Đề tài Xung đột về bảo hộ nhãn hiệu thông thường mang tên địa danh với nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận qua nghiên cứu tại tỉnh Quảng Ngãi

Bảo hộ nhãn hiệu mang tên địa danh bao gồm bảo hộ nhãn hiệu thông
thường, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể rất cần thiết để phục vụ cộng đồng và
phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Phương thức tiến hành bảo hộ nhãn hiệu, chủ
sở hữu nhãn hiệu đối với từng loại nhãn hiệu có sự khác nhau. Thực tiễn, có những nhãn
hiệu thông thường mang tên địa danh được bảo hộ nhưng khai thác không hiệu quả hoặc
không được khai thác nhưng chủ thể khác thực hiện đăng ký bảo hộ đối với những sản phẩm
cùng nhóm lại không thể tiến hành bởi gây nhầm lẫn. Bài viết phân tích, đánh giá (1) Quy
định của pháp luật hiện hành Việt Nam về vấn đề này; (2) Nghiên cứu một số trường trường
hợp nhãn hiệu thông thường mang tên địa danh nên khó khăn trong việc đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Ngãi 
pdf 13 trang xuanthi 03/01/2023 720
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Xung đột về bảo hộ nhãn hiệu thông thường mang tên địa danh với nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận qua nghiên cứu tại tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_xung_dot_ve_bao_ho_nhan_hieu_thong_thuong_mang_ten_di.pdf

Nội dung text: Đề tài Xung đột về bảo hộ nhãn hiệu thông thường mang tên địa danh với nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận qua nghiên cứu tại tỉnh Quảng Ngãi

  1. trademarks bearing geographical names so that having difficulties in registration for certification marks or collective marks protection through practice in Quang Ngai Province. Keywords: Conflict, common marks, collective marks, certification marks, geographical names. 1. Đặt vấn đề Từ thực tế các địa phƣơng cho phép doanh nghiệp sử dụng tên địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông thƣờng. Sau khi đƣợc bảo hộ doanh nghiệp có thể không khai thác hoặc có những doanh nghiệp bị phá sản nhƣng nhãn hiệu thông thƣờng vẫn còn thời hạn bảo hộ hoặc hết hiệu lực bảo hộ chƣa quá 5 năm. Khi các chủ thể khác đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể mang tên địa danh đó thì bị từ chối bảo hộ vì gây nhầm lẫn. Nhu cầu về bảo bộ nhãn hiệu mang tên địa danh đó (cùng nhóm) rất cần thiết để phục vụ cộng đồng và phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề này Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019) chƣa có những quy định cụ thể. Trên thực tế, một số địa phƣơng khi thực hiện lập hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể đã tiến hành tra cứu thông tin trên hệ thống thƣ viện số về sở hữu công nghiệp3 cho thấy nhãn hiệu đã đƣợc đăng ký bảo hộ nên không thể thực hiện đăng ký bảo hộ đối với những sản phẩm, dịch vụ đó. Qua nghiên cứu một số trƣờng hợp ở tỉnh Quảng Ngãi nhƣ khảo sát lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Lý Sơn” và tham vấn các chuyên gia cho thấy sự trùng lặp vì vậy không thể thực hiện đƣợc. Tƣơng tự địa danh Sa Huỳnh đã đƣợc Công ty Cổ phần du lịch Sa Huỳnh đăng ký nhãn hiệu “SA HUYNH TRAVEL JOINT-STOCK COMPANY S H Travel A H, hình” cho nhóm dịch vụ 39: “Dịch vụ hƣớng dẫn khách du lịch; vận chuyển hành khách; cho thuê xe; sắp xếp các chuyến du lịch; giữ chỗ cho các chuyến đi; đặt chỗ cho các chuyến đi”. Vì vậy, các chủ thể khác không thể đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sa Huỳnh”. Từ đó dẫn tới trƣờng hợp Phòng Kinh tế hạ tầng của hai huyện không thể đăng ký “Nhãn hiệu du lịch” mang tên Lý Sơn và Sa Huỳnh. Ngoài ra, qua nghiên cứu, tác giả nêu một số giải pháp khắc phục xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu thông thƣờng và nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận mang tên địa danh nhằm phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng, phục vụ cộng đồng. 3 373
