Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 14: Tổng cầu và tổng cung

Các biến số mà chúng ta nghiên cứu trong các chương tiếp theo phần lớn là các biến số mà
chúng ta đã biết. Đó là GDP, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái và mức giá. Các công cụ
chính sách của chính phủ như chi tiêu, thuế và cung ứng tiền tệ cũng đã quen thuộc với
chúng ta. Điểm khác biệt ở trong các chương tiếp theo là khoảng thời gian phân tích. Trọng
tâm của bảy chương vừa rồi là nền kinh tế trong dài hạn. Giờ đây, chúng ta quan tâm đến
những biến động trong ngắn hạn xung quanh xu hướng dài hạn của nền kinh tế. 
pdf 24 trang xuanthi 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 14: Tổng cầu và tổng cung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_kinh_te_hoc_chuong_14_tong_cau_va_tong.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 14: Tổng cầu và tổng cung

  1. nhiên của nền kinh tế và công nghệ quyết định tổng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ, lượng cung vẫn sẽ giữ nguyên bất kể mức giá thay đổi ra sao. Mức giá Tổng cung dài hạn P1 2. không ảnh hưởng P đến lượng cung về 2 hàng hoá dịch vụ c 1. Sự thay đổi trong dài hạn trong mức giá 0 Mức sản lượng tự Sản lượng nhiên Hình 4. Đường tổng cung dài hạn. Trong dài hạn, lượng cung về sản phẩm phụ thuộc vào lượng lao động, tư bản và tài nguyên thiên nhiên của nền kinh tế và công nghệ dùng để chuyển các đầu vào này thành sản lượng. Lượng cung ứng không phụ thuộc vào mức mức giá chung. Kết quả là, đường tổng cung dài hạn thẳng đứng tại mức sản lượng tự nhiên. Về thực chất, đường tổng cung thẳng đứng chỉ là một cách áp dụng sự phân đôi cổ điển và tính trung lập của tiền. Như chúng ta đã thảo luận, lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển dựa trên giả định cho rằng các biến thực tế không phụ thuộc vào các biến danh nghĩa. Đường tổng cung thẳng đứng phù hợp với tư tưởng này, vì nó hàm ý rằng sản lượng (biến thực tế) không phụ thuộc vào mức giá (biến danh nghĩa). Như đã lưu ý trước đây, hầu hết các nhà kinh tế tin rằng nguyên lý này đúng khi nghiên cứu nền kinh tế trong thời kỳ dài nhiều năm và không còn đúng nếu nghiên cứu sự thay đổi từ năm này qua năm khác. Do vậy, đường tổng cung chỉ thẳng đứng trong dài hạn. Người ta có thể băn khoăn rằng tại sao đường cung về các mặt hàng cụ thể có thể dốc lên nếu đường tổng cung dài hạn thẳng đứng. Lý do là cung về hàng hoá và dịch vụ phụ thuộc vào giá tương đối - tức giá của hàng hoá và dịch vụ đó so với các giá khác trong nền kinh tế. Ví dụ khi giá kem tăng lên, các nhà sản xuất kem sẽ tăng sản lượng và lấy đi lao động, sữa, sô cô la và các đầu vào khác từ sản xuất các sản phẩm khác, chẳng hạn sữa chua. Trái lại, tổng sản lượng của cả nền kinh tế bị giới hạn bởi lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ. Do đó, nếu giá cả của tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế cùng tăng lên thì tổng lượng cung về hàng hóa và dịch vụ sẽ không thay đổi . Tại sao đường tổng cung dài hạn có thể dịch chuyển Vị trí của đường tổng cung dài hạn cho biết lượng hàng hoá và dịch vụ được lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển dự báo. Mức sản lượng này thường được gọi là sản lượng tiềm năng hay sản lượng toàn dụng. Nói chính xác hơn, ta gọi đó là mức sản lượng tự nhiên vì nó cho biết nền kinh tế sản xuất ra bao nhiêu khi thất nghiệp ở mức tự nhiên hay bình thường. Mức sản lượng tự nhiên là mức sản lượng mà nền kinh tế hướng tới trong dài hạn. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 10
