Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 13: Hệ thống tiền tệ
Sự tồn tại của tiền giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn. Ông chủ nhà hàng
không cần quan tâm đến việc bạn có sản xuất cho ông ta một hàng hoá hoặc dịch vụ có giá trị
không. Quy ước như vậy cho phép trao đổi diễn ra khắp mọi nơi. Ông chủ nhà hàng sẵn sàng
chấp nhận tiền của bạn vì biết những người khác cũng hành động như vậy. Ông ta nhận tiền
của bạn và sử dụng số tiền đó để trả lương cho cô đầu bếp của mình; cô đầu bếp này lại sử
dụng tiền lương của mình để trả cho nhà trẻ về việc chăm sóc con cô; nhà trẻ này dùng tiền
học phí để trả lương cho giáo viên; và giáo viên lại dùng tiền lương nhận được để thuê bạn
cắt cỏ. Khi tiền được chuyển từ người này sang người khác trong nền kinh tế, nó tạo thuận lợi
cho hoạt động sản xuất và trao đổi, qua đó cho phép mọi người chuyên môn hoá vào công
việc mà họ có thể làm tốt nhất, qua đó nâng cao mức sống của họ.
không cần quan tâm đến việc bạn có sản xuất cho ông ta một hàng hoá hoặc dịch vụ có giá trị
không. Quy ước như vậy cho phép trao đổi diễn ra khắp mọi nơi. Ông chủ nhà hàng sẵn sàng
chấp nhận tiền của bạn vì biết những người khác cũng hành động như vậy. Ông ta nhận tiền
của bạn và sử dụng số tiền đó để trả lương cho cô đầu bếp của mình; cô đầu bếp này lại sử
dụng tiền lương của mình để trả cho nhà trẻ về việc chăm sóc con cô; nhà trẻ này dùng tiền
học phí để trả lương cho giáo viên; và giáo viên lại dùng tiền lương nhận được để thuê bạn
cắt cỏ. Khi tiền được chuyển từ người này sang người khác trong nền kinh tế, nó tạo thuận lợi
cho hoạt động sản xuất và trao đổi, qua đó cho phép mọi người chuyên môn hoá vào công
việc mà họ có thể làm tốt nhất, qua đó nâng cao mức sống của họ.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 13: Hệ thống tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_trinh_nguyen_ly_kinh_te_hoc_chuong_13_he_thong_tien_te.pdf
Nội dung text: Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 13: Hệ thống tiền tệ
- động thành công, cũng cần có những nhân tố khác nữa. Nói rộng hơn, sự chấp nhận tiền pháp định phụ thuộc nhiều vào kỳ vọng và tập quán xã hội cũng như một pháp lệnh của chính phủ. Trong những năm 1980, chính phủ Liên Xô chưa bao giờ huỷ bỏ đồng rúp, bởi vì nó là đồng tiền chính thức mà chính phủ qui định. Nhưng người dân Mátcơva lại thích chấp nhận thuốc lá (hoặc đô la Mỹ) hơn đồng rúp trong việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ, bởi vì họ tin rằng loại tiền này được những người khác chấp nhận trong tương lai. Tiền trong nền kinh tế Mỹ Như chúng ta đã biết, lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế - được gọi là khối lượng tiền tệ - có tác động mạnh đến nhiều biến số kinh tế. Nhưng trước khi xem xét tại sao điều đó lại đúng, chúng ta cần trả lời câu hỏi quan trọng: khối lượng tiền tệ là gì? Cụ thể, hãy tưởng tượng bạn được giao nhiệm vụ tính toán xem trong nền kinh tế Mỹ có bao nhiêu tiền. Theo cách tính của bạn, khối lượng tiền tệ bao gồm có những loại tài sản nào? Loại tài sản rõ ràng nhất cần đưa vào khối lượng tiền tệ là tiền mặt - bao gồm các đồng tiền giấy và tiền xu trong tay công chúng. Tiền mặt rõ ràng được chấp nhận làm phương tiện trao đổi một cách rộng rãi nhất trong nền kinh tế. Như vậy, tiền mặt là một bộ phận của khối lượng tiền tệ. Tuy nhiên, tiền mặt không phải là tài sản duy nhất mà bạn có