  2. Ở một số nơi, chính quyền có những chính sách quy hoạch phát triển tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh rõ ràng làm cơ sở cho phép sử dụng tên địa danh hay không. Tuy nhiên, có những giai đoạn chƣa có văn bản quy hoạch tài sản trí tuệ mang tên địa danh nên những doanh nghiệp sử dụng tên địa danh để đăng ký nhãn hiệu. Mặt khác, một số trƣờng hợp nhãn hiệu chứng nhận, đôi khi tên địa danh sẽ không đƣợc bảo hộ trong trƣờng hợp tên địa danh đã đƣợc sử dụng quá phổ biến đến mức rộng rãi, mất đi đặc tính của nhãn hiệu là không còn khả năng phân biệt. Lúc này tên địa danh trong nhãn hiệu đã trở thành một tên gọi thông thƣờng, chẳng hạn bún bò Huế, bún chả Hà Nội, mì Quảng, Khi ấy, nếu tên địa danh đƣợc bảo hộ sẽ làm mất đảm bảo hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng. Trƣờng hợp nhãn hiệu “Bún bò Huế”, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận bún bò Huế ngày 25/11/2016 và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quyết định ban hành “Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế” . Theo đó, về nguyên tắc, khi nhãn hiệu chứng nhận đã đƣợc chấp thuận bảo hộ thì những cá nhân hay tổ chức nào có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu “bún bò Huế” hoặc “Huế” cho sản phẩm bún bò thì sẽ cần phải xin phép chủ sở hữu nhãn hiệu4. Hai là, nhãn hiệu mang tên địa danh không được sử dụng sau khi được bảo hộ Mục đích của pháp luật nhãn hiệu là để chủ sở hữu đƣa sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu vào sử dụng, khai thác thƣơng mại chứ pháp luật về nhãn hiệu không phải là công cụ để đầu cơ nhãn hiệu và càng không phải là chỉ để ghi nhận sự bảo hộ các nhãn hiệu đó trong đăng bạ quốc gia nhƣng không thực hiện thành những hàng hóa, dịch vụ cụ thể đáp ứng yêu cầu ngƣời tiêu dùng. Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định “Tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: Theo yêu cầu của người khác trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu không còn tồn tại và cũng không có người kế thừa hợp pháp hoặc không sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký trong 05 năm liên tục”. Quy định này nhằm mục đích để cho nhãn hiệu thực sự “đi vào cuộc sống” chứ không chỉ nằm trên danh bạ. Việc sử dụng nhãn hiệu mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho địa phƣơng, đặc biệt những nhãn hiệu mang tên địa danh phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế để giữ nhãn hiệu, chủ sở hữu tìm những biện pháp để biện minh có “sử dụng” trong thời hạn 05 năm nhƣ chủ nhãn hiệu có thể chỉ cần đăng một vài mẫu quảng cáo trên các phƣơng tiện 4 Quyết định 1623/QĐ- UBND ngày 13 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quyết định ban hành “Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế” . 375
  3. thực hiện bảo hộ tổng thể nhãn hiệu chứ không chỉ bảo hộ phần chữ gắn tên địa danh. Vấn đề này chƣa đƣợc luật hóa trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Bốn là, cần quy định tên địa danh có tính phổ quát ở địa phương không thuộc về bất cứ chủ sở hữu nhãn hiệu nào. Ví dụ các tên Đà Lạt, Lý Sơn, Phú Quốc, Cù Lao Chàm, việc các chủ thể sử dụng tên địa danh trong các nhãn hiệu bảo hộ cho các sản phẩm, dịch vụ cùng nhóm không xác định là trùng lặp và gây nhầm lẫn. Khi bảo hộ sẽ bảo hộ tổng thể nhãn hiệu chứ không bảo hộ riêng tên địa danh. 3. Xung đột sử dụng tên địa danh để bảo hộ nhãn hiệu thông thƣờng và nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận - qua nghiên cứu một số trƣờng hợp ở tỉnh Quảng Ngãi7 Quảng Ngãi là một tỉnh miền trung có nhiều sản vật địa phƣơng, làng nghề truyền thống. Năm 2013, cá bống và don sông Trà, kẹo gƣơng, quế Trà Bồng là 4 sản vật Quảng Ngãi đƣợc Tổ chức kỷ lục Việt Nam đƣa vào các danh sách đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Ngoài ra, song song với chƣơng trình OCOP – mỗi xã một sản phẩm, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách thiết thực nhằm xây dựng nhiều thƣơng hiệu cộng đồng và đã đạt đƣợc nhiều thành quả với rất nhiều nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận mang tên địa danh đã đƣợc bảo hộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó có nhiều sản phẩm nổi tiếng lâu đời, khi đăng ký xác lập quyền bảo hộ có yếu tố chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ của sản vật địa phƣơng nhằm mang lại lợi ích chung cho cộng đồng