  2. tổng cung sang phải. Ngược lại, nếu chính phủ thông qua một số quy định hạn chế doanh nghiệp sử dụng một phương pháp sản xuất nào đó, có thể vì chúng quá nguy hiểm đối với công nhân, thì đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang trái. Tóm tắt. Đường tổng cung dài hạn phản ánh mô hình cổ điển về nền kinh tế đã phát triển trong các chương trước. Bất cứ chính sách hay biến cố nào làm tăng GDP thực tế trong các chương trước, thì giờ đây đều có thể coi là làm tăng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ và đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải. Bất cứ chính sách hay biến cố nào làm giảm GDP thực tế được đề cập trong các chương trước đều có thể được coi là làm giảm lượng cung về hàng hoá và dịch vụ và làm cho đường tổng cung về hàng hoá và dịch vụ dịch chuyển sang trái. Một cách mới để mô tả tăng trưởng dài hạn và lạm phát Sau khi đã giới thiệu đường tổng cầu và tổng cung dài hạn của nền kinh tế, bây giờ chúng ta có một cách mới để mô tả xu thế dài hạn của nền kinh tế. Hình 5 mô tả những thay đổi đối với nền kinh tế qua các những năm. Cần chú ý rằng cả hai đường đều dịch chuyển. Mặc dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế trong dài hạn, và về nguyên tắc có thể đã gây ra những sự dịch chuyển đó, nhưng hai yếu tố quan trọng nhất trong thực tế vẫn là công nghệ và chính sách tiền tệ. Tiến bộ công nghệ nâng cao khả năng sản xuất hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế và điều này làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải. Cùng lúc đó do Quỹ dự trữ Liên bang Mỹ liên tục tăng cung ứng tiền tệ, nên đường tổng cầu cũng dịch sang phải. Như hình này cho thấy, kết quả là sự tăng trưởng theo xu thế của sản lượng (biểu thị bằng sự gia tăng của Y) và lạm phát liên tục (biểu thị bằng sự gia tăng của P). Đây là một cách khác để biểu thị sự phân tích cổ điển về tăng trưởng và lạm phát trình bày trong chương 24 và 28. Tuy nhiên, mục tiêu phát triển đường tổng cầu và tổng cung không phải là để khoác chiếc áo mới cho những kết luận dài hạn. Thay vào đó, nó cung cấp cho chúng ta một khuôn khổ để phân tích ngắn hạn như sẽ thấy ngay sau đây. Khi xây dựng mô hình ngắn hạn, chúng ta giữ cho phân tích đơn giản bằng cách không xem xét sự tăng trưởng và lạm phát liên tục trong hình 5. Tuy nhiên luôn nhớ rằng, các xu thế dài hạn tạo ra nền tảng cho các biến động ngắn hạn. Biến động ngắn hạn trong sản lượng và mức giá nên được coi là những sai lệch so với xu thế dài hạn diễn ra liên tục. 2. và sự gia tăng cung tiền làm dịch chuyển đường tổng cầu Mức giá LRAS1980 LRAS1990 LRAS2000 1. Trong dài hạn, tiến bộ công nghệ P2000 làm dịch chuyển 4 và lạm đưởng tổng cung phát tiếp diễn P1990 P1980 AD2000 AD1980 AD1990 0 Y1980 Y1990 Y2000 Sản lượng 3 dẫn đến sự táng trưởng của sản lượng NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 12
