Đề tàiThu hút vốn FDI vào phát triển du lịch xanh tại vịnh lan hạ, Cát Bà, Hải Phòng

Phát triển du lịch xanh là một xu thế của thế giới và Việt Nam. Thành phố Hải Phòng với hơn hai triệu dân, có vị
trị địa lý thuận lợi cho việc thu hút FDI vào phát triển du lịch xanh. Tuy nhiên, thời gian qua, lượng vốn FDI đầu tư vào lĩnh
vực du lịch, đặc biệt là du lịch xanh còn khá khiêm tốn, hầu như chưa có. Nhận thức được tầm quan trọng của FDI cho phát
triển kinh tế - xã hội thành phố và định hướng thu hút FDI vào du lịch xanh tại vịnh Lan Hạ, Cát Bà thời gian tới, nghiên
cứu này sẽ đi sâu tìm hiểu thực trạng thu hút FDI vào phát triển du lịch xanh vịnh Lan Hạ, giai đoạn 2009-2019 và đề
xuất một số giải pháp nhằm thu hút FDI vào phát tiển du lịch xanh tại vịnh Lan Hạ nói riêng và du lịch Cát Bà nói chung.
Từ khóa: Du lịch xanh, Hả 
pdf 15 trang xuanthi 03/01/2023 520
Bạn đang xem tài liệu "Đề tàiThu hút vốn FDI vào phát triển du lịch xanh tại vịnh lan hạ, Cát Bà, Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_taithu_hut_von_fdi_vao_phat_trien_du_lich_xanh_tai_vinh_l.pdf

Nội dung text: Đề tàiThu hút vốn FDI vào phát triển du lịch xanh tại vịnh lan hạ, Cát Bà, Hải Phòng

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 529 một số ưu đãi (như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, giá thuê đất, vị trí doanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên ) cho các nhà đầu tư hay bị các nhà đầu tư nước ngoài tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào, cũng như vẫn có thể bị chuyển giao những công nghệ và kỹ thuật lạc hậu [1; tr11] 2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI VÀO HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2009-2019 Hải Phòng được biết đến là một trong những địa phương thu hút FDI sớm nhất của cả nước. Trong những năm đầu, nguồn vốn FDI luôn ở mức thấp và không ổn định. Sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 diễn ra, tiếp đến là khủng hoảng nợ công châu Âu (năm 2010), số dự án FDI vào Việt Nam nói chung, Thành phố Hải Phòng nói riêng sụt giảm đáng kể. Giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn đột phá về thu hút vốn FDI của Hải Phòng. Giai đoạn này thành phố thu hút được 29 dự án cấp mới và 27 dự án tăng vốn với tổng số vốn đầu tư là 960,3 triệu USD. Năm 2016 là năm nổi bật nhất trong giai đoạn từ năm 2009 – 2016 khi mà số vốn đăng ký đạt 2.457,7 triệu USD. Hải Phòng đã vươn lên vị trí thứ hai của cả nước về thu hút nguồn vốn FDI. Đến năm 2018, các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Hải Phòng thu hút được hơn 2.504,1 triệu USD vốn FDI, tăng 75% so với kế hoạch năm và gấp 2,5 lần so với năm 2017. Trong đó, có 101 dự án cấp mới với số vốn gần 1.723 triệu USD; 48 dự án FDI điều chỉnh với số vốn tăng thêm 781,1 triệu USD. Năm 2019, tổng số dự án thu hút được là 136 với số vốn đầu tư là 1.312,6 triệu USD, đạt 100% về chỉ tiêu đề ra theo kế hoạch năm. Trong giai đoạn 2009 – 2019, Thành phố thu hút được 855 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đạt 14.881 triệu USD. Nhờ đó, Hải Phòng đang đứng ở vị trí thứ 7 trên cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bảng 1: Thực trạng thu hút FDI vào Hải Phònggiai đoạn 2009-2019 Vốn đăng ký Năm Số dự án Vốn thực hiện (triệu USD) 2009 47 636,5 120,9 2010 52 824,1 233,9 2011 56 960,3 335,5 2012 64 1.186,3 449,6 2013 66 1.881,9 768,0 2014 90 1.146,3 322,2 2015 80 967,5 268,1 2016 55 2.457,7 789,2 2017 60 1.003,9 214,8 2018 149 2.504,1 644,7 2019 136 1.312,6 621,6 Tổng số 855 14.881 4.433,3 Nguồn: Cục thống kê Hải Phòng Bảng 2.cho thấy dịch vụ lưu trú và ăn uống - một trong những dịch vụ cơ bản thiết yếu của hoạt động du lịch là lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở mức thấp với 7 dự án và tổng số vốn đầu từ chỉ đạt 25,9 triệu USD.
