Giáo trình Môi trường du lịch -Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu

Giáo trình Môi trƣờng du lịch được chia thành 4 chương:
Chương 1: Khái quát về môi trường du lịch
Chương 2: Môi trường và phát triển du lịch bền vững
Chương 3: Quản lý và bảo vệ môi trường 
pdf 82 trang xuanthi 05/01/2023 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Môi trường du lịch -Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_moi_truong_du_lich_truong_cao_dang_nghe_du_lich_v.pdf

Nội dung text: Giáo trình Môi trường du lịch -Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu

  1. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu trường hấp dẫn, trong sạch không bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để các khách sạn và cơ sở kinh doanh du lịch quảng bá hình ảnh để thu hút khách. 3.2.1.5. Bảo vệ môi trường có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch. Vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói chung cần có sự tham gia tích cực của khách du lịch. Không gian trong các khách sạn là điều kiện thuận lợi để tác động, tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục khách du lịch có ý thức bảo vệ môi trường khi đi du lịch. Thông qua các hoạt động bảo vệ môi trường cụ thể hoặc các ấn phẩm tuyên truyền, các khách sạn sẽ giúp khách du lịch tiếp cận với những thông tin về công tác này tại các điểm du lịch. Thời gian lưu trú tại khách sạn thường chiếm phần lớn thời gian của chuyến đi du lịch, do vậy các khách sạn và cơ sở kinh doanh du lịch là địa điểm thuận lợi cho các hoạt động thông tin, tuyên truyền về bảo vệ môi trường. 3.2.2.Những tác động về môi trƣờng của khách sạn Qua điều tra thực tế, có thể thấy rằng khách sạn và cơ sở kinh doanh du lịch gây tác động đến môi trường chủ yếu thông qua vấn đề tiêu thụ năng lượng, nước làm phát sinh các loại rác thải, khí thải. 3.2.2.1. Tiêu thụ năng lượng Tiêu thụ năng lượng là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Để cung cấp năng lượng cần phải sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như than, dầu lửa, khí đốt, Việc khai thác những nguồn tài nguyên này đã làm suy thoái môi trường tự nhiên. Do vậy, tiết kiệm năng lượng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là một biện pháp góp phần bảo vệ môi trường. Trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịch, năng lượng chủ yếu được sử dụng dưới dạng điện năng hoặc nhiên liệu để thắp sáng, làm lạnh, vận hành các thiết bị đun nước nóng. Lượng năng lượng tiêu thụ trong các cơ sở này thường rất lớn, được thể hiện qua tỷ trọng chi phí cao về năng lượng trong tổng chi phí vận hành của cơ sở. Năng lượng được tiêu thụ nhiều nhất trong các hoạt động chính như: khu vực phòng ngủ, nhà hàng, chế biến món ăn và các khu vực dịch vụ bổ sung. Trong các khách sạn và cơ sở kinh doanh du lịch, có nhiều thiết bị sử dụng năng lượng điện như: máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị chiếu sáng, kho lạnh, thiết bị văn phòng, thang máy, máy giặt và sấy, Một số trang thiết bị sử dụng nhiên liệu như lò hơi, bếp than, xe ô tô, Như vậy, khi du lịch phát triển, số lượng du khách tăng lên, hệ thống các khách sạn và cơ sở kinh doanh du lịch được mở rộng thì mức độ tiêu thụ năng Trang 60