  3. cấp phản ứng lại những thay đổi trong mức giá và phản ứng này dẫn đến đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn. Để hiểu quá trình này diễn ra như thế nào, chúng ta hãy giả sử mức giá chung giảm xuống dưới mức mà mọi người dự kiến. Khi các nhà cung cấp thấy giá sản phẩm của mình giảm, họ có thể lầm tưởng rằng giá tương đối đã giảm. Ví dụ, người nông dân trồng lúa mì có thể nhận thấy giá lúa mì giảm trước khi biết rằng giá của nhiều hàng tiêu dùng mà họ mua giảm. Từ kết quả quan sát này, họ có thể suy luận rằng giá lúa mỳ là thấp tạm thời và họ có thể phản ứng lại bằng cách cắt giảm lượng lúa mỳ mà họ cung ứng. Tương tự như vậy, công nhân có thể nhận thấy lương danh nghĩa của họ giảm trước khi nhận ra rằng giá hàng hoá mà họ mua giảm. Họ có thể suy luận rằng mức thù lao lao động tạm thời thấp và họ phản ứng bằng cách cắt giảm lượng lao động mà họ cung ứng. Trong cả hai trường hợp, mức giá thấp hơn gây ra nhận thức sai lầm về giá tương đối và nhận thức sai lầm này làm cho các nhà cung cấp phản ứng lại mức giá thấp hơn bằng cách cắt giảm lượng cung về hàng hoá và dịch vụ. Lý thuyết tiền lương cứng nhắc. Cách lý giải thứ hai cho đường tổng cung ngắn hạn dốc lên là lý thuyết tiền lương cứng nhắc. Theo lý thuyết này, đường tổng cung ngắn hạn dốc lên vì tiền lương danh nghĩa điều chỉnh chậm chạp hay “cứng nhắc” trong ngắn hạn. Trong một chừng mực nào đó, sự điều chỉnh chậm chạp của tiền lương danh nghĩa có nguyên nhân ở các hợp đồng dài hạn giữa doanh nghiệp và công nhân. Các hợp đồng này thường cố định tiền lương danh nghĩa, đôi khi đến ba năm. Ngoài ra, sự điều chỉnh chậm chạp này còn có thể có nguyên nhân ở các quy chuẩn xã hội hay cảm nhận về sự công bằng, những yếu tố này ảnh hưởng đến việc xác lập mức tiền lương và chậm thay đổi. Để biết tiền lương danh nghĩa cứng nhắc có ý nghĩa như thế nào đối với tổng cung, chúng ta hãy tưởng tượng ra một doanh nghiệp đồng ý trả cho công nhân mức tiền lương phù hợp với nhận định của anh ta về mức giá. Nếu mức giá (P) thấp hơn dự kiến và tiền lương cứng nhắc ở W, tiền lương thực tế W/P sẽ tăng lên cao hơn mức mà doanh nghiệp định trả cho công nhân. Do tiền lương chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất, nên tiền lương thực tế tăng có nghĩa là chi phí thực tế tăng. Doanh nghiệp phản ứng lại việc tăng chi phí này bằng cách thuê ít lao động hơn và sản xuất lượng hàng hoá và dịch vụ nhỏ hơn. Nói cách khác, do tiền lương không điều chỉnh ngay theo sự thay đổi mức giá, nên mức giá thấp hơn làm cho việc làm và sản xuất đem lại ít lợi nhuận hơn và điều này làm cho các doanh nghiệp giảm lượng cung về hàng hoá và dịch vụ. Lý thuyết giá cả cứng nhắc. Gần đây, một số nhà kinh tế vĩ mô đưa ra cách tiếp cận thứ ba đối với đường tổng cung ngắn hạn gọi là lý thuyết giá cả cứng nhắc. Như chúng ta đã thảo luận, lý thuyết tiền lương cứng nhắc nhấn mạnh rằng tiền lương chậm thay đổi. Lý thuyết giá cả cứng nhắc nhấn mạnh rằng giá cả hàng hoá và dịch vụ cũng chậm điều chỉnh để đáp lại các điều kiện kinh tế thay đổi. Sự thay đổi chậm chạp trong giá cả một phần là do chi phí để điều chỉnh giá cả, gọi là chi phí thực đơn. Những chi phí này, bao gồm chi phí in và phân phối các catalô và thời gian để thay đổi các nhãn giá. Vì lý do này, giá cả và tiền lương có thể cứng nhắc trong ngắn hạn. Để hiểu các hàm ý của giá cả cứng nhắc đối với tổng cung, chúng ta hãy giả sử rằng mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thông báo giá cả cho các sản phẩm của họ trước dựa trên những dự báo về các điều kiện kinh tế. Nhưng sau khi giá cả đã được công bố, nền kinh tế trải qua thời kỳ thu hẹp cung ứng tiền tệ nằm ngoài dự kiến và điều này làm giảm mức giá NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 14
