Đề tài Vai trò của doanh nghiệp du lịch trong việc phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh
Phát triển kinh tế xanh để đạt được tăng trưởng xanh đã trở thành xu
hướng tất yếu của kinh tế thế giới hiện đại. Tăng trưởng xanh thể hiện cách
thức phản ứng của các nền kinh tế trước thực tế của tình hình biến đổi khí
hậu và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và phản ánh các xu hướng tìm kiếm mô
hình tăng trưởng mới với ngành công nghiệp xanh nổi lên như một mũi nhọn,
tạo ra động lực tăng trưởng mới và mang tính cạnh tranh cao; đồng thời thể
hiện những nỗ lực của các chính phủ trong tái cấu trúc nền kinh tế hướng đến
tăng trưởng xanh và bền vững.
hướng tất yếu của kinh tế thế giới hiện đại. Tăng trưởng xanh thể hiện cách
thức phản ứng của các nền kinh tế trước thực tế của tình hình biến đổi khí
hậu và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và phản ánh các xu hướng tìm kiếm mô
hình tăng trưởng mới với ngành công nghiệp xanh nổi lên như một mũi nhọn,
tạo ra động lực tăng trưởng mới và mang tính cạnh tranh cao; đồng thời thể
hiện những nỗ lực của các chính phủ trong tái cấu trúc nền kinh tế hướng đến
tăng trưởng xanh và bền vững.
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Vai trò của doanh nghiệp du lịch trong việc phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tai_vai_tro_cua_doanh_nghiep_du_lich_trong_viec_phat_trie.pdf
Nội dung text: Đề tài Vai trò của doanh nghiệp du lịch trong việc phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh
- Tổng cục Du lịch Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch du lịch hàng đầu thế giới, đồng thời cũng được bình chọn là điểm đến du lịch hàng đầu châu Á. Xu hướng phát triển kinh tế xanh, phát triển du lịch sinh thái của rất nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, ở châu Á; Đức, Anh, Pháp, Hà Lan đã là xu hướng chính của sự phát triển trong nhiều thập niên gần đây, tạo ra động lực tăng trưởng mới và mang tính cạnh tranh cao, đồng thời thể hiện những nỗ lực của các chính phủ trong tái cấu trúc nền kinh tế hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững. Chính vì thế, để phát triển bền vững cả về kinh tế lâu dài cũng như bảo tồn môi trường sống, mỗi doanh nghiệp, cá nhân hay tổ đều phải có vai trò và trách nhiệm to lớn trong việc hoạch định và hành động xanh 2. Động lụ̂c cần để doanh nghiệp du lịch phát triển xanh 2.1 Tăng trưởng ổn định Từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, hội nhập quốc tế, ngành Du lịch đã có những bước phát triển rất nhanh chóng cả về lượng khách và nguồn thu từ du lịch, ví dụ như khách du lịch quốc tế, nếu như năm 1990 mới chỉ có 250 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam thì chỉ 5 năm sau đã tăng hơn 4 lần, đạt trên 1,3 triệu lượt; đạt mốc 5 triệu lượt vào năm 2010 và hơn 18 triệu lượt vào năm 2019 – tăng 72 lần so với năm 1990. Tốc độ tăng trưởng hàng năm thường đạt mức 2 con số, đặc biệt là giai đoạn 2015 - 2019 đạt 22,7% mỗi năm và được Tổ chức Du lịch Thế Giới xếp vào hàng cao nhất trên thế giới. Sự phát triển nóng của ngành du lịch đã dẫn đến các tác động ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, kinh tế và văn hóa xã hội và ví dụ của nhiều điểm du lịch cho thấy sự bất ổn định trong kinh doanh do tài nguyên không còn nguyên vẹn, chưa dám nói đến là bị làm xấu, phá hủy hoặc ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó khách du lịch hoàn toàn không muốn tới. Doanh nghiệp cần phải nhận thức được là việc hút được khách tới sử dụng sản phẩm của mình là việc chung của cả cộng đồng. Muốn có được nguồn khách đều, ổn định lâu dài thì các doanh nghiệp cần có tầm nhìn xa, tầm nhìn chiến lược, cần suy nghĩ toàn cầu và hành động địa phương để cân bằng hài hòa giữa kinh doanh và tăng trưởng ổn định, hơn là việc tập trung kiếm thật nhiều tiền trước mắt rồi phải đi dọn dẹp hậu quả, mà hậu quả