thể sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ. Có nhiều cửa hàng chấp nhận séc cá nhân. Tài sản mà bạn nắm giữ dưới dạng tài khoản viết séc cũng dễ dàng sử dụng trong việc mua hàng hoá và dịch vụ như những tài sản mà bạn cất trong ví. Vì vậy để tính khối lượng tiền tệ, bạn phải tính cả các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn - đó là những tài khoản ngân hàng mà người gửi có thể sử dụng theo nhu cầu, đơn giản bằng cách viết séc. Khi coi số dư tài khoản viết séc của bạn là một phần của khối lượng tiền tệ, bạn sẽ nghĩ đến các loại tài khoản khác mà người gửi tại ngân hàng và các định chế tài chính khác. Người gửi tiền tại các ngân hàng thường không thể phát hành séc vào số dư tài khoản tiết kiệm, nhưng họ có thể dễ dàng chuyển những khoản tiết kiệm này thành tài khoản viết séc. Ngoài ra, những người gửi tiền tại quỹ hỗ tương trên thị trường tiền tệ có thể viết séc vào số dư của họ. Chính vì vậy, khi xác định các bộ phận của khối lượng tiền tệ của Mỹ, chúng ta phải tính đến các tài khoản này. Khối lượng tiền Năm 1998 Bao gồm M1 1.092 (tỷ đô la) Tiền mặt Séc du lịch Tiền gửi không kỳ hạn Các tài khoản có thể viết séc khác M2 4.412 (tỷ đô la) Mọi thứ trong M1 Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi ngắn hạn Quỹ hỗ tương trên thị trường tiền tệ Bảng 1. Hai đại lượng phản ánh khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế Mỹ. Hai đại lượng được chú ý nhiều nhất về khối lượng tiền tệ là M1 và M2. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 4
- tín dụng thực ra không phải là phương pháp thanh toán, mà là phương pháp thanh toán chậm. Khi mua một bữa ăn bằng thẻ tín dụng, ngân hàng phát hành thẻ sẽ trả tiền cho nhà hàng thụ hưởng nó. Vào một ngày nào đó trong tương lai, bạn phải hoàn trả ngân hàng (có thể cả lãi suất). Khi đến hạn thanh toán số tiền đã chi tiêu bằng cách sử dụng thẻ, có thể bạn phải thực hiện điều đó bằng cách viết một tấm séc vào tài khoản viết séc. Số dư trong tài khoản viết séc này là bộ phận cấu thành khối lượng tiền tệ của nền kinh tế. Hãy chú ý rằng thẻ tín dụng rất khác thẻ ghi nợ, một phương tiện được dùng để rút vốn tự động từ tài khoản ở ngân hàng để trả cho hàng hoá đã mua. Thẻ ghi nợ không cho phép người sử dụng trả tiền sau cho hàng hoá đã mua, mà cho phép anh ta sử dụng trực tiếp các khoản tiền gửi trong một tài khoản ở ngân hàng. Hiểu theo nghĩa này, thẻ ghi nợ giống một tấm séc hơn thẻ tín dụng. Số dư trong tài khoản làm cơ sở cho thẻ ghi nợ nằm trong các định nghĩa về khối lượng tiền tệ. Mặc dù thẻ tín dụng không được coi là một dạng của tiền, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân tích hệ thống tiền tệ. Những người có thẻ tín dụng có thể trả tiền mua hàng của mình một lần vào cuối tháng, chứ không phải thanh toán mỗi khi mua hàng. Kết quả là, những người sử dụng thẻ tín dụng có lẽ nhìn chung nắm giữ ít tiền hơn những người không có thẻ tín dụng. Cho nên, việc áp dụng và tính phổ biến ngày càng tăng của thẻ tín dụng có thể làm giảm lượng tiền mà mọi người quyết định nắm giữ. Đoán nhanh: Hãy liệt kê và giải thích 3 chức năng của tiền. HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG Khi nền kinh tế dựa vào hệ thống tiền pháp định như nền kinh tế Mỹ, thì phải có một cơ quan nào đó chịu trách nhiệm điều hành hệ thống tiền tệ. Ở Mỹ, cơ quan đó là Quỹ dự trữ Liên bang, gọi tắt là Fed. Nếu nhìn lên phía trên tờ đô