  4. Để làm cho ý tưởng này cụ thể hơn, chúng ta hãy xem xét một lý thuyết cụ thể về tổng cung - đó là lý thuyết tiền lương cứng nhắc. Theo lý thuyết này, nếu mọi người dự báo mức giá cao, họ sẽ quy định tiền lương cao. Tiền lương tăng làm tăng chi phí của doanh nghiệp, và tại mức giá thực tế bất kỳ cho trước, nó làm giảm lượng hàng hoá và dịch vụ mà các doanh nghiệp cung ứng. Do vậy, khi mức giá dự kiến tăng, tiền lương sẽ tăng, chi phí sẽ tăng và các doanh nghiệp quyết định cung ứng ít hàng hoá và dịch vụ hơn tại bất kỳ mức giá thực tế cho trước nào. Do vậy, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái. Ngược lại, khi mức giá dự kiến giảm, tiền lương sẽ giảm, chi phí sẽ giảm, các doanh nghiệp tăng sản lượng và đường tổng cung ngắn hạn dịch sang bên phải. Lô gích tương tự cũng được áp dụng cho các lý thuyết khác. Bài học chung là: Sự gia tăng mức giá dự kiến làm giảm lượng cung hàng hoá và dịch vụ. qua đó dịch chuyển đưòng tổng cung ngắn hạn sang bên trái. Sự giảm sút mức giá dự kiến làm tăng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ, qua đó dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang phải. Như chúng ta sẽ thấy trong phần sau, ảnh hưởng này của kỳ vọng về mức giá đối với vị trí của đường tổng cung ngắn hạn đóng vai trò then chốt trong việc điều hòa hành vi của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, kỳ vọng được cố định và nền kinh tế nằm ở giao điểm của đường tổng cầu và đường tổng cung ngắn hạn. Trong dài hạn, kỳ vọng được điều chỉnh và đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển. Sự dịch chuyển này cuối cùng sẽ đưa nền kinh tế đến giao điểm của đường tổng cầu và đường tổng cung dài hạn. Bây giờ bạn đã hiểu tại sao đường tổng cung ngắn hạn dốc lên, cũng như các biến cố và chính sách có thể làm đường này dịch chuyển như thế nào. Bảng 2 tóm tắt phần trình bày này. Tại sao đường tổng cung ngắn hạn lại dốc lên 1. Lý thuyết nhận thức sai lầm: Mức giá thấp ngoài dự kiến làm cho một số nhà cung cấp nghĩ rằng giá tương đối của họ giảm và do vậy họ cắt giảm sản lượng. 2. Lý thuyết tiền lương cứng nhắc: Mức giá thấp ngoài dự kiến làm cho tiền lương thực tế tăng lên, làm cho các doanh nghiệp thuê ít lao động hơn và sản xuất ra một lượng hàng hoá và dịch vụ nhỏ hơn. 3. Lý thuyết giá cả cứng nhắc: Mức giá thấp ngoài dự kiến làm cho một số doanh nghiệp có giá cả cao hơn giá mong muốn, điều này làm giảm doanh số bán ra của họ khiến họ cắt giảm sản xuất. Tại sao đường tổng cung ngắn hạn có thể dịch chuyển 1. Những thay đổi phát sinh từ lao động: Sự gia tăng của lượng lao động hiện có (có lẽ là do tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm) làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Sự giảm sút lượng lao động hiện có (có lẽ là do tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng) làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái. 