Hiện trạng khai thác loại hình nhã nhạc cung đình vào phát triển du lịch ở Thành phố Huế

Tóm tắt: Sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và
truyền khẩu của nhân loại từ năm 2003, nhã nhạc Cung đình Huế được phục
hồi, phát triển và khai thác vào hoạt động du lịch của Huế. Số lượng khách
thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế có xu hướng tăng từ 2007 đến 2019. Đặc
biệt năm 2016 với lễ hội Festival số lượng khách đến với loại hình nghệ thuật
này tăng mạnh đạt (999.865 người). Trong đó khách quốc tế chiếm 52%, khách
nội địa 48%. Từ năm 2014 đến 2019 doanh thu liên tục tăng, cao nhất vào năm
2018 (2.368.790.700 đồng). Tuy nhiên tỷ lệ doanh thu từ loại hình này thấp so
với tổng doanh thu tham quan du lịch, trung bình chiếm 1.3%. Nhã nhạc Huế,
ngoài yếu tố nội lực còn được tiếp sức trong dự án "Bảo tồn và phát huy những
giá trị Nhã nhạc Huế". Các hoạt động liên quan đến chương trình bảo tồn và
phát huy Nhã nhạc nói riêng và di sản phi vật thể truyền thống và Cung đình
Huế nói chung vẫn tiếp tục được quan tâm và triển khai thực hiện. 
pdf 11 trang xuanthi 03/01/2023 560
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng khai thác loại hình nhã nhạc cung đình vào phát triển du lịch ở Thành phố Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_khai_thac_loai_hinh_nha_nhac_cung_dinh_vao_phat_t.pdf

Nội dung text: Hiện trạng khai thác loại hình nhã nhạc cung đình vào phát triển du lịch ở Thành phố Huế