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 531 đây là những bè nổi của người dân sinh sống trên vịnh, nơi mà họ ở lại để trông coi những bè nuôi hải sản); làng chài Cái Bèo (hay còn gọi là làng chài Vụng O, là một trong những ngôi làng nổi cổ lớn nhất cả nước ở thời tiền Sử); đảo Khỉ (có chu vi khoảng 3 km, có 2 bãi tắm dạng vòng cung đó là bãi Cát Dứa 1 và bãi tắm Cát Dứa 2); đảo Nam Cát (hòn đảo nguyên sơ, yên bình); bãi tắm Vạn Bôi (đây là một điểm đến được khách du lịch lựa chọn để chèo thuyền Kayak cũng như bơi lội bởi nó nằm trong phần lặng sóng của vịnh, nước xanh mát và thắng cảnh đẹp), hòn Ba Trái Đào (khu vực này có bãi tắm tuyệt đẹp, cát trắng mịn, nước biển trong xanh); hang Sáng - hang Tối (thiên đường cho các cho du khách chèo Kayak với hệ thống hang động ngầm khá thú vị). Với khung cảnh tự nhiên hoang sơ, chưa có nhiều sự tác động của con người, vịnh Lan Hạ thực sự là một điểm đến thỏa mãn những yếu tố cần để phát triển hoạt động du lịch xanh. Bên cạnh đó những lợi thế chúng ta thấy rất rõ là vịnh Lan Hạ nằm rất gần khu bảo tồn di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Đây là địa thế rất thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên tại điểm đến của vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Cát Bà. Phải nhận thấy rằng vịnh Lan Hạ đã thỏa mãn rất nhiều tiêu chí về phát triển các loại hình du lịch xanh trên vịnh với các yếu tố thiên nhiên, địa lý, lịch sử, văn hóa xã hội. Ngoài ra, điểm đến này còn được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi của thành phố Hải Phòng về đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực dịch vụ du lịch, có lợi thế nguồn nhân lực lao động trẻ, dồi dào trong ngành dịch vụ chất lượng cao, bài bản, chuyên nghiệp, luôn thích ứng với môi trường làm việc mới. Hiện trạng môi trường khu vực vịnh Lan Hạ Vịnh Lan Hạ là một vịnh biển thuộc đảo Cát Bà. Do vậy, hiện trạng môi trường khu vực vịnh Lan Hạ không thể tách rời hiện trạng môi trường khu vực đảo Cát Bà. Các hoạt động kinh tế chính của đảo Cát Bà là du lịch và dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản. Vịnh Lan Hạ thường tiếp nhận các khách du lịch ngắm cảnh, du thuyền, diện tích vịnh Lan Hạ (tính tương đối) là 25.774.900 m2 tương ứng với 451.730.000 m3. Vịnh Lan Hạ có diện tích khá rộng, khả năng trao đổi nước lớn nên sức tải môi trường của vịnh cũng lớn. Hiện nay, tại vịnh Lan Hạ phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) với 47 bè gồm 1120 ô lồng, chiếm 14,5% số lượng lồng bè khu vực đảo Cát Bà. Lượng thải trong NTTS bao gồm phát thải từ lồng bè và lao động phục vụ NTTS khoảng 15 tấn BOD/năm, 28 tấn COD/năm, 83 tấn TSS/năm, khả năng đạt tải cao nhất khoảng 1% đối với PO43-. [10; tr4] Hiện nay, số lượng bè, giàn bè nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Cát Hải nói chung và khu vực Bến Bèo, vịnh Lan Hạ nói riêng đã vượt quá số lượng quy hoạch, vị trí neo đậu theo Nghị quyết số 25/2015/NQ-HĐND ngày 18/12/2015, Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 01/04/2016 của UBND thành phố Hải Phòng về việc việc phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030. Phần lớn các cơ sở này là tự phát, chưa tuân thủ theo quy định kỹ thuật, bảo vệ môi trường, địa điểm xây dựng các cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà và khu vực lân cận. Từ thực tế đó, năm 2018, UBND huyện Cát Hải đã lập dự thảo Báo cáo đánh giá tác động chính sách và đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND thành phố về cơ chế hỗ trợ đặc thù thực hiện sắp xếp, di dời và cắt giảm cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà. Số bè dự kiến cắt giảm từ năm 2018 đến năm 2020 là 290 bè: năm 2018 sẽ cắt giảm 90 bè, năm 2019