2. Những thay đổi phát sinh từ tư bản: Sự gia tăng khối lượng tư bản hiện vật hoặc vốn nhân lực làm dịch chuyển đường tổng cung sang bên phải. Sự giảm sút khối lượng tư bản hiện vật hoặc vốn nhân lực làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái. 3. Những thay đổi phát sinh từ tài nguyên thiên nhiên: Việc khai phá thêm nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên mới làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Sự suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 16
  5. Những ảnh hưởng do sự thay đổi của tổng cầu Giả sử rằng vì một lý do nào đó mà một làn sóng bi quan lan ra toàn nền kinh tế. Lý do có thể là một vụ xì căng đan ở Nhà Trắng, sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán hay sự bùng nổ một cuộc chiến tranh ở nước ngoài. Do biến cố này, nhiều người mất lòng tin vào tương lai và thay đổi kế hoạch của họ. Các hộ gia đình giảm tiêu dùng, trì hoãn các khoản mua sắm lớn và các doanh nghiệp tạm ngừng việc mua thiết bị mới. Làn sóng bi quan này ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào? Một biến cố như thế sẽ làm giảm tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ. Nghĩa là, tại bất cứ mức giá nào, các hộ gia đình và các doanh nghiệp giờ đây cũng muốn mua ít hàng hoá và dịch vụ hơn. Như hình 8 cho thấy, đường tổng cầu dịch sang trái và từ AD1 đến AD2. Trong hình này, chúng ta có thể xem xét các ảnh hưởng của sự suy giảm tổng cầu. Trong ngắn hạn, 2. làm sản lượng giảm trong ngắn hạn Mức giá Tổng cung Tổng cung ngắn hạn, AS1 dài hạn AS2 3. nhưng theo thời gian, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển A P1 B P2 1. Sự giảm xuống của tổng cầu C P3 AD2 Tổng cầu, AD1 0 Y2 Y1 4. và sản lượng trở về mức tự nhiên Sản lượng Hình 8. Sự suy giảm tổng cầu. Sự suy giảm tổng cầu, có thể do làn sóng bi quan trong nền kinh tế gây ra, được biểu diễn bằng sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cầu từ AD1 đến AD2. Nền kinh tế chuyển từ điểm A đến điểm B. Sản lượng giảm từ Y1 xuống Y2 trong khi mức giá giảm từ P1 xuống P2. Theo thời gian, nhận thức, tiền lương và giá cả điều chỉnh, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển từ AS1 đến AS2, và nền kinh tế đạt tới điểm C, nơi đường tổng cầu mới cắt đường tổng cung dài hạn. Mức giá giảm xuống P3, và sản lượng quay về mức tự nhiên Y1. nền kinh tế di chuyển dọc từ A đến B theo đường tổng cung ngắn hạn ban đầu AS1 . Khi nền kinh tế chuyển từ A dến B, sản lượng giảm từ Y1 xuống Y2 và mức giá giảm từ P1 xuống P2. Sự suy giảm sản lượng cho thấy nền kinh tế rơi vào suy thoái. Mặc dù không được biểu thị trong hình vẽ, các doanh nghiệp phản ứng lại sự giảm sút doanh số bán ra và sản xuất bằng cách cắt giảm việc làm. Do vậy, sự bi quan khiến cho đường tổng cầu dịch chuyển, trong một chừng mực nào đó lại chính là do tự bản thân chúng ta: nghĩa là sự bi quan về tương lai làm cho thu nhập giảm và thất nghiệp tăng. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 18