có thể rất lớn, ảnh hưởng tới cả đời sống của thế hệ con cháu sau này. 2.2 Nâng cao nhận thức về tác động tiêu cụ̂c của du lịch tối môi trûồng, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Việc kinh doanh, xây dựng và phát triển các điểm, sản phẩm du lịch đã tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến tài nguyên nước, đất, rác thải, không khí, động vật và thực vật Thêm vào, trong những năm gần đây, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là một trong những vùng của Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, điển hình là xói lở bờ biển, nước biển dâng, tràn dầu, lũ lụt gây ra nhiều tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động du lịch. 57
- Tổng cục Du lịch Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch tham gia vào một kế hoạch, định hướng phát triển xanh cho cả cộng đồng, quốc gia. Tôi nghĩ chúng ta cần có các chính sách để khuyến khích nếu các doanh nghiệp có cam kết tham gia; Miễn, giảm tiền thuê đất, Với thuế thì chúng ta cần có chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng Chú trọng, ưu đãi, khuyến khích đầu tư, đổi mới, cải tiến, nâng cấp công nghệ, sản xuất theo công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Hỗ trợ tín dụng cho hoạt động đầu tư với mức lãi vay thấp, thời hạn linh động, Luật chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn để đảm bảo không xâm hại tới môi trường nhưng cần có các hướng dẫn cụ thể, câu từ rõ ràng dễ hiểu và được hiểu theo một chiều thuận có lợi cho cả doanh nghiệp và môi trường, Chính sách của các sở ban ngành liên quan không bị cãi nhau dẫn đến làm khó cho doanh nghiệp, ví dụ một doanh nghiệp muốn đầu tư trong một khu sinh thái thiên nhiên, thì thủ tục đầu tư của các sở ban ngành liên quan cần thống nhất về điều kiện cho cấp phép và đầu tư, nếu có vướng mắc thì cả hai sở phải chủ động làm việc với nhau để thống nhất chung cách làm việc thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, chứ không phải đẩy doanh nghiệp để tự đi làm việc với từng sở riêng lẻ, dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh kèm theo như tốn kém thời gian đi lại, chi phí thủ tục, phong bì phong bao .và hoàn toàn làm nhụt ý chí đầu tư, phát triển của doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký, thay đổi kinh doanh cần nhanh chóng và thông thoáng giảm thiểu tối đa thời gian đăng ký thay đổi của doanh nghiệp. Ngoài việc thủ tục cần được gộp vào một cửa để giải quyết, thì chúng ta cần áp dụng công nghệ vào việc đăng kí, thậm chí kiểm duyệt online trước để quá trình hoàn thiện thủ tục của doanh nghiệp được nhanh hơn, có thời gian trả lời cụ thể và sau đó doanh nghiệp bổ sung giấy tờ còn thiếu online. Sau khi cơ quan đăng ký kiểm tra online xong thì chỉ cần một lần duy nhất kiểm duyệt thực tế để cấp phép hoạt động hay thay đổi, điều này sẽ cho doanh nghiệp thấy sự hỗ trợ thực chất của quản lý nhà nước tới sự phát triển. 2.4 Đào tạo nâng cao nâng lụ̂c Việc đào tạo để nâng cao năng lực luôn là vấn đề cần thiết cho sự phát triển nhìn chung và đặc biệt quan trọng cho quá trình phát triển xanh, việc đào tạo này cần có một định hướng chiến lược từ phía nhà nước, có ngân sách và đội ngũ chuyên gia nắm rất rõ thực tiễn để triển khai. 59
- Tổng cục Du lịch Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch triển mạnh mẽ, trong xây dựng sản phẩm cũng như tạo ra các nền tảng phục vụ quảng cáo, vận hành, cho du khách trong quá trình đặt chỗ và sử dụng dịch vụ , đặc biệt là áp dụng khoa học công nghệ vào việc phát triển xanh, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, văn hóa xã hội. Các doanh nghiệp cần có định hướng chiến lược, tầm nhìn dài hạn trong đầu tư vào công nghệ hay ứng dụng cho sản phẩm, hoạt động kinh doanh của mình để đạt được cái lợi cho chính doanh nghiệp cũng như thúc đẩy tăng trưởng xanh vì mục đích chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, cũng