dƣới dạng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận thì không thể đăng ký do có yếu tố trùng hoặc gây nhầm lẫn. Chúng tôi xin đƣa ra ba trƣờng hợp: Trường hợp 1: Đường phèn, đường phổi Quảng Ngãi, đây là các loại đặc sản nức tiếng của Quảng Ngãi. Mỗi khi du khách ghé về Quảng Ngãi không thể thiếu món này về làm quà cho ngƣời thân. Bởi vậy, mỗi khi nhắc đến một thứ gì đó gợi nhớ nhiều kỉ niệm, ngƣời Quảng Ngãi hay truyền nhau câu ca rằng: “Ngọt nhƣ đƣờng cát, mát nhƣ đƣờng phèn, trong trắng đƣờng bông, thơm ngon đƣờng phổi”. Qua khảo sát trên thị trƣờng, có rất nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ đã in bao bì, nhãn mác đóng gói sản phẩm có ghi tên “Đƣờng phèn, đƣờng phổi Quảng Ngãi”. Trên các tài khoản mạng xã hội cũng nhƣ các website bán hàng trực tuyến, các sản phẩm với nhãn mác “Đƣờng 7 Sử dụng kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài ngiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu đề xuất giải pháp xác lập, quản lý, khai thác phát huy tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh ở tỉnh Quảng Ngãi” do PGS.TS Đoàn Đức Lƣơng làm chủ nhiệm, mã số 377
  4. Từ lâu, Sa Huỳnh đƣợc biết đến nhƣ một địa chỉ du lịch nổi tiếng với đƣờng bờ biển dài và đẹp. Cách đây hơn mƣời năm, đƣợc sự hỗ trợ của Tổng Cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tƣ xây dựng Sa Huỳnh thành một khu du lịch hoàn chỉnh, bao gồm cải tạo cơ sở hạ tầng, điện, đƣờng, xây dựng khách sạn, siêu thị, khu vui chơi, nghỉ dƣỡng và tắm biển Hiện Sa Huỳnh Resort đã đi vào hoạt động với đầy đủ dịch vụ và với mức giá cả hợp lý. Nhắc đến Sa Huỳnh, ngoài du lịch biển, ngƣời ta nghĩ ngay đến một địa chỉ du lịch về văn hóa. Bởi lẽ, văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba nền văn hóa lớn của cả nƣớc. Đến đây, du khách đƣợc khám phá nền văn hóa cổ với niên đại khoảng 3.000 năm trƣớc với những khu mộ chum đƣợc khai quật trải dài hơn 100 năm qua. Tuy nhiên, cho đến nay, du lịch Sa Huỳnh nói chung, những nỗ lực nhằm tạo điều kiện để du khách đến thăm thú các điểm di tích văn hóa Sa Huỳnh nói riêng, vẫn chƣa đƣợc nhƣ mong muốn. Công tác giới thiệu cho du khách về giá trị, ý nghĩa của các di tích văn hóa Sa Huỳnh trong tổng thể các di tích lịch sử văn hoá của tỉnh Quảng Ngãi chƣa đƣợc chú ý đúng mức. Có rất ít công ty lữ hành đƣa các điểm di tích văn hóa Sa Huỳnh vào các tuyến du lịch; vì vậy du khách vẫn còn gặp lúng túng khi muốn tham quan những địa điểm gò Ma Vƣơng, cồn cát Long Thạnh, làng ven biển Thạnh Đức. Để du khách đến với Sa Huỳnh không chỉ vì cảnh đẹp, tham quan nền văn hóa lâu đời, cần phải xây dựng đƣợc hệ thống quản lý và ban hành tiêu chuẩn chất lƣợng của các chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch. Để làm đƣợc điều này cần có một nhãn hiệu chứng nhận mang yếu tố địa danh Sa Huỳnh cho các dịch vụ về du lịch thuộc nhóm 39, 43. Tuy nhiên, việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sa Huỳnh” phải dừng lại do Công ty Cổ phần du lịch Sa Huỳnh đã đăng ký nhãn hiệu “SA HUYNH TRAVEL JOINT-STOCK COMPANY S H Travel A H, hình8” cho nhóm dịch vụ 39: “Dịch vụ hƣớng dẫn khách du lịch; vận chuyển hành khách; cho thuê xe; sắp xếp các chuyến du lịch; giữ chỗ cho các chuyến đi; đặt chỗ cho các chuyến đi”. Công ty này có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, chuyên về hoạt động du lịch. Thông thƣờng, yếu tố địa lý (gồm phần hình và phần chữ) trong nhãn hiệu trùng với tên địa lý tƣơng ứng của Việt Nam 8 379
  5. đồng bộ. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi cần phải có một nhãn hiệu chứng nhận mang tên địa danh Lý Sơn cho các dịch vụ phục vụ du lịch. Qua đó, các chủ thể muốn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận này cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lƣợng và chịu sự quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhãn hiệu. Có thể khẳng định, cảnh đẹp tại Lý Sơn là lý do khách du lịch lựa chọn cho lần đầu đặt chân đến đây, nhƣng chất lƣợng dịch vụ mới là yếu tố quyết định quay lại Lý Sơn. Khi đã có nhãn hiệu, du lịch Lý Sơn sẽ đƣợc biết đến rộng rãi không chỉ trong nƣớc mà đối với khách nƣớc ngoài