  6. Hình 10. Sự dịch chuyển bất lợi trong tổng cung. Khi biến cố nào đó làm tăng chi phí của các doanh nghiệp, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển từ AS1 đến AS2. Nền kinh tế chuyển từ điểm A đến điểm B. Kết quả là hiện tượng lạm phát kèm suy thoái: sản lượng giảm từ Y1 xuống Y2 trong khi mức giá tăng từ P1 lên P2. Ảnh hưởng kinh tế vĩ mô của sự gia tăng chi phí sản xuất là gì? Ở mỗi mức giá bất kỳ cho trước, các doanh nghiệp muốn cung ứng ra ít hàng hoá và dịch vụ hơn. Như trong hình 10 cho thấy, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái từ AS1 đến AS2. (Tuỳ theo biến cố, đường tổng cung dài hạn cũng có thể dịch chuyển. Nhưng để giữ cho sự việc đơn giản, chúng ta giả định nó không dịch chuyển.) Trong hình này, chúng ta có thể theo dõi những ảnh hưởng của việc đường tổng cung dịch chuyển sang trái. Trong ngắn hạn, nền kinh tế di chuyển dọc theo đường tổng cầu từ điểm A đến điểm B. Sản lượng của nền kinh tế giảm từ Y1 xuống Y2 trong khi mức giá tăng từ P1 lên P2. Do nền kinh tế vừa rơi vào suy thoái (sản lượng giảm) và vừa trải qua lạm phát (mức giá tăng) nên hiện tượng này được gọi là suy thoái đi kèm lạm phát. 1. Khi tổng cung ngắn hạn giảm Mức giá Tổng cung dài AS hạn 2 Tổng cung ngắn hạn, AS1 P3 C P 2. các nhà họach định chính 2 A sách có thể xử lý sự dịch chuyển này bằng kích thích tổng cầu P1 3 điều này làm 4. nhưng lại giữ AD cho giá cả tăng sản lượng ở mức 2 hơn nữa tiềm năng. Tổng cầu, AD1 0 Mức sản lượng tự nhiên Sản lượng Hình 11. Thích ứng với sự dịch chuyển bất lợi của đường tổng cung. Trước sự dịch chuyển bất lợi của đường tổng cung từ AS1 đến AS2, các nhà hoạch định chính sách - những người có khả năng ảnh hưởng đến tổng cầu - dịch chuyển đường tổng cầu từ AD1 đến AD2. Nền kinh tế sẽ chuyển từ điểm A tới C. Chính sách này có thể ngăn chặn không cho sự dịch chuyển trong cung làm giảm sản lượng trong ngắn hạn, nhưng mức giá sẽ tăng từ P1 lên P2 và duy trì ở mức đó. Các nhà hoạch định chính sách nên làm gì khi phải đối mặt với tình trạng suy thoái kèm lạm phát? Như chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn trong phần sau của cuốn sách này, không có những lựa chọn dễ dàng. Một khả năng là không làm gì cả. Trong trường hợp này, sản lượng hàng hoá và dịch vụ tiếp tục ở mức thấp Y2 trong một thời gian. Nhưng cuối cùng, tình trạng suy thoái sẽ tự hiệu chỉnh khi nhận thức, tiền lương và giá cả điều chỉnh đối với chi phí sản xuất cao hơn. Ví dụ, thời kỳ có sản lượng thấp và thất nghiệp cao gây áp lực làm cho tiền lương công nhân giảm. Đến lượt nó, tiền lương thấp hơn làm tăng sản lượng. Theo thời gian khi mà đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển trở lại AS1, mức giá giảm và sản lượng tiến tới mức NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 20
  7. thác. Trên thị trường dầu thế giới, giá dầu giảm khoảng một nửa. Sự giảm giá dầu này làm giảm chi phí cho các doanh nghiệp của Mỹ và làm cho đường tổng cung dịch chuyển sang phải. Kết quả là, nền kinh tế Mỹ trải qua trạng thái ngược lại của lạm phát kèm suy thoái: Sản lượng tăng nhanh, thất nghiệp giảm và tỷ lệ lạm phát đạt mức thấp nhất sau nhiều năm. Trong những năm gần đây, thị trường dầu mỏ thế giới tương đối yên tĩnh. Ngoại lệ duy nhất là một thời kỳ ngắn trong những năm 1990, ngay trước Cuộc chiến tranh vùng Vịnh, khi mà giá dầu tạm thời tăng vì người ta lo sợ rằng cuộc xung đột quân sự kéo dài có thể làm ngừng trệ sản xuất dầu. Tuy nhiên, sự yên tĩnh này không có nghĩa là nước Mỹ không cần phải lo đến giá dầu nữa. Những rắc rối chính