la, bạn sẽ thấy dòng chữ “giấy bạc của Quỹ dự trữ Liên bang”. Fed là một ví dụ về ngân hàng trung ương - một định chế được thành lập để giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng và điều tiết lượng tiền trong nền kinh tế. Các ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới bao gồm Ngân hàng Anh (BOE), Ngân hàng Nhật (BOJ) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Tổ chức của Fed Quỹ Dự trữ Liên bang được thành lập vào năm 1914, sau khi hàng loạt vụ đổ bể ngân hàng vào năm 1907 đã làm cho Quốc hội Mỹ nhận ra rằng phải có một ngân hàng trung ương để bảo đảm sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng toàn quốc. Hiện nay, Fed hoạt động dưới dự lãnh đạo của Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên được tổng thống đề cử và Thượng viện phê chuẩn. Các thống đốc có nhiệm kỳ 14 năm. Cũng giống như các thẩm phán liên bang được hưởng nhiệm kỳ suốt đời để tách họ ra khỏi chính trị, các thống đốc của Fed có nhiệm kỳ dài để tránh cho họ các áp lực chính trị trong ngắn hạn khi họ hoạch định chính sách tiền tệ. Trong số bảy thành viên của Hội đồng Thống đốc, người quan trọng nhất là chủ tịch. Chủ tịch chỉ đạo nhân viên của Fed, lãnh đạo các cuộc họp của hội đồng và định kỳ giải trình NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 6
- tệ, Fed in đô la và sử dụng số đô la này để mua trái phiếu chính phủ từ tay công chúng trên thị trường trái phiếu quốc gia. Sau khi Fed mua trái phiếu, số đô la trên sẽ nằm trong tay công chúng và vì vậy việc mua trái phiếu trên thị trường mở của Fed làm tăng cung ứng tiền tệ và ngược lại. Fed là một tổ chức quan trọng bởi vì sự thay đổi trong cung ứng tiền tệ có thể tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế. Một trong Mười Nguyên lý của kinh tế học ở chương 1 là: giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền. Một nguyên lý khác trong Mười Nguyên lý của kinh tế học là: xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Sức mạnh của FOMC nằm ở những nguyên lý cơ bản này. Vì những lý do mà chúng ta sẽ thảo luận đầy đủ hơn trong những chương sau, các quyết định chính sách của FOMC có tác động hết sức quan trọng tới tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế trong dài hạn, cũng như việc làm và sản xuất trong ngắn hạn. Dĩ nhiên, chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang là người có quyền lực mạnh mẽ thứ hai, chỉ sau tổng thống Mỹ. Đoán nhanh: Những trách nhiệm quan trọng nhất của Quỹ Dự trữ Liên bang là gì? Nếu Fed muốn tăng cung ứng tiền tệ, nó thường làm theo cách nào? HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ CUNG ỨNG TIỀN TỆ Đến đây chúng ta đã biết “tiền” là gì và Quỹ dự trữ Liên bang kiểm soát cung ứng tiền tệ bằng cách mua và bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở như thế nào. Tuy sự lý giải cung ứng tiền tệ này đúng, nhưng chưa đầy đủ. Cụ thể, nó chưa đề cập đến vai trò trung tâm của các ngân hàng trong hệ thống tiền tệ. Hãy nhớ rằng số lượng tiền mà bạn nắm giữ bao gồm cả tiền mặt (tiền giấy trong ví bạn và tiền xu trong túi bạn) và tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (số dư trong tài khoản viết séc của bạn). Tiền gửi không kỳ hạn nằm ở các ngân hàng thương mại và vì vậy hành vi của các ngân hàng ảnh hưởng đến lượng tiền gửi đó và cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem hành vi của các ngân hàng thương mại ảnh