cần có định hướng, kế hoạch và đầu tư phát triển đồng bộ từ quản lý nhà nước, các ban ngành vì nó có rất nhiều vấn đề liên quan trong quá trình triển khai áp dụng công nghệ; Cần có cơ chế, chính sách ưu tiên khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Rất cần có một cơ sở hạ tầng tốt và ổn định để cho việc sử dụng, áp dụng công nghệ vào kinh doanh được thông suốt và hiệu quả. Cần có phần mềm quản lý điểm đến, quản lý các cơ sở kinh doanh giúp các cơ sở kinh doanh kết nối, khai báo, đồng bộ dữ liệu một cách nhanh chóng. Doanh nghiệp mong đợi có chính sách đồng bộ về quy định, hướng dẫn áp dụng Ngoài ra, để thúc đẩy phát triển xanh, như đã đề cập ở trên, rất nhiều doanh nghiệp cần được hỗ trợ về đào tạo, nâng cao năng lực, hỗ trợ về vốn vay cho phát triển công nghệ phục vụ phát triển xanh, đây là những cú hích vô cùng quan trọng giúp cho doanh nghiệp sẵn sàng hơn và đầu tư có tầm nhìn dài hơn. Trong nhiều năm qua, công nghệ được phát triển như vũ bão, nó đã và đang được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đã có những thành công đáng kể nhưng công nghệ xanh cho du lịch thì còn chưa thực sự xứng với tiềm năng của nó. Vì vậy, đây là việc làm rất gấp thiết cho tất cả các bên liên quan, chúng ta cần cùng trao đổi và phân tích để hướng tới phát triển đồng bộ, cho hiệu quả và lâu dài. 2.6 Chính sách hỗ trộ, khuyến khích sáng kiến, mô hình du lịch xanh. Động lực tăng trưởng xanh là sử dụng yếu tố con người, khoa học kỹ thuật và các hoạt động thân thiện với môi trường là đã rõ, tuy nhiên, việc chuyển đổi một mô hình chưa bao giờ là dễ dàng, nó đòi hỏi một quá trình lâu dài, với nhiều lực đẩy cần thiết như hỗ trợ tài chính, chính sách thuế, khuyến khích nghiên cứu và xây dựng mô hình và nhân rộng. Cần thiết phải có chính sách sử dụng ngân sách nhà nước cho hỗ trợ tăng trưởng xanh, có thể xem xét các khía cạnh sau; Trợ cấp không hoàn lại cho các doanh nghiệp cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong tương lai; 61
- Tổng cục Du lịch Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Sự công nhận cho bất kỳ sự nỗ lực nào là rất cần thiết để động viên, khuyến khích người thực hiện làm tốt và tốt hơn nữa. Để thực hiện được việc phát triển xanh, các doanh nghiệp sẽ gặp không ít các khó khăn trở ngại, tốn kém và thậm chí cả thử thách nữa để đạt được các tiêu chí đề ra, vì thế các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, cần có một khung tiêu chí cụ thể, theo tiêu chuẩn chặt chẽ để đánh giá từ đó công nhận thành tích, kết quả đạt được. Việc công nhận cần phải được đưa thành các mức khác nhau, từ thấp đến cao, để các doanh nghiệp thấy được từng bước của sự nỗ lực đều có sự động viên, khích lệ để họ sẵn sàng hơn cho các bước phát triển hay thử thách tiếp theo cho đà phát triển xanh. Phát triển du lịch có trách nhiệm hay phát triển du lịch bền vững rất cần sự phát triển thực chất chứ không phải là hình thức và việc cấp giấy chứng nhận cũng sẽ cần rất chặt chẽ, trong quá trình thẩm định rất cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan để đảm bảo khách quan nhất cũng như đảm bảo việc cấp giấy đúng người đúng việc, chứ không xảy ra tình trạng cấp giấy chứng nhận tràn lan, dễ dãi thì sẽ dẫn đến tình trạng “mua bán” và mục tiêu phát triển xanh sẽ bị thất bại ngay trước khi chúng ta xuất phát. Việc thẩm định sau khi cấp nhãn theo chu kì một thời gian khoảng 2 năm hoặc 3 năm (tùy theo loại hình gây tác động) cũng thực sự cần thiết, nó cũng giống như việc đăng kiểm xe cơ giới, để đảm bảo doanh nghiệp vẫn cam kết với mục tiêu phát triển chung và cũng cho cộng đồng biết về sản phẩm tốt cũng như sản phẩm không còn tốt để người dùng lựa chọn, đánh giá, thúc đẩy hơn nữa sự phát triển xanh của doanh nghiệp cho cộng đồng, môi trường và xã hội. 3. Thách thû́c đối với doanh nghiệp du lịch phát triển theo hướng tăng trưởng xanh sau đại dịch