  2. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 3.2.2.4. Khí thải Khí thải có chứa những chất độc hại gây tác động rất lớn đến môi trường, đặc biệt là khí CFC, một trong những nguyên nhân làm thủng tầng ozon của trái đất, gây hiệu ứng nhà kính. Hoạt động của các khách sạn và cơ sở kinh doanh du lịch cũng làm phát sinh một lượng đáng kể khí thải độc hại. Các loại khí thải này chủ yếu bao gồm khí CFC từ các thiết bị làm lạnh và từ các máy điều hòa nhiệt độ, khí thải từ các lò đốt bằng nhiên liệu như than, gas, dầu và khí thải từ các phương tiện vận chuyển. Ngoài ra, khu vực bếp, nhà hàng, nhà giặt cũng làm phát sinh mùi hôi gây ô nhiễm không khí và môi trường. Giảm lượng khí thải độc hại cần được coi là mục tiêu quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. 3.2.3.Phƣơng pháp đánh giá tác động về môi trƣờng của khách sạn Để đánh giá mức độ tác động của các khách sạn đến môi trường, các nhà quản lý có thể sử dụng “phương pháp đánh giá theo khung tiêu chuẩn đã được xác định từ trước”. Khung tiêu chuẩn thực chất là các giá trị ngưỡng của các tiêu thức khác nhau về môi trường, được dùng để so sánh và đo lường. Các giá trị ngưỡng có thể trở thành tiêu chuẩn bắt buộc phải thực hiện nhưng cũng có thể là những yêu cầu khuyến khích thực hiện hoặc tùy chọn. Mức độ tác động đến môi trường của khách sạn có thể được đánh giá là tốt, trung bình hoặc kém tùy vào việc so sánh số liệu thu thập được của từng khách sạn với các giá trị ngưỡng. Quy trình đánh giá có thể được thực hiện theo các bước sau: - Xác định giá trị ngưỡng. - Xây dựng phiếu điều tra. - Kiểm tra và đánh giá. 3.2.3.1. Xác định giá trị ngưỡng. Việc xác định giá trị ngưỡng cần lưu ý một số vấn đề sau: - Lựa chọn các tiêu thức về môi trường cần lập giá trị ngưỡng: đối với các khách sạn có thể chọn tiêu thức về năng lượng, nước sạch, chất thải rắn, nước thải. - Giá trị ngưỡng chủ yếu được thiết lập ở dạng tỷ số như: + Suất tiêu thụ năng lượng (Kwh/ngày hoặc Kwh/năm). + Suất tiêu thụ nước (m3/ngày) - Các giá trị ngưỡng được thiết lập phụ thuộc vào quy mô, thứ hạng của khách sạn và đặc điểm thời tiết, khí hậu của khu vực địa lý nơi khách sạn được xây dựng. Trang 62
  3. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu phục vụ tại các khách sạn và cơ sở kinh doanh du lịch, những nhà sản xuất cung ứng cho các cơ sở lưu trú và kể cả khách du lịch tự nguyện đưa ra các sáng kiến thực hiện các biện pháp quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm. Cần phổ biến thông tin đầy đủ, giáo dục nâng cao nhận thức trong ngành về ảnh hưởng của chất thải từ các hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tới môi trường và tới sức khỏe con người, về yêu cầu bảo vệ môi trường để phát triển bền vững ngành du lịch. 3.2.4.3. Quản lý môi trường từ cấp cơ sở Mỗi khách sạn và cơ sở kinh doanh du lịch có vị trí, mức độ tiện lợi, quy mô khác nhau, có những yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Vì vậy, từng cơ sở lưu trú du lịch phải xây dựng kế hoạch hành động cho đơn vị mình, đặt mục tiêu, phân công theo dõi và kiểm soát theo mục tiêu đã đề ra hàng năm. Chú trọng việc sử dụng tài nguyên một cách bền vững, giảm tiêu thụ quá mức, giảm xả thải, thực hiện quy trình thu gom, phân loại, bảo quản và xử lý an toàn các loại chất thải khác nhau. 3.2.4.4. Quản lý môi trường theo nguyên tắc 3R (Reuse – Reduce – Recycle). Sử dụng các biện pháp để xử lý môi trường theo nguyên tắc: - Tái sử dụng (Reuse): các cơ sở lưu trú du lịch có thể sử dụng lại các vật dụng để không tạo thành rác thải. Ví dụ như sử dụng hộp bằng nhựa, gốm, để đặt xà phòng, nước gội đầu cho các buồng khách hàng ngày; sử dụng những mẩu giấy còn thừa để làm sổ ghi chép; sử dụng chất thải như thực phẩm, thức ăn dư thừa để chăn nuôi lợn, gà (nuôi tại các cơ sở lưu trú hoặc đưa về các trại chăn nuôi gia súc); nước thải đã qua xử lý để phục vụ cho việc tưới cây; - Giảm thiểu chất thải (Reduce): trên nguyên tắc nghiên cứu thay thế, tiết kiệm các nguyên vật liệu đầu vào, tiết kiệm năng lượng, nước, thay đổi công nghệ, thiết bị theo hướng giảm thải. Cần đặc biệt quan tâm tới giảm chất thải độc hại, chất thải không thể phân hủy được. - Tái chế chất thải (Recycle): phân loại các loại thủy tinh, giấy, bìa, nhựa, lon, hộp, những loại rác thải có thể tái chế lại rồi liên hệ với nơi sản xuất, thu mua lại theo định kỳ. 3.2.5. Các biện pháp bảo vệ môi trƣờng trong khách sạn 3.2.5.1. Quản lý năng lượng A. Mục tiêu Mục tiêu của quản lý năng lượng là nhằm hiểu rõ năng lượng được sử dụng như thế nào trong các khách sạn để từ đó tìm các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Để thực hiện được những mục tiêu như trên thì các khách sạn cần tiến hành một số công việc sau: Trang 64