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 533 Hàng năm vùng nước ven đảo tiếp nhận khoảng 809 tấn BOD, 1381 tấn COD, 304 tấn Nts, 115 tấn Pts, 4693 tấn chất rắn lơ lửng, 584 tấn dầu mỡ, 702 tấn vật chất hữu cơ từ thức ăn thừa, 460 tấn phân vô cơ và 1,5 tấn hoá chất bảo vệ thực vật. Lượng chất thải này phần lớn không được xử lý mà đổ trực tiếp ra biển gây ô nhiễm cho vùng nước ven bờ, ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái. Hiện tại, khu Bến Bèo có 238 bè tương ứng với 3941 ô lồng chủ yếu nuôi các loại cá Song, cá Vược, cá Sủ (Phòng Môi trường, UBND huyện Cát Hải, 2018) [10]. Tính trung bình 9m2 /1 ô lồng thì diện tích nuôi trồng thuỷ sản khu Bến Bèo là 35.469m2. Theo ước tính, số dân trong khu vực Bến Bèo không lớn. Số lượng nhà hàng và khách sạn với sức chứa khoảng 100 khách. Vì vậy, lượng thải từ dân cư và khách du lịch trong khu vực không lớn. Tuy nhiên, cũng phải kể đến số lượng khách du lịch tập trung ăn uống tại các bè nuôi cá. Ước tính, vào các tháng cao điểm có khoảng 300-500 khách du lịch tới ăn uống tại các bè nổi, nhưng vào các ngày bình thường lượng khách giảm chỉ bằng 10%. Theo nghiên cứu của Viện tài nguyên Môi trường biển, tại khu Bến Bèo đã đạt tải từ 26,84% đối với Phosphat đến 316% đối với amoni. Ngoài ra, nước tại Bến Bèo đã bị ô nhiễm nitrit với hàm lượng vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT đối với chất lượng nước mặt (10µg/l) [10, tr4]. Như vậy, với việc phát triển nuôi lồng bè tại Bến Bèo như hiện nay đã vượt quá sức tải của thuỷ vực. Mặc dù có khả năng trao đổi nước khá lớn, nhưng lượng phát thải từ hệ thống lồng bè và chất thải của lao động phục vụ trong nuôi trồng thuỷ sản đã làm gia tăng hàm lượng nitrit và amoni trong nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái. Cần thiết có biện pháp giảm thiểu hoặc xử lý chất thải trong nuôi trồng thuỷ sản để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. Đối với Vịnh Lan Hạ, chỉ nên phát triển NTTS trong khoảng 5.966 lồng tương ứng với 53.699m2, khả năng tiếp nhận khách du lịch tham quan vịnh khoảng 14.187 khách/ngày. Tuy nhiên, nên xem xét kỹ việc nuôi trồng thuỷ sản tại Vịnh Lan Hạ. Quản lý nhà nước theo định hướng phát triển du lịch xanh Việt Nam đã ban hành 03 luật bảo bệ môi trường: Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, số 29-L/CTN; Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, số 52/2005/QH11 và gần nhất là Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, thể hiện những bước tiến nhanh chóng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Luật pháp của Việt Nam về bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường biển ngày càng hoàn thiện, nhưng hiệu lực thi hành còn hạn chế. Tại các vùng nước cảng biển và biển ven bờ, chất thải từ hoạt động hàng hải, hoạt động du lịch và từ đất liền chưa được kiểm soát chặt chẽ. Hệ thống pháp luật thường không quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức và quan hệ phối hợp giữa các tổ chức này. Văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường nói chung và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ nhiều nguồn khác nhau nói riêng còn thiếu và chưa đồng bộ. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường cũng chưa đồng bộ, thiếu vắng nhiều quy chuẩn về môi trường trầm tích và sinh vật Phát triển du lịch Cát Bà nói chung và du lịch vịnh Lan Hạ nói riêng theo hướng tăng trưởng xanh là định hướng phát triển du lịch được UBND thành phố Hải Phòng và UBND huyện Cát Hải chú trọng. Để đối phó với nguy cơ ô nhiễm môi trường, huyện Cát Hải đã thành lập Ban quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà để quản lý các vịnh cũng như quản lý các vấn đề nuôi trồng thuỷ sản. Huyện đã tiến hành di dời và sắp xếp một số điểm nuôi trồng