dựa vào hiệu ứng truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội và giới thiệu từ chính khách du lịch. Qua trao đổi với ông Đặng Tấn Thành – phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết huyện đã có chủ trƣơng lập hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Lý Sơn” cho một số dịch vụ du lịch thuộc nhóm 39, 43. Qua tra cứu thông tin trên website của Cục Sở hữu trí tuệ cho thấy Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Lý Sơn đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông thƣờng “LYSONCO.,JSC S (hình)9” cho một số dịch vụ du lịch trong nhóm sản phẩm dịch vụ 39, 43. Vì vậy, UBND huyện Lý Sơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận nói trên thì sẽ bị từ chối do nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. 4. Giải pháp khắc phục xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu thông thƣờng và nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận mang tên địa danh nhằm phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng, phục vụ cộng đồng. 4.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Sử dụng nhãn hiệu theo khoản 5 điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ đƣợc hiểu là sử dụng một cách thực sự trong thƣơng mại liên quan đến hàng hóa/dịch vụ đã đăng ký. Trong trƣờng hợp nhãn hiệu đƣợc sử dụng trong thƣơng mại chỉ khác về chi tiết mà không dẫn đến làm thay đổi đặc tính phân biệt so với nhãn hiệu đăng ký đƣợc thể hiện trong văn bằng bảo hộ thì việc sử dụng này cũng đƣợc coi là sử dụng nhãn hiệu.” 9 381
  6. Sơn” đƣợc đề xuất là CÓ khả năng phân biệt với nhãn hiệu “LYSONCO.,JSC S (hình)” đang còn hiệu lực bảo hộ12. 4.2. Giải pháp đối với chính quyền địa phương - Xác lập nhãn hiệu mang tên địa danh: Với chính quyền địa phƣơng, cần sớm thống kê các sản phẩm, dịch vụ mang thƣơng hiệu cộng đồng của địa phƣơng để xác lập nhãn hiệu chứng nhận mang tên địa danh. Cụ thể là Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chuyên tiếp nhận và thẩm tra tất cả những tài sản trí tuệ mang tên địa danh, khả năng khai thác phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng để tránh việc sử dụng tràn lan và không có hiệu quả. - Hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể mang yếu tố địa danh: Những năm vừa qua, cùng với chƣơng trình OCOP – mỗi xã một sản phẩm, nhiều địa phƣơng đã có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hợp tác xã, hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ xác lập thành công các nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phƣơng. 4.3. Giải pháp cho doanh nghiệp - Sự đồng thuận trong sử dụng tên địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận: Trong một số giai đoạn nhiều doanh nghiệp đã thành lập và tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm, dịch vụ mang tên địa danh và đã đƣợc bảo hộ dƣới dạng nhãn hiệu thông thƣờng nhƣng sau đó, nhiều sản phẩm, dịch vụ không đƣợc khai thác hoặc khai thác không có hiệu quả. Trong khi đó, các sản phẩm, dịch vụ này lại đƣợc phát triển mạnh ở địa phƣơng và trở thành một thƣơng hiệu cộng đồng, đặc sản địa phƣơng. Khi các tổ chức tập thể là cơ quan nhà nƣớc, hợp tác xã, hiệp hội tiến hành xác lập nhãn hiệu nhằm phục vụ cộng đồng, các tổ chức có thể thƣơng lƣợng với các doanh nghiệp có văn bản gửi Cục Sở hữu trí tuệ với nội dung cho phép địa phƣơng sử dụng tên địa danh mà mình đăng ký trƣớc đó, đồng thời cam kết không khiếu nại việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu. Trƣờng hợp không đạt đƣợc sự đồng thuận vẫn tiến hành bảo hộ, trong đó tên địa danh chỉ là một bộ phận của nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ cùng nhóm. - Liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm mang yếu tố địa danh: Khó khăn của việc phát triển thƣơng hiệu cộng đồng là việc tìm kiếm các kênh tiêu thụ do các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến từ các hộ gia đình, cá nhân riêng lẻ, nguồn 12 Khi phân tích các thành tố trong “LYSONCO.,JSC S (hình)” nhận thấy trùng với tên thƣơng mại Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Lý Sơn (LYSONCO: công ty Lý Sơn, JSC: Công ty cổ phần) 383