Covid-19 Đại dịch covid thực sự là một cơn sóng thần kinh khủng, đã xóa đi bao thành quả xây dựng của ngành du lịch trong nhiều năm qua, làm cho nhiều doanh nghiệp phá sản và phải rời bỏ cuộc chơi, nhiều doanh nghiệp còn tồn tại cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trước mắt cho tới khi kiểm soát được tình hình dịch, cũng như khả năng phục hồi sau thời gian khủng hoảng quá dài. Vậy thách thức cho các doanh nghiệp du lịch để phát triển nhìn chung và phát triển xanh là rất lớn sau đại dịch; Thách thức, khó khân về vốn: Tới thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp đều rất cần vốn để tiếp tục duy trì và chuẩn bị cho sự quay trở lại và rõ ràng, sự ưu tiên đầu tiên của các doanh nghiệp là xây dựng lại hệ thống, tìm lại thị trường, nguồn khách hàng Vốn dĩ trước đây phát triển xanh cũng đã đòi hỏi có một sự đầu tư nhất định, giờ này càng trở nên khó khăn hơn với nhiều doanh nghiệp. Mức độ hồi phục của ngành: Theo tình hình dịch hiện tại, cuối năm 2021, nhiều chuyên gia phân tích thì phải tới hết năm 2023 thì du lịch mới có thể hồi phục dần và tới 2025 mới có thể cất cánh phát triển được, chính vì thế các doanh nghiệp sẽ rất chần chừ cho sự đầu tư vào du lịch khi chưa thấy 63
- Tổng cục Du lịch Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch mới vực được đạo”, tức là cần đảm bảo cuộc sống cho mình trước khi giúp người khác. Trước covid, truyền thông về du lịch có trách nhiệm đã bắt đầu được thực hiện khá phổ biến nhưng sau đại dịch, chúng ta không chắc các kênh truyền thông của điểm đến cũng như các doanh nghiệp sẽ còn được duy trì để tiếp tục nâng cao nhận thức của du khách để họ có thể cùng là một phần của sự phát triển xanh. 4. Kết luận. Sau một đại khủng hoảng, bắt đầu lại mọi thứ đều là rất khó khăn và đồng thời với mục tiêu cần phát triển xanh, phát triển có trách nhiệm thì lại là một thử thách không rất lớn cho mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong ngành du lịch. Nhưng cũng là một sự khởi đầu mới của một cuộc chơi mới, một sự bắt đầu mới để chúng ta có thể làm mọi thứ chuẩn chỉnh hơn, chuyên nghiệp hơn và coi việc phát triển kinh tế xanh là đòi hỏi bắt buộc sẽ giúp chính doanh nghiệp phát triển bền vững hơn, đóng góp cho mục tiêu phát triển bền vững của đất nước cũng như sự an lành của môi trường toàn cầu. Ngoài những nội dung chia sẻ trên, có vài ý kiến bổ sung, nhấn mạnh mong muốn để kết luận bài tham luận này như sau; Nhà nước cần có một cú hích để giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển xanh, doanh nghiệp cần một sự tham gia quyết liệu và dài hạn của quản lý nhà nước, từ thể chế, ngân sách, kế hoạch nội lực của nhà nước. Nhà nước cần rà soát lại các quy định để đảm bảo còn phù hợp hay cần có sự thông thoáng nhưng vẫn đủ răn đe, việc đánh thuế vào dịch vụ môi trường, đi kèm với chính sách khuyến khích, ưu đãi thuế, tăng chi ngân sách cho công nghệ xanh Ngoài việc đào tạo, thì truyền thông của cơ quan quản lý nhà nước hết sức quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp cũng như các bên tham gia vào quá trình kinh doanh, phát triển du lịch, nhưng hãy truyền thông một cách thường xuyên, lâu dài và bằng các cách khác nhau để đủ độ ngấm tới mọi người, tránh các kiểu truyền thông hình thức, truyền thông theo chiến dịch một thời gian ngắn rồi lại vụt tắt. Các doanh nghiệp cần coi phát triển xanh là yêu cầu đương nhiên của thị trường, của khách hàng sau đại dịch, vì cuộc đại khủng hoảng đã thay đổi nhiều thứ, cũng như sự tiến bộ của loài người, chúng ta không còn có thể kinh doanh đơn thuần như trước đây. Mục tiêu tăng trưởng xanh cần được điều chỉnh cho phù hợp, hoặc coi đó là mục tiêu song hành của sự tăng trưởng chung của doanh nghiệp, tránh việc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế xong rồi mới quay ra để làm mục tiêu tăng trưởng xanh, như thế sẽ dẫn đến xung đột và sẽ rất khó thực hiện. 65