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 535 CÔNG TY TNHH DU LỊCH DỊCH VỤ THỦY SẢN Công ty trách nhiệm hữu hạn Chi cục Thuế huyện Cát Hải 2 THƯƠNG MẠI THÙY TRANG ngoài NN 3 CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TÙNG LONG Công ty CP ngoài NN Chi cục Thuế khu vực Hồng Bàng - An Dương 4 CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẢO CÁT DỨA Công ty CP ngoài NN Chị cục Thuế huyện Cát Hải 5 CÔNG TY CỔ PHẦN KHU DU LỊCH ĐẢO CÁT BÀ Công ty CP ngoài NN Chi cục Thuế huyện Cát Hải 6 CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THANH BÌNH Công ty CP ngoài NN Chi cục Thuế khu vực Lê Chân - Dương Kinh 7 CÔNG TY TNHH ĐẢO CÁT Trách nhiệm hữu hạn ngoài NN Chi cục Thuế khu vực Lê Chân - Dương Kinh Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, năm 2020 Qua bảng 4 có thể thấy các doanh nghiệp đã đầu tư vào vịnh Lan Hạ trong 10 năm qua đều là các doanh nghiệp trong nước. Loại hình doanh nghiệp chủ yếu là cổ phần ngoài nhà nước và TNHH ngoài nhà nước. Các doanh nghiệp này phần lớn có quy mô vừa và nhỏ. Không thể phủ nhận đây là những doanh nghiệp tiên phong mở đường cho du lịch Cát Bà tạo nên những điểm du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái tại những hòn đảo hoang trên vịnh Lan Hạ. Tuy nhiên, xét từ khía cạnh đầu tư cũng phải phải thẳng thắn nhìn nhận rằng vì là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sẽ có những hạn chế. Thứ nhất, là hạn chế về vốn và khả năng huy động. Nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được trông đợi từ nhiều con đường khác nhau như nguồn tự có, từ người thân, bạn bè, vay từ các tổ chức tín dụng hay từ thị trường chứng khoán Tuy nhiên, thông thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ mạnh, đủ uy tín và niềm tin để có thể được vay vốn ở các ngân hàng thương mại và huy động vốn thị trường chứng khoán. Vì thế, các doanh nghiệp chỉ có thể huy động vốn từ người thân hoặc từ các thị trường phi chính thức để đáp ứng nhu cầu của mình. Vì hạn chế về vốn và khả năng huy động vốn nên sẽ dẫn đến tình trạng đầu tư nhỏ lẻ, không liên tục, không có tính hệ thống và không theo quy hoạch. Thực tế cho thấy một số doanh nghiệp đang đầu tư vào vịnh Lan Hạ đã đầu tư xây dựng các công trình khi chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận đầu tư dự án, không có hồ sơ pháp lý về đầu tư xây dựng, không có giấy phép xây dựng và không đủ điều kiện để cấp phép xây dựng. Thứ hai, khả năng xung đột giữa lợi ích tư nhân và lợi ích xã hội. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hình thành bằng nguồn vốn tự có, vì thế mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp trước hết phải vì lợi ích của chính họ. Do đó, xung đột lợi ích sẽ xảy ra vì lợi ích trước mắt của doanh nghiệp không phải bao giờ cũng trùng với lợi ích lâu dài của xã hội. Những biểu hiện của xung đột lợi ích này khá phong phú và đa dạng như: ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt, thiếu quan tâm đến vấn đề môi trường, hạn chế việc công khai minh bạch tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp khi đầu tư vào vịnh Lan Hạ đã không lập, trình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, không có các thủ tục về phòng cháy chữa cháy, không có giấy phép kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, dịch vụ lưu trú. Về nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, một số doanh nghiệp đã không thực hiện kê khai, nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế. Tóm lại, Trong những năm qua, lượng vốn đầu tư vào vịnh Lan Hạ chủ yếu là nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Lan Hạ chưa thu hút được nguồn vốn FDI vào phát triển du lịch. Định hướng của thành phố là phát triển du lich vịnh Lan Hạ nói