  4. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu C3 : hệ số đối với thực phẩm và rau quả. Suất tiêu thụ năng lượng lý thuyết là: R2 = C1 + C2 + C3 * Đánh giá mức tiêu thụ năng lượng của khách sạn: - Nếu R1 (R2 + 20%): mức tiêu thụ năng lượng của khách sạn là quá cao. D. Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng - Lắp điện kế và đồng hồ đo tại các khu vực dịch vụ tiêu thụ nhiều điện; theo dõi và tập hợp số liệu thống kê lượng điện tiêu thụ hàng tháng tại các bộ phận (thông qua các thiết bị kỹ thuật để đo và thông qua các hóa đơn tiêu thụ ). Việc theo dõi các chỉ số về mức tiêu thụ điện giúp khách sạn xác định được những tình huống bất thường về tiêu thụ năng lượng và có thể tính toán xác định được các chỉ tiêu định mức tiêu thụ cho từng khu vực, từ đó có những phương án sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng. - Thành lập Ban quản lý năng lượng nhằm tư vấn và đưa ra những giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng cho khách sạn. - Sử dụng các biện pháp nhằm giảm tổn thất điện ở các khu vực chính: + Khu vực tiền sảnh: bố trí khách ở tầng thấp trước để giảm nhu cầu sử dụng cầu thang máy; bố trí tủ cắt điện từng phòng tại khu vực lễ tân hoặc sử dụng điều khiển cảm ứng hay bộ định thời gian thăm dò khu vực không có khách để tắt điện; tận dụng ánh sáng mặt trời; đóng cửa lại ngay sau khi khách đã ra hoặc vào khách sạn để tránh thất thoát nhiệt khi đang sử dụng điều hòa. + Khu vực văn phòng: sử dụng các thiết bị văn phòng có biểu tượng ngôi sao năng lượng (energy star); cài đặt hệ thống máy tính ở chế độ “ngủ” khi không sử dụng. Hoạt động này có thể giảm mức tiêu thụ điện xuống 60% so với máy đang hoạt động bình thường. + Bộ phận buồng: điều chỉnh nhiệt độ điều hòa trong phòng (mùa hè cài đặt nhiệt độ 25 – 26oC, mùa đông 22 – 24oC), đặt nhiệt độ nước nóng thích hợp (40 – 50oC tại buồng ngủ và 60oC trong bếp). Tận dụng ánh sáng và không khí tự nhiên khi dọn phòng. Đóng các rèm trên cửa sổ để ngăn sức nóng, giảm tải điều hòa và chi phí điện. Sử dụng rèm 2 lớp: lớp phản chiếu làm bằng nhựa tổng hợp màu sáng (thường là màu trắng bạc) và lớp cách nhiệt (thường bằng nỉ nhung hoặc vải dày). Sử dụng chìa khóa thẻ tự động bật tắt nguồn điện khi khách ra khỏi phòng. + Bộ phận kỹ thuật: thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy móc và trang thiết bị điện, đặc biệt là hệ thống điều hòa; định kỳ vệ sinh hệ thống phin lọc khí (để cung cấp gió tốt hơn và giảm năng lượng tiêu hao của hệ thống quạt gió) và hệ thống làm lạnh (để đảm bảo cung cấp nhiệt lượng trao đổi tốt hơn). Trang 66
  5. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu + Định kỳ làm vệ sinh bộ lọc gió, tháp giải nhiệt của máy điều hòa không khí để loại bỏ bụi, làm sạch bề mặt trao đổi nhiệt, tăng hiệu suất sử dụng của máy. + Tất cả các ống dẫn khí cần được đảm bảo độ kín và bảo ôn tốt. + Bố trí thiết bị đúng cách: dàn nóng đặt ở nơi thoáng mát, tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thiết bị, không để dàn lạnh thổi trực tiếp vào khách, không bố trí dàn lạnh quá gần quạt hút gió. - Giải pháp tiết kiệm điện cho hệ thống chiếu sáng: + Thay thế hệ thống chiếu sáng hiệu suất thấp (bóng sợi đốt) bằng các thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện (bóng compact) vẫn đáp ứng được nhu cầu ánh sáng đồng thời mang lại hiệu quả