ kịp thời cho mục tiêu của chỉ số. Một chỉ số mà kết quả có được sau một thời gian dài đo lường, tính toán là một chỉ số không kịp thời. 1.3 Tiêu chuẩn (Standards) Theo Từ điển Cambridge, tiêu chuẩn là mức độ chất lượng của một đối tượng. Như trên đã nói, để đánh giá, xem xét một sự việc, một hiện tượng, một đối tượng, người ta cần xác định tiêu chí đánh giá trước, sao đó chọn chỉ số để đo lường theo các tiêu chí đó. Do đó có thể nói tiêu chuẩn là giá trị của các chỉ số dùng để đánh giá một đối tượng. Ví dụ: Tiêu chuẩn khách sạn 5 sao Ở một số tài liệu còn dùng thuật ngữ quy chuẩn (quy định về tiêu chuẩn). Ví dụ: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt do Bộ TN-MT ban hành. 1.4 Chỉ tiêu (Targets) Chỉ tiêu là một mức cụ thể cần đạt được cho một mục đích nào đó. Ví dụ: Để cải thiện đời sống cho người lao động trong khu vực du lịch, Dự án xxx đã đặt chỉ tiêu “Đến năm 2025 thu nhập bình quân của lao động trong khu vực du lịch đạt 12.5 triệu đồng/người/tháng”. Chi tiêu cũng cần thỏa mãn tiêu chuẩn SMART tuy hơi khác tiêu chuẩn SMART của chỉ số một chút: Specific (Cụ thể) Measurable (Đo lường được) Achievable (Có thể đạt được) 33
  3. Tổng cục Du lịch Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch 4. Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu 5. Sử dụng năng lượng tái tạo 6. Bảo tồn đa dạng sinh học 7. Bảo vệ và phát triển sinh thái biển Dưới đây là một số thảo luận chi tiết cho từng tiêu chí và mức độ ưu tiên của các tiêu chí. Mặc dù chỉ số không phải là nội dung yêu cầu trong bản Tham luận này, tuy nhiên để giúp dễ hiểu hơn, tác giả có gợi ý một số chỉ số có thể xem xét làm thước đo cho mỗi tiêu chí. Các chỉ số nên dùng cùng một thang điểm (ví dụ thang 10 điểm hoặc thang 100 điểm. Sau đó sẽ tính tổng số điểm của các chỉ số đo lường mỗi tiêu chí. Mức độ ưu tiên của các tiêu chí sẽ thể hiện qua hệ số. Điểm của mỗi tiêu chí là tổng số điểm của các chỉ số nhân với hệ số. 2.1 Quản lý chất thải rắn Chất thải rắn của các hoạt động du lịch là thuộc rác thải sinh hoạt, là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất, bao gồm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và cộng đồng, ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên (Trương thị Yến Nhi, 2021). Đánh giá hiệu quả của quản lý chất thải rắn là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh. Đánh giá hiệu quả quản lý chất thải rắn là bao gồm từ thu gom, phân loại, vận chuyển tái sử dụng, công nghệ xử lý, v.v Gợi ý một số chỉ số đánh giá hiệu quả quản lý chất thải rắn trong hoạt động du lịch: Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom Tỷ lệ chất thải rắn được phân loại tại nguồn Tỷ lệ chất thải rắn được tái sử dụng v.v Hệ số ưu tiên của tiêu chí: 2 2.2 Quản lý rác thải biển đặc biệt là rác thải nhựa Theo Dư Văn Toán, Nguyễn Thùy Vân (2021), “rác thải biển là vật liệu rắn được sản xuất hoặc xử lý, sau đó thải bỏ vào môi trường biển và ven biển, trong đó, chất thải nhựa là thành phần chủ yếu. Trong hoạt động du lịch rác thải nhựa được thải ra từ khách du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch (cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, cửa hàng tạp hóa, lưu niệm, tàu, thuyền tham quan, lưu trú trên biển, v.v ”. Rác thải biển, trong đó có rác thải nhựa là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nói chung và đối với môi trường biển tại khu vực duyên hải Nam Trung bộ. Vì vậy cần có một tiêu chí riêng về quản lý rác thải biển, bao gồm cả rác thải nhựa. 35