hưởng như thế nào đến cung ứng tiền tệ và họ làm cho hoạt động của Fed trở nên phức tạp như thế nào khi nó kiểm soát cung ứng tiền tệ. Tình huống đơn giản: hoạt động ngân hàng dự trữ 100% Để xem xét ảnh hưởng của hoạt động ngân hàng thương mại đến cung ứng tiền tệ, đầu tiên chúng ta hãy tưởng tượng ra rằng trên thế giới không tồn tại bất kỳ ngân hàng nào. Trong nền kinh tế giản đơn này, tiền mặt là hình thức duy nhất của tiền. Nói cụ thể, nếu tổng lượng tiền mặt là 100 đô la, cung ứng tiền tệ cũng là 100 đô la. Bây giờ chúng ta hãy giả định rằng người nào đó mở tài khoản tại một ngân hàng, gọi là Ngân hàng quốc gia thứ nhất (FNB). Ngân hàng quốc gia thứ nhất chỉ là định chế nhận tiền gửi. Nghĩa là, nó chỉ nhận tiền gửi mà không cho vay. Mục đích của hoạt động ngân hàng này là cung cấp nơi an toàn cho mọi người giữ tiền. Mỗi khi nhận được tiền gửi, nó cất số tiền của họ vào két sắt cho đến khi khách hàng đến rút tiền ra hoặc viết séc vào số dư tài khoản của mình. Những khoản tiền gửi mà ngân hàng nhận được, nhưng không cho vay được gọi là dự trữ. Vì trong nền kinh tế tưởng tượng này, tất cả các khoản tiền gửi được giữ lại dưới dạng dự trữ, nên hệ thống ngân hàng của nó được gọi là ngân hàng dự trữ 100%. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 8
- Giả sử Ngân hàng quốc gia thứ nhất có tỷ lệ dự trữ là 10%. Nghĩa là, ngân hàng này giữ lại 10% tiền gửi dưới dạng dự trữ và cho vay hết phần còn lại. Bây giờ chúng ta hãy nhìn lại tài khoản chữ T của nó: Ngân hàng Quốc gia Thứ nhất Tài sản Các khoản nợ Dự trữ 10 Tiền gửi 100 đô la Cho vay 90 đô la Các khoản nợ của Ngân hàng quốc gia thứ nhất vẫn là 100 đô la, vì việc cho vay không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng đối với người gửi tiền. Nhưng giờ đây ngân hàng có hai loại tài sản: 10 đô la trong két sắt và nó đã cho vay 90 đô la. (Các khoản cho vay này là khoản nợ của những người vay tiền ở ngân hàng, nhưng là tài sản của ngân hàng cho vay, bởi vì người đi vay sau này phải hoàn trả ngân hàng). Nhưng tính tổng cộng, tài sản của Ngân hàng quốc gia thứ nhất vẫn bằng các khoản nợ của nó. Một lần nữa, chúng ta hãy xem xét cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế. Trước khi Ngân hàng quốc gia thứ nhất cho vay, cung ứng tiền tệ bằng 100 đô la dưới dạng tiền gửi vào ngân hàng. Nhưng khi Ngân hàng quốc gia thứ nhất cho vay, cung ứng tiền tệ tăng lên. Người gửi tiền vẫn có 100 đô la tiền gửi không kỳ hạn, nhưng giờ đây người vay tiền của ngân hàng nắm giữ 90 đô la tiền mặt. Cung ứng tiền tệ (bằng tổng của tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn) bằng 190 đô la. Như vậy, khi các ngân hàng chỉ giữ một phần tiền gửi dưới dạng dự trữ, họ đã tạo ra tiền. Trước hết, quá trình tạo tiền này của ngân hàng dự trữ một phần có vẻ quá tuyệt vời, vì dường vẻ như ngân hàng tạo ra tiền từ không khí. Để làm cho quá trình tạo tiền này không còn là phép màu, chúng ta hãy nhớ rằng khi Ngân hàng quốc gia thứ nhất cho vay một phần dự trữ và tạo ra tiền, nó không tạo ra thêm bất kỳ của cải nào. Các khoản cho vay của Ngân hàng quốc gia thứ nhất đem lại cho người đi vay một số tiền mặt và vì vậy họ có khả năng mua hàng hoá và dịch vụ. Song người đi vay phải chịu những khoản nợ, vì vậy các khoản cho vay không làm cho họ giàu hơn chút nào cả. Nói cách khác, khi một ngân hàng tạo ra tài sản là tiền, nó cũng tạo ra nghĩa vụ trả nợ tương ứng cho người