trong tiết kiệm năng lượng. + Đối với các thiết bị chiếu sáng ngoài trời sử dụng các thiết bị tự động bật tắt theo thời gian. Sử dụng đèn năng lượng mặt trời. - Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống nước nóng: + Thay thế các bình nước nóng cục bộ cho từng phòng bằng các bình nước nóng trung tâm sử dụng dầu DO để gia nhiệt cho nước lạnh. + Gia nhiệt cho nước bằng các bình nước nóng năng lượng mặt trời trước khi đưa vào các bình nước nóng sử dụng điện. - Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống bơm nước thủy cục và thang máy: + Lắp đặt thêm bộ biến tần nhằm điều chỉnh thích hợp áp lực nước trên đường phân phối cho máy bơm nước thủy cục theo nhu cầu cấp nước thực tế. + Lắp biến tần cho các động cơ thang máy theo nhu cầu thực tế của tải. - Sử dụng các thiết bị làm việc với thời gian ngắn, không quy định thời gian làm việc vào các giờ thấp điểm để giảm giá thành điện. - Điều khiển tắt mở các thiết bị, đèn chiếu sáng từng khu vực theo các quy định cụ thể ứng với nhu cầu sử dụng. 3.2.5.2. Quản lý nước A. Mục tiêu Mục tiêu của quản lý nước là nhằm làm rõ nước được sử dụng như thế nào trong các khách sạn và cơ sở kinh doanh du lịch, từ đó đề ra các biện pháp tiết kiệm nước và thực hiện tái sử dụng nước một cách tối đa. Để thực hiện các mục tiêu này cần tiến hành một số công việc sau: - Thu thập số liệu về tiêu thụ nước qua các hóa đơn thanh toán, thống kê công suất sử dụng phòng, các số liệu kỹ thuật của các thiết bị. - Lắp đồng hồ nước để tính tỷ trọng lượng nước tiêu thụ của các khu vực tiêu thụ nước nhiều nhất. - Xác định các khả năng tiết kiệm nước. Ước tính chi phí và lợi ích mà các biện pháp tiết kiệm nước mang lại. Trang 68
  6. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu - Nếu C1 (C2 + 20%): mức tiêu thụ nước của khách sạn là quá cao. D. Một số biện pháp tiết kiệm nước cụ thể - Giảm áp lực nước. - Giảm lượng nước trong bồn dội vệ sinh: cần sử dụng từ 5 đến 7 lít nước trong bồn dội vệ sinh là đủ. - Bơm nước lên các bể chứa trên cao vào giờ thấp điểm để có thể sử dụng nước vào các giờ khác. - Tuyên truyền, vận động nhân viên và khách cùng tiết kiệm nước bằng cách dán các khẩu hiệu và biểu tượng vui ở chỗ dễ thấy để nhắc nhở mọi người. - Hướng dẫn khách cách sử dụng các thiết bị nước nóng. - Sử dụng máy nước nóng có thiết bị trộn không khí, vừa tạo dòng nước có áp lực mạnh, vừa tiết kiệm lượng nước tiêu thụ. - Sử dụng các thiết bị đạt hiệu suất sử dụng cao: + Lắp đặt các thiết bị ngắt nước tự động, vòi nước có bộ phận cảm biến hồng ngoại tại các khu vực công cộng. + Lắp lưới hạn chế dòng chảy ở đầu vòi nước. - Xử lý nước thải một cách hợp lý: + Trồng các loại cây cảnh thích hợp với khí hậu tại địa phương, như các loại cây tiêu thụ ít nước hoặc các loại cây thích hợp với vùng nước mặn. + Cho nước thải thấm trực tiếp vào đất. + Không thải nước thải trực tiếp ra sông, hồ, biển. - Giảm lượng nước tiêu thụ (đầu vào) sẽ làm giảm lượng nước thải (đầu ra). - Thường xuyên kiểm tra và làm vệ sinh các xi – phông. - Những khách sạn có sân vườn rộng có thể tái sử dụng nước thải đã qua xử lý để tưới vườn cây. Nhờ đó có thể tiết kiệm được một lượng nước sạch đáng 3.2.5.3. Quản lý chất thải A. Mục tiêu Mục tiêu của quản lý rác thải trong các khách sạn và cơ sở kinh doanh du lịch nhằm giảm thiểu, tái sử dụng và đổ bỏ rác một cách có lợi cho môi trường. Để thực hiện các mục tiêu như trên khách sạn cần thực hiện một số công việc sau: - Xác định loại và dạng nguyên liệu được sử dụng. - Xác định số lượng nguyên liệu tối thiểu có thể thu nhận (do hạn chế về kho chứa). - Xác định chi phí đổ rác. - Lập các mục tiêu giảm rác thải nhằm đạt đến hiệu quả về môi trường. Trang 70