  4. Tổng cục Du lịch Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch v.v Hệ số ưu tiên: 1 2.5 Sử dụng năng lượng tái tạo Sử dụng năng lượng tái tạo (như năng lượng mặt trời, năng lượng gió) là một xu thế hướng tới phát triển bền vững. Vùng Duyên hải Nam Trung bộ rất giầu tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo và thực tế nhiều có sở phát triển năng lượng gió, năng lượng mặt trời quy mô lớn, hiện đại đã được xây dựng và vận hành trong khu vực. Vì vậy tiêu chí về sử dụng năng lượng tái tạo là cần thiết trong xây dựng, thực hiện và đánh giá phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh tại khu vực này. Chỉ số gợi ý: Tỷ lệ năng lượng tái tạo được sử dụng Hệ số ưu tiên: 1 2.6 Bảo tồn đa dạng sinh học Theo Khoản 5 Điều 3, Luật đa dạng sinh học năm 2008, đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên; Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền. Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Hệ sinh thái đa dạng cung cấp nước sạch, giúp giữ đất, là vùng đệm chống bão và các cú sốc về khí hậu, đồng thời là cơ sở để phát triển các hoạt động kinh tế dựa vào thiên nhiên, trong đó có du lịch. Bảo tồn đa dạng sinh học là một thành tố quan trọng để đạt được phát triển bền vững. Vì vậy bảo tồn đa dạng sinh học cần phải là một trong các tiêu chí để xây dựng, thực hiện và đánh giá phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh nói chung và của vùng duyên hải Nam Trung bộ nói riêng. Chỉ số gợi ý: Số loài Số cá thể của mỗi loài v.v Hệ số ưu tiên: 1 2.7 Bảo vệ và phát triển sinh thái biển Theo Wikipedia, hệ sinh thái biển là hệ sinh thái thủy sinh lớn nhất trên thế giới bao gồm đại dương, ruộng muối và hệ sinh thái bãi triều, cửa 37
  5. Tổng cục Du lịch Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch bộ, cần xây dựng Bộ chỉ số đánh giá cho mỗi tiêu chí. Bộ chỉ số cần đạt các tiêu chuẩn SMART 2. Bộ chỉ số cần đi kèm phương pháp và công cụ thực hiện thu thập, phân tích, xử lý lưu giữ số liệu và sử dụng kết quả. 3.Để đánh giá hiệu quả thực hiện phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh tại khu vực duyên hải Nam Trung bộ cần xây dựng các chỉ tiêu cần đạt cho mỗi tiêu chí. Các chỉ tiêu này sẽ được sử dụng để theo dõi tiến độ thực hiện mô hình và đánh giá hiệu quả mô hình khi kết thúc. 4.Tất cả các nội dung Tiêu chí – Chỉ số - Chỉ tiêu cần được đào tạo cho các bên có lien quan đến xây dựng, thực hiện và đánh giá phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh tại khu vực duyên hải Nam Trung bộ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, (2008), QCVN 14: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. 2. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (2021), Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam 3. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (2013), Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 4. DƯ VĂN TOÁN, NGUYỄN THÙY VÂN (2021), Ô nhiễm rác thải nhựa tại các khu du lịch biển. Tạp chí Môi trường, số 3/2021 5. HOÀNG PHÊ, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng (2019) 6. LÊ DUNG, (2019) Bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của du lịch. Tổng cục môi trường, Bộ TNMT. 7. QUỐC HỘI NƯỚC CHXNCN VIỆT NAM (2008), Luật đa dạng sinh học. 8. TRUNG TUYẾN, LÊ HỒNG (2021), Bảo vệ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học. Báo Nhân dân, số ra ngày 4/6/2021 9. TRƯƠNG THỊ YẾN NHI, (2020), Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt và lợi ích của điện rác. Hội KHKT an toàn và vệ sinh lao động Việt Nam 10. Từ điển tratu.soha.vn online (2021), https:// 11. Từ điển Cambridge online (2021), 12. VIỆN NC PT DU LỊCH (2020), Báo cáo kết quả Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh". 39