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 537 và Môi trường biển [10], với khả năng tải xã hội, khả năng tải sinh thái và khả năng tải thực tế thì sức chứa của đảo có thể lên đến 1,6 triệu du khách/năm. Tuy nhiên, theo thống kê của Sở Du lịch Hải Phòng, năm 2019 du lịch Cát Bà đón hơn 2,8 triệu lượt khách, cho thấy đảo Cát Bà đã có dấu hiệu quá tải, là do mật độ khách tập trung cao vào mùa du lịch. Vì vậy, để phát triển du lịch bền vững thì cần cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng lịch vụ và lồng ghép các hoạt động nâng cao ý thức của người dân địa phương, doanh nghiệp và du khách, có sự giám sát chặt chẽ của các đơn vị chức năng về vấn đề bảo vệ môi trường xanh. Huyện Cát Hải cần thực hiện định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường và giám sát biến động môi trường trên quần đảo Cát Bà nói chung và vịnh Lan Hạ nói riêng. Xây dựng hệ thông tin ứng phó sự cố môi trường; cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái và tổn hại tài nguyên; xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng và động thái môi trường, cập nhật, lưu trữ và cung cấp thông tin cho quá trình quản lý. Cảnh báo môi trường và tài nguyên được đưa ra trên cơ sở phân tích và đánh giá xu thế diễn biến tài nguyên và môi trường, dựa trên các tài liệu quan trắc và các dữ kiện phát triển kinh tế - xã hội. Vùng vịnh Lan Hạ có nhiều khả năng xảy ra các sự cố môi trường như dâng cao mực biển và nước dâng trong bão, thuỷ triều đỏ, tràn dầu và hoá chất do cháy nổ và tai nạn tàu thuyền Hệ thông tin ứng cứu sự cố môi trường sẽ góp phần đưa ra các biện pháp giảm thiểu ngay sau khi phát hiện xảy ra các sự cố môi trường. Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch xanh vịnh Lan Hạ, thành phố Hải Phòng cần có những đề xuất cụ thể cho việc xây dựng điểm đến du lịch xanh dựa trên bộ tiêu chí “Đánh giá để cấp nhãn du lịch xanh cho điểm tham quan du lịch” của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Phát triển du lịch xanh vịnh Lan Hạ cần phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí xanh trong việc: Xây dựng nội quy xanh; Xây dựng công trình, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và văn hóa; Xử lý rác thải theo quy trình xanh; Xây dựng bãi đỗ xe, bến tàu xanh; Xây dựng nhà vệ sinh công cộng xanh; Xây dựng hệ thống nhà hàng xanh. Đảm bảo được môi trường tự nhiên trong lành, nguyên sơ là điều kiện tiên quyết để có thể thu hút được vốn đầu tư FDI vào phát triển du lịch xanh vịnh Lan Hạ nói riêng và du lịch Cát Bà nói chung. Thành phố cần tiếp tục mở rộng, phát triển các ý tưởng và tham gia tích cực vào các hoạt động của Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế xanh. Phối hợp với UNESCO để làm tốt hơn công tác bảo tồn, phát huy, quảng bá Cát Bà ra thế giới. 5.3. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút vốn FDI Thành phố Hải Phòng cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào du lịch xanh tại vịnh Lan Hạ, Cát Bà. Cụ thể, có chính sách ưu tiên, hỗ trợ đầu tư như xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nhân lực, hỗ trợ thông qua ưu đãi thuế, giải phóng mặt bằng, bằng nguồn ngân sách tại chỗ. Thành phố cần nhất quán trong tư tưởng và hành động về quan điểm thu hút, huy động, khuyến khích đầu tư. Khi giải quyết công việc cụ thể có liên quan đến việc đầu tư phải đặt quyền lợi nhà đầu tư lên trên hết. Điều cần thiết là thái độ rõ ràng, dứt khoát của các nhà lãnh đạo địa phương, có như vậy mới xóa được những rào cản vô hình từ những tắc trách, nhũng nhiễu của cấp thừa hành.