  7. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu + Thay thế các bình chữa cháy có chứa helon và các tủ lạnh có chứa CFC, thay thế các hóa chất dùng trong công việc vệ sinh bằng các loại không độc. + Định kỳ làm vệ sinh bộ lọc bụi và vi khuẩn cho các loại điều hòa. + Dành nơi riêng cho người không hút thuốc. + Sử dụng pin sạc, pin không chứa thủy ngân. + Lắp đặt hệ thống khử mùi hôi để khử mùi trong phòng khách. 3.3. BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH 3.3.1. Những vấn đề cần chú ý về môi trƣờng khi xây dựng các chƣơng trình du lịch. Chương trình du lịch là một lịch trình cụ thể của khách du lịch, trong đó nêu rõ số lượng, chất lượng và thời gian thực hiện của từng loại dịch vụ. Một trong các hoạt động kinh doanh của công ty lữ hành là xây dựng các chương trình du lịch. Như vậy, để xây dựng các chương trình du lịch các hãng lữ hành phải dựa trên tài nguyên du lịch sẵn có và cơ sở kết cấu hạ tầng tại các khu, điểm tham quan, nghỉ dưỡng và trên đường đi. Khi xây dựng các chương trình du lịch cần chú ý đến nhu cầu vệ sinh tự nhiên của khách du lịch. Nếu xem nhẹ vấn đề này có thể gây bất tiện, không làm hài lòng khách du lịch và góp phần đáng kể vào việc gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, khi xây dựng chương trình du lịch cần quan tâm đến mật độ, sức chứa và mức độ vệ sinh của nhà vệ sinh tại khu, điểm tham quan, nơi dừng chân để đáp ứng các nhu cầu vệ sinh tự nhiên của khách du lịch. Cần tính toán một cách khoa học thời gian xuất phát, thời gian đến và lưu lại một điểm tham quan sao cho không trùng vào giờ cao điểm dễ gặp ách tắc giao thông hoặc do mật độ người quá đông, hạn chế thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. 3.3.2. Những vấn đề về môi trƣờng cần chú ý khi hƣớng dẫn du lịch Hướng dẫn viên trong trường hợp này được hiểu theo nghĩa rộng có nghĩa là những người được hãng lữ hành cử đi theo đoàn khách để theo dõi, hướng dẫn thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách. Vì là người trực tiếp đi với đoàn khách nên bản thân người hướng dẫn viên phải gương mẫu và đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhắc nhở, hướng dẫn khách du lịch thực hiện các quy định về môi trường. Một số yêu cầu đối với hướng dẫn viên: - Hiểu biết pháp luật liên quan đến môi trường: khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, đến từ một đất nước khác, có nền văn hóa khác, có hệ thống pháp luật về môi trường khác, do vậy muốn hướng dẫn được khách du lịch, trả lời các câu hỏi quan tâm đến môi trường của khách du lịch, người hướng dẫn viên phải nắm được những căn cứ pháp luật cơ bản về môi trường của Việt Nam. Trang 72
  8. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc (Địa điểm), ngày tháng năm 20 Kính gửi :(1) Chúng tôi là:(2) Địa chỉ: Xin gửi đến quý (1) bản cam kết bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây: BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. Cam kết của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ 1.1. Chúng tôi cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường, các văn bản dưới luật và các quy định riêng (nếu có) tại địa phương. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 1.2. Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường được nêu dưới đây và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường có liên quan. 1.3. Chúng tôi xin đảm bảo độ chính xác của các thông tin và nội dung điền trong bản cam kết bảo vệ môi trường này. II. Thông tin cơ bản về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ 2.1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: 2.2. Địa điểm dự kiến triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: 2.3. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; sản phẩm và số lượng 2.4. Diện tích mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ 2 (m ): Trang 74