trị ở Trung Đông (hay sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các thành viên OPEC) luôn có thể đẩy giá dầu lên cao. Kết quả kinh tế vĩ mô của sự gia tăng mạnh trong giá dầu có thể dễ dàng giống với tình trạng lạm phát kèm suy thoái của những năm 1970. KẾT LUẬN: NGUỒN GỐC CỦA TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG Chương này đã đạt được hai mục tiêu chính. Thứ nhất, chúng ta đã thảo luận một số đặc điểm quan trọng về các biến động kinh tế ngắn hạn. Thứ hai, chúng ta đã giới thiệu mô hình cơ bản để giải thích những biến động kinh tế, gọi là mô hình tổng cầu và tổng cung. Trong hai chương tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét từng mảng của mô hình này chi tiết hơn để hiểu rõ hơn các yếu tố nào gây ra những biến động trong nền kinh tế và các nhà hoạch định chính sách đối phó với chúng ra sao. Bây giờ chúng ta đã có những hiểu biết sơ bộ về mô hình này và cũng nên nhìn lại lịch sử của nó. Mô hình về các biến động kinh tế ngắn hạn hình thành như thế nào? Câu trả lời là, về cơ bản nó là sản phẩm phụ của cuộc Đại suy khủng hoảng kinh tế trong những năm 1930. Các nhà kinh tế và hoạch định chính sách vào thời gian này rất bối rối, không hiểu được nguyên nhân của thảm họa này và không biết đối phó với nó như thế nào. Năm 1936, nhà kinh tế John Maynard Keynes xuất bản cuốn sách có tiêu đề Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ để lý giải những biến động kinh tế trong ngắn hạn nói chung và cuộc Đại khủng hoảng kinh tế nói riêng. Thông điệp cơ bản của Keynes là suy thoái và đại khủng hoảng có thể xảy ra vì tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ thấp. Từ lâu Keynes đã phê phán lý thuyết kinh tế cổ điển - trình bày từ chương 24 đến 30 - vì nó chỉ giải thích được những ảnh hưởng dài hạn của chính sách. Một vài năm trước khi đưa ra cuốn Lý thuyết tổng quát, Keynes đã viết về kinh tế học cổ điển như sau: Dài hạn là sự định hướng sai lầm cho các vấn đề hiện tại. Trong dài hạn, tất cả chúng ta đều sẽ chết. Các nhà kinh tế tự đặt cho mình một nhiệm vụ quá dễ dãi, quá vô tích sự nếu như trong mùa giông bão, họ chỉ có thể nói với chúng ta khi nào bão táp đã qua thì biển sẽ lặng. Thông điệp của Keynes nhằm vào cả các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế. Khi nền kinh tế thế giới phải chịu mức thất nghiệp cao, Keynes ủng hộ các chính sách kích thích tổng cầu, trong đó có chi tiêu chính phủ cho các chương trình việc làm công cộng. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ kiểm tra xem các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng chính sách tiền tệ và tài khoá như thế nào để tác động vào tổng cầu. Các phân tích trong chương sau và cũng như chương này đều là di sản của John Maynard Keynes. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 22
  8. gian, khi nhận thức, tiền lương và giá cả điều chỉnh, mức giá giảm xuống mức ban đầu và sản lượng phục hồi. CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN Khủng hoảng Depression Suy thoái Recesion Mô hình tổng cầu và tổng cung Model of aggregate demand and aggregate supply Đường tổng cầu Aggregate demand curve Đường tổng cung Aggregate supply curve Lạm phát kèm suy thoái Stagflation NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 24