đi vay. Vào cuối của quá trình tạo tiền này, nền kinh tế có khả năng thanh khoản cao hơn, hiểu theo nghĩa có nhiều phương tiện trao đổi hơn, nhưng nền kinh tế không có nhiều của cải hơn trước. Số nhân tiền Quá trình tạo tiền không dừng lại ở Ngân hàng quốc gia thứ nhất. Giả sử những người vay tiền từ Ngân hàng quốc gia thứ nhất sử dụng 90 đô la để mua một cái gì đó từ người nào đó và những người này sau khi nhận được tiền lại quyết định gửi toàn bộ số tiền mặt của mình vào Ngân hàng quốc gia thứ hai. Sau đây là tài khoản chữ T của Ngân hàng quốc gia thứ hai: Ngân hàng Quốc gia Thứ hai Tài sản Các khoản nợ Dự trữ 9 đô la Tiền gửi 90 đô la Cho vay 81 đô la NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 10
- nắm giữ tổng cộng 100 đô la dự trữ, nó chỉ có thể có 1.000 đô la tiền gửi. Nói cách khác, nếu r là tỷ lệ dự trữ so với tiền gửi (tức tỷ lệ dự trữ) tại mỗi ngân hàng, thì tỷ lệ tiền gửi so với dự trữ trong hệ thống ngân hàng (tức số nhân tiền) phải bằng 1/r. Công thức trên cho thấy lượng tiền mà các ngân hàng tạo ra phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ như thế nào. Nếu tỷ lệ dự trữ chỉ bằng 1/20 (tức 5%), hệ thống ngân hàng có thể tạo ra số tiền gửi lớn gấp 20 lần dự trữ và số nhân tiền bằng 20. Mỗi đô la dự trữ tạo ra 20 đô la tiền gửi. Tương tự, nếu tỷ lệ dự trữ bằng 1/5 (tức 20%) và lượng tiền gửi bằng 5 lần dự trữ, thì số nhân tiên phải bằng 5 và mỗi đô la dự trữ tạo ra 5 đô la tiền gửi. Bởi vậy, tỷ lệ dự trữ càng cao, lượng tiền gửi mà các ngân hàng cho vay càng ít và số nhân tiền càng nhỏ. Trong trường hợp đặc biệt với hoạt động ngân hàng dự trữ 100%, tỷ lệ dự trữ bằng 1 và số nhân tiền bằng 1. Kết quả này tương ứng với trường hợp ngân hàng không cho vay hoặc không tạo ra tiền. Các công cụ kiểm soát cung ứng tiền tệ của Fed Như chúng ta đã biết, Fed có trách nhiệm kiểm soát cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế. Bây giờ, sau khi đã hiểu ngân hàng dự trữ một phần hoạt động như thế nào, chúng ta ở vào vị thế tố hơn để hiểu cách thức Fed thực hiện công việc của mình. Bởi vì các ngân hàng tạo ra tiền trong hệ thống ngân hàng dự trữ một phần, nên sự kiểm soát cung ứng tiền tệ của Fed có tính chất gián tiếp. Khi Fed quyết định thay đổi cung ứng tiền tệ, nó phải biết hành vi của mình tác động như thế nào vào hệ thống ngân hàng. Fed có ba công cụ để kiểm soát cung ứng tiền tệ: nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết khấu. Chúng ta hãy tìm hiểu xem Fed sử dụng các công cụ này như thế nào. Nghiệp vụ thị trường mở. Như chúng ta đã biết, Fed thực hiện nghiệp vụ thị trường mở khi nó mua hoặc bán trái phiếu chính phủ cho công chúng. Để làm tăng cung ứng tiền tệ, Fed chỉ thị cho các nhà buôn trái phiếu của mình ở Fed Niu óoc mua trái phiếu trên thị trường trái phiếu quốc gia. Các tờ đô la mà Fed bỏ ra mua trái phiếu làm tăng lượng đô la trong lưu thông. Một phần trong số đô la mới này được giữ dưới dạng tiền mặt, phần còn lại được gửi vào các ngân hàng. Mỗi đô la mới được giữ dưới dạng tiền mặt làm tăng cung ứng tiền tệ đúng 1 đô la. Mỗi đô la được gửi vào ngân hàng làm tăng cung ứng tiền tệ nhiều hơn 1 đô la vì nó làm tăng dự trữ và lượng tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra. Ngược lại, để cắt giảm cung ứng tiền tệ, Fed bán trái phiếu chính phủ cho công chúng trên thị trường trái phiếu quốc gia. Công chúng trả cho các trái phiếu bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng mà họ đang nắm giữ và vì vậy lượng tiền trong lưu thông giảm xuống. Ngoài ra, khi công chúng rút tiền ra khỏi các ngân hàng, các ngân hàng nhận thấy lượng tiền dự trữ của họ giảm. Để đáp lại sự suy giảm dự trữ này, các ngân hàng giảm khối lượng cho vay và quá trình tạo tiền sẽ diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Nghiệp vụ thị trường mở rất dễ thực hiện. Trên thực tế, việc mua bán trái phiếu chính phủ của Fed trên thị trường trái phiếu quốc gia giống như các giao dịch mà bất kỳ cá nhân nào thực hiện khi thay đổi cơ cấu đầu tư của mình. (Tất nhiên khi một cá nhân mua hoặc bán trái phiếu, số tiền trong tay họ thay đổi, nhưng lượng tiền trong lưu thông vẫn như cũ). Hơn nữa, Fed có thể sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để thay đổi cung ứng tiền tệ trên quy mô nhỏ hoặc lớn vào bất kỳ ngày nào mà không cần có những thay đổi lớn trong luật pháp hay các NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 12
- một cách chính xác. Fed phải vật lộn với 2 vấn đề. Chúng nảy sinh bởi vì phần lớn cung ứng tiền tệ là do hệ thống ngân hàng dự trữ một phần của chúng ta tạo ra. Vấn đề thứ nhất là, Fed không kiểm soát được lượng tiền mà các hộ gia đình quyết định nắm giữ dưới dạng tiền gửi tại các ngân hàng. Các hộ gia đình càng gửi nhiều tiền vào ngân hàng, các ngân hàng càng có nhiều dự trữ và hệ thống ngân hàng càng có thể tạo ra nhiều tiền. Và ngược lại, các hộ gia đình càng gửi ít tiền vào ngân hàng, ngân hàng càng có ít dự trữ và hệ thống ngân hàng càng tạo ra ít tiền. Để thấy rõ tại sao đây lại là một vấn đề, chúng ta hãy giả định rằng vào một ngày nào đó, mọi người bắt đầu mất niềm tin vào hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì vậy họ quyết định rút tiền ra khỏi ngân hàng và giữ nhiều tiền dưới dạng tiền mặt hơn. Khi điều này xảy ra, hệ thống ngân hàng mất một phần dự trữ và tạo ra ít tiền hơn. Cung ứng tiền tệ sẽ giảm, cho dù không có bất kỳ sự can thiệp nào của Fed. Vấn đề thứ hai của việc kiểm soát cung ứng tiền tệ là, Fed không kiểm soát được lượng tiền mà các ngân hàng cho vay. Khi tiền được gửi vào một ngân hàng, tiền chỉ được tạo ra nhiều hơn khi ngân hàng này cho vay. Bởi vì các ngân hàng có thể quyết định giữ một phần dự trữ dôi ra, chứ không cho vay, nên Fed không biết chắc hệ thống ngân hàng tạo ra bao nhiêu tiền. Ví dụ, giả sử các ngân hàng trở nên thận trọng hơn trong kinh doanh do tình hình kinh tế không thuận lợi, vì vậy họ quyết định cho vay ra ít hơn và giữ nhiều tiền dưới dạng dự trữ hơn. Với quyết định này của các ngân hàng, cung ứng tiền tệ sẽ giảm. Bởi vậy trong hệ thống ngân hàng dự trữ một phần, lượng tiền trong nền kinh tế phụ thuộc một phần vào hành vi của người gửi tiền và ngân hàng. Vì Fed không thể kiểm soát hoặc dự báo chính xác hành vi này, nên nó không thể kiểm soát cung ứng tiền tệ một cách hoàn hảo. Song nếu Fed chú ý đến những vấn đề này, thì chúng không phải là những vấn đề lớn. Hàng tuần Fed đều thu thập số liệu về các khoản tiền gửi và dự trữ của các ngân hàng, chính vì vậy Fed có thể nhanh chóng nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào trong hành vi của người gửi tiền và các ngân hàng. Do đó, nó có thể phản ứng lại những thay đổi này và giữ cho cung ứng tiền tệ sát với mức mà nó lựa chọn. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: TÌNH TRẠNG ĐỔ XÔ ĐẾN NGÂN HÀNG RÚT TIỀN VÀ CUNG ỨNG TIỀN TỆ Mặc dù có lẽ trong đời mình chẳng bao giờ bạn chứng kiến hiện tượng đổ xô đến ngân hàng rút tiền, nhưng có thể bạn đã nhìn thấy cảnh đó trong những bộ phim như Mary Poppins hay Đó là cuộc sống tuyệt vời. Tình trạng đổ xô đến ngân hàng rút tiền xảy ra khi người gửi tiền nghĩ rằng ngân hàng có thể phá sản và bởi vậy họ “đổ xô” đến rút tiền gửi của họ ra. Hiện tượng đổ xô đến ngân hàng rút tiền là một vấn đề cho tất cả các ngân hàng áp dụng nguyên tắc dự trữ một phần. Vì ngân hàng chỉ giữ một phần tiền gửi của mình dưới dạng dự trữ, nên nó không thể thoả mãn mọi yêu cầu rút tiền của tất cả người gửi tiền. Ngay cả khi các ngân hàng thực sự có khả năng thanh khoản (hiểu theo nghĩa tài sản của họ vượt quá các khoản nợ), thì họ cũng không có đủ tiền mặt để trả cho mọi người muốn rút tiền ra. Khi hiện tượng đổ xô đến ngân hàng rút tiền xảy ra, ngân hàng phải đóng cửa cho đến khi lấy lại được NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 14
- Tiền có ba chức năng: phương tiện trao đổi, đơn vị hạch toán và phương tiện cất trữ giá trị. Với tư cách phương tiện trao đổi, nó là vật được sử dụng trong các giao dịch. Với tư cách đơn vị hạch toán, nó tạo ra một cách để ghi giá và các giá trị kinh tế khác. Với tư cách phương tiện cất trữ giá trị, nó tạo ra một cách để chuyển sức mua từ hiện tại tới tương lai. Tiền hàng hoá, chẳng hạn vàng, là tiền có giá trị cố hữu. Nó có giá trị ngay cả khi không được dùng làm tiền. Tiền pháp định, chẳng hạn các tờ đô la, là tiền không có giá trị cố hữu: nó không có giá trị nếu không được dùng làm tiền. Trong nền kinh tế Mỹ, tiền bao gồm tiền mặt và các tài khoản tiền gửi khác nhau ở ngân hàng, chẳng hạn tài khoản viết séc. Quỹ Dự trữ Liên bang, ngân hàng trung ương của Mỹ, có trách nhiệm quản lý hệ thống tiền tệ Mỹ. Chủ tịch của Fed do tổng thống bổ nhiệm và được Quốc hội phê chuẩn cho nhiệm kỳ 4 năm. Chủ tịch là người đứng đầu Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang. Uỷ ban này họp sáu tuần một lần nhằm xem xét những thay đổi trong chính sách tiền tệ. Fed kiểm soát cung ứng tiền tệ chủ yếu thông qua nghiệp vụ thị trường mở: nếu Fed mua trái phiếu chính phủ, cung ứng tiền tệ sẽ tăng, ngược lại nếu Fed bán trái phiếu chính phủ, cung ứng tiền tệ sẽ giảm. Fed cũng có thể tăng cung ứng tiền tệ bằng cách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc giảm lãi suất chiết khấu và ngược lại. Khi các ngân hàng cho vay một phần tiền gửi của mình, họ làm tăng lượng tiền trong nền kinh tế. Do vai trò này của các ngân hàng trong việc quyết định cung ứng tiền tệ, nên sự kiểm soát cung ứng tiền tệ của Fed không hoàn hảo. CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN Đơn vị tính toán Unit of account Chính sách tiền tệ Monetary policy Cung ứng tiền tệ Money supply Dự trữ Reserves Dự trữ bắt buộc Reserve requirements Hoạt động ngân hàng dự trữ một phần Fractional-reserve banking Khả năng thanh khoản Liquidity Lãi suất chiết khấu Discount rate Ngân hàng trung ương Central bank Nghiệp vụ thị trường mở Open market operations Phương tiện trao đổi Medium of exchange Phượng tiện cất trữ giá trị Store of value Quỹ Dự trữ Liên bang (Fed) Federal Reserve Số nhân tiền Money multiplier Tiền gửi không kỳ hạn Demand deposit Tiền hàng hoá Commodity money Tiền mặt Currency Tiền pháp định Fiat money Tiền Money NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 16