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 539 5.5. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để phát triển cũng như thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao. Không chỉ “trải thảm đỏ” thu hút nhân tài mà cần tạo ra một môi trường làm việc đúng nghĩa với cơ chế thông thoáng và có những cầu nối giao lưu, những dự án cụ thể để phát huy khả năng của họ. Cần nâng cao nhận thức thông qua đào tạo về du lịch xanh, trước hết là đối với các nhà quản lý ngành Du lịch của thành phố Hải Phòng, các nhà quản trị doanh nghiệp ngành du lịch, về nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch xanh. Có kế hoạch đào tạo ở nước ngoài đối với các cán bộ chuyên môn và cán bộ quản lý để quản lý du lịch xanh, tăng trưởng xanh và kinh tế xanh. Nhận thức trên cần được biến thành hành động cụ thể trong quản lý quy hoạch, trong thẩm định và thực hiện các dự án đầu tư vốn FDI trong việc phát triển sản phẩm du lịch xanh tại Vịnh Lan Hạ, Cát Bà, Hải Phòng. 6. KẾT LUẬN Việc thu hút vốn FDI vào phát triển du lịch xanh vịnh Lan Hạ có ý nghĩa quan trong tới sự phát triển kinh tế nói chung, kinh tế du lịch nói riêng ở Cát Bà cũng như thành phố Hải Phòng. Đây sẽ là sự thuận lợi để thực hiện việc bảo vệ môi trường, phục hồi và giữ nguyên trạng vẻ hoang sơ của vịnh Lan Hạ. Hoạt động thu hút vốn FDI vào vịnh Lan Hạ trong thời gian tới chắc chắn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Vì vậy, một số giải pháp nêu trên thiết nghĩ sẽ góp phần khắc phục những tồn tại, phát huy thế mạnh của địa phương và giúp thu hút FDT trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Huy Nhượng (2006), “Một số biện pháp thúc đây việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tai Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Cao Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Phương Hoa (2008), “Đánh giá sức tải môi trường vùng ven đảo Cát Bà phục vụ cho phát triển bền vững”, Viện Tài nguyên và Môi trường biển. 3. Chuyên Trang Thống kê Cổng thông tin điện tử Bộ giao thông vận tải, Hải Phòng: “Chấm dứt hoạt động tàu du lịch không đủ điều kiện”, truy cập ngày 05/06/2018, cham-dut-hoat-dong-tau-du-lich-khong-du-dieu-kien.aspx 4. Nguyễn Tăng Huy (2011), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. TTHL_125/461/2/Toan%20van.114.pdf 5. Nguyễn Thị Hoài Thanh (2020), “Thúc đẩy du lịch xanh thông qua chứng nhận du lịch xanh”, Tạp chí Công Thương, truy cập ngày 13/04/2020, qua-chung-nhan-du-lich-xanh-70684.htm 6. Nguyễn Tuấn Dũng (2015), “Thu hút FDI vào phát triển du lịch biển, đảo”, truy cập ngày 6-4-2021, http:// vtr.org.vn/thu-hut-fdi-vao-phat-trien-du-lich-bien-dao.html 7. Nguyễn Văn Đính (2020), “Phát triển du lịch xanh Việt Nam”, truy cập ngày 23/06/2020, net.vn/phat-trien-du-lich-xanh-viet-nam.html. 8. Sở Thuỷ Sản (2007), “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thuỷ sản thành phố Hải Phòng đến năm 2020”.