  9. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu Nước thải sinh hoạt Có biện pháp thu gom, xử lý sơ bộ trước khi thải ra môi trường Có biện pháp thu gom và thuê đơn vị có chức năng xử lý theo quy định Biện pháp khác Nước mưa chảy tràn Có hệ thống rãnh thu nước, hố ga thu gom, lắng lọc nước mưa chảy tràn trước khi thoát ra môi trường Thu gom và tái sử dụng Thu gom để tái chế hoặc tái sử dụng Chất thải rắn xây dựng Đổ thải đúng tại các địa điểm quy định của địa phương Thu gom, hợp đồng với cơ quan có chức năng để xử lý Chất thải rắn sinh hoạt Đốt Biện pháp khác Các yếu tố gây mất an Trang bị các trang thiết bị bảo hộ lao động toàn lao động cần thiết cho người lao động Biện pháp khác Các yếu tố gây ảnh Lên kế hoạch cho từng hoạt động, báo cáo hưởng, gián đoạn tới với cộng đồng địa phương để được hỗ trợ hoạt động sản xuất và xã về thông tin công cộng trong trường hợp hội gây ra ảnh hưởng Biện pháp khác Phần D. Các tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn hoạt động Yếu tố gây tác động Tình trạng Biện pháp giảm thiểu Camkết Trang 76
  10. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu Nước thải từ hệ thống Thu gom và tái sử dụng làm mát Biện pháp khác Nước thải từ quá trình Thu gom nước thải (bể, ao, hồ, kênh ) sản xuất Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất Xử lý nước thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định trước khi thải ra nguồn nước Biện pháp khác Chất thải rắn Thu gom chất thải rắn (khu chứa rác) Chất thải rắn vô cơ Thu gom để tái chế hoặc tái sử dụng Hợp đồng với cơ quan chức năng để thu gom Đốt Biện pháp khác Chất thải rắn hữu cơ Làm phân compost, biogas, tái sử dụng Hợp đồng với cơ quan có chức năng để thu gom Biện pháp khác Các yếu tố gây mất an Trang bị các trang thiết bị bảo hộ lao động cần toàn lao động thiết cho người lao động Biện pháp khác Các yếu tố gây ảnh Lên kế hoạch cho từng hoạt động sản xuất, hưởng, gián đoạn tới báo cáo với cộng đồng địa phương để được hoạt động sản xuất và hỗ trợ về thông tin công cộng trong trường xã hội hợp gây ra ảnh hưởng Biện pháp khác Trang 78
  11. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu điều dưỡng, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, chùa chiền. 2 Khu dân cư, khách sạn, 60 55 50 nhà nghỉ, cơ quan hành chính. 3 Khu dân cư xen kẽ trong 75 70 khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất. - 10-20 dB: Gió vi vu qua lá cây được xem là trạng thái yên tỉnh - 30 dB: Thì thầm (trong phòng ngủ) - 40 dB: Tiếng nói chuyện bình thường - 50 dB: Tiếng máy giặt, ồn ở siêu thị, có gây phiền nhưng còn chịu được - 55 dB -80 dB: Động cơ xe hơi, xe máy, gây khó chịu, mệt mỏi - 80 dB - 85 dB: Máy cắt cỏ, hút bụi, cắt gỗ, làm rất khó chịu - 90 dB - 100 dB: phát ra ở Công trường xây dựng, ồn ở mức nguy hiểm - 120dB - 140 dB: Máy bay lúc cất cánh, ồn quá lớn gây tổn thương tâm trí PHỤ LỤC 3 MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường) (1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: (Địa danh), ngày tháng năm V/v thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án “ (2) ” Kính gửi: (3) Trang 80
  12. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổng cục du lịch Việt Nam (2005), Hướng dẫn lồng ghép bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo du lịch. 2. Tổng cục du lịch Việt Nam (2005), Giáo trình tổng quan du lịch. 3. Trần Thanh Lâm (2006), Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, NXB lao động. 4. Luật bảo vệ môi trường (2009), NXB chính trị quốc gia. 5. Phạm Thị Minh, Phát triển loại hình du lịch homestay xã Việt Hải - Cát Bà, Khóa luận tốt nghiệp ngành Văn hóa du lịch, trường Đại học dân lập Hải Phòng, năm 2010. 6. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam (Số 12/2010) Trang 82