  1. 98 TRẦN THỊ CẨM TÚ, LÊ ANH TOẠI 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu Các thông tin được thu thập từ Trung Tâm Bảo tồn Di tích Cố đô, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế. Các thông tin được thu thập từ Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế; Nhà hátN ghệ thuật truyền thống cung đình Huế; Trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phương pháp so sánh Phương pháp này được sử dụng để so sánh nhã nhạc cung đình Huế với các loại hình nghệ thuật khác. 3.3. Phương pháp chuyên gia Tham vấn ý kiến một số chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, du lịch ở thành phố Huế. 3.4. Phương pháp xử lí số liệu Sử dụng phần mềm Excel để xử lí các số liệu liên quan đến đề tài. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Sơ lược về loại hình nhã nhạc cung đình Huế Nhã nhạc cung đình Huế là loại hình âm nhạc chính thống, được xem là quốc nhạc của nhà Nguyễn (1802-1945). Nhã nhạc thường được dùng để biểu diễn trong các ngày lễ trọng của Hoàng cung như Tế Nam Giao, Tế Xã Tắc, mừng đăng quang, mừng thọ vua, tiếp đón sứ thần Nhã nhạc cung đình biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Vì vậy, Nhã nhạc được các triều đại quân chủ Việt Nam coi trọng. Nhã nhạc Việt Nam có từ thời Lý (1010-1225) nhưng phát triển mạnh và bài bản nhất vào thời nhà Nguyễn (1802-1945). Nhã nhạc thời Nguyễn được gọi là Nhã nhạc cung đình Huế. Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản Văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại. 4.1.1. Đặc trưng cơ bản của nhã nhạc cung đình Huế - Nhã nhạc cung đình Huế có quan hệ mật thiết với nghệ thuật tuồng: Giữa nghệ thuật Tuồng và múa cung đình có mối liên hệ mật thiết với nhau, Nhiều làn điệu hát trong múa cung đình cũng là làn điệu tuồng. - Nhã nhạc cung đình Huế phong phú và đa dạng: Âm nhạc cung đình Huế tổng hợp trong nó sự phong phú, đa dạng về nhiều mặt: Loại hình (Ca, nhạc, múa, kịch, văn thơ, mỹ thuật); Thể loại (nhạc lễ, nhạc thính phòng, sân khấu, nhạc không lời, nhạc có lời, nhạc kèm múa diễn xuất ); Chủng loại (nhạc khí và âm sắc); Môi trường trình diễn (trong nhà, ngoài trời, tại các đền miếu, đàn tế, trên sân khấu, dưới thuyền); Nhạc điệu. - Nhã nhạc cung đình Huế có tính biến tấu, biến hoá cao: Cùng một bản nhạc, mỗi nhạc cụ có cách thể hiện riêng, mỗi nghệ nhân có thể chơi khác nhau thậm chí cùng một nghệ nhân mỗi lúc chơi một khác tùy tâm trạng, không gian và cảm hứng lúc diễn tấu. - Nhã nhạc cung đình Huế có quy mô lớn và tính chuyên nghiệp cao: Tổ chức dàn nhạc và tiết mục ca múa nhạc cung đình có quy mô lớn, gồm nhiều loại nhạc khí, nhiều nhạc
  2. 100 TRẦN THỊ CẨM TÚ, LÊ ANH TOẠI Trống cái Trống chiến Trống bồng Não bạt Mõ sừng trâu Trống cơm (Xập xõa) Hình 2. Cấu trúc của bộ gõ trong dàn Đại nhạc Bộ hơi (kèn) Bộ dây (Đàn nhị) Hình 3. Bộ hơi và bộ dây trong dàn Đại nhạc - Dàn Tiểu nhạc: So với dàn Đại nhạc, các bản âm nhạc của dàn Tiểu nhạc tương đối ổn định. Âm nhạc mang màu sắc trang nhã, vui tươi, thường sử dụng trong các buổi yến tiệc của triều đình, lễ đại khánh, tết Nguyên Đán. Chất liệu dễ đi vào lòng người, không quá trang nghiêm hoặc sầu bi như các bài của Đại nhạc, âm lượng không quá lớn. Cấu trúc nhạc cụ dàn Tiểu nhạc gồm Bộ gõ (trống bảng, sinh tiền, tâm âm la, phách); Bộ hơi (sáo); Bộ dây (đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn tam huyền, đàn nhị). Hình 4. Dàn Tiểu nhạc
  3. 102 TRẦN THỊ CẨM TÚ, LÊ ANH TOẠI - Múa cung đình: Múa cung đình triều Nguyễn tiếp thu những điệu múa từ cung đình và dân gian của các triều đại trước, nâng cao và sáng tạo thành những điệu múa mới mang đặc trưng của nghệ thuật biểu diễn thời Nguyễn. Múa cung đình triều Nguyễn chủ yếu là múa tập thể, tư tưởng chủ đề thường biểu hiện ở các đội hình di chuyển và kết thúc bằng một đội hình ngưng đọng. Một số điệu múa cung đình nổi bật là múa bát dật, Múa lục cúng hoa đăng, Múa lân mẫu xuất lân nhi. 4.2. Khai thác nhã nhạc cung đình Huế vào phát triển du lịch ở thành phố Huế 4.2.1. Số lượng khách thưởng thức Nhã nhạc cung đình Huế. Năm 2019, tổng lượt khách du lịch đến Huế đạt 4,8 triệu lượt, tăng gần 11% so năm trước, khách lưu trú đạt 2,2 triệu lượt, tăng 5,1%. Doanh thu ngành dịch vụ du lịch đạt 4.900 tỷ đồng, tăng 9,6%. Doanh thu xã hội từ du lịch đạt 12.250 tỷ đồng. Thị trường khách quốc tế duy trì ổn định, nhiều nhất vẫn là du khách đến từ Tây Âu, Bắc Mỹ, tiếp đó là khách Hàn Quốc, Thái Lan Nhiều tài nguyên du lịch được khai thác hiệu quả để phát triển du lịch trong đó có nhã nhạc cung đình Huế. Loại tài nguyên này ngày càng hấp dẫn du khách đặc biệt là khách quốc tế. Số lượng khách thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế có xu hướng tăng theo thời gian. Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và kiệt tác của nhân loại. Năm 2004, diễn ra Festival Huế lần thứ 3 là Festival tôn vinh Nhã nhạc Huế, nhiều sân khấu đã tổ chức để trình diễn Nhã nhạc Huế và đều thu được những thành công. Từ năm 2005 đến 2007, loại hình nghệ thuật này bắt đầu được phát huy và khai thác triệt để, tạo sự chú ý của du khách. Từ năm 2007 đến 2019 lượng khách thưởng thức loại hình nghệ thuật này tăng, đặc biệt năm 2016 với lễ hội Festival số lượng khách tăng mạnh tổng lượng khách 999.865 người. Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID, ngành Du lịch Thừa Thiên Huế nói chung gặp rất nhiều khó khăn, lượng khách du lịch đến với loại hình nghệ thuật này giảm 87%. Từ năm 2007 đến 2020, tổng lượng khách đến thưởng thức loại hình nghệ thuật này đạt 10.574.615 người. Khách du lịch 1500000 1000000 500000 0 20072008200920102011201220132014201520162017201820192020 Quốc tế Nội địa Tổng lượng khách Hình 8. Lượng khách thưởng thức nhã nhạc tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế (Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế)
  4. 104 TRẦN THỊ CẨM TÚ, LÊ ANH TOẠI Đồng 2,500,000,000 2,000,000,000 1,500,000,000 1,000,000,000 500,000,000 0 20072008200920102011201220132014201520162017201820192020 Hình 10. Doanh thu từ khai thác Nhã nhạc tại nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế (Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế) Bảng 1. Tỷ lệ doanh thu của nhã nhạc cung đình Huế so với tổng doanh thu của tham quan du lịch Doanh thu từ xem biểu % doanh thu từ Tổng doanh thu của tham TT Năm diễn nhã nhạc cung khai thác nhã quan du lịch (đồng) đình (đồng) nhạc (%) 1 2007 944.595.000 76.231.183.000 1,23 2 2008 1.753.780.000 79.185.910.000 2,2 3 2009 1.265.590.000 78.892.935.000 1,6 4 2010 1.051.140.000 84.361.818.128 1,25 5 2011 1.102.195.000 84.501.506.000 1,3 6 2012 1.202.551.838 104.569.725.000 1,15 7 2013 1.271.953.320 127.195.332.000 1,0 8 2014 1.887.516.716 139.816.053.000 1,35 9 2015 2.283.015.889 207.546.899.000 1,1 10 2016 2.364.651.684 262.739.076.000 1,3 11 2017 2.171.391.475 197.399.225.000 1,3 12 2018 2.368.790.700 182.214.669.231 1,2 13 2019 2.270.091.088 174.622.391.346 1,15 14 2020 282.280.892 25.661.899.250 1,1 (Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế) Tỷ lệ % doanh thu từ nhã nhạc cung đình Huế có sự biến động theo thời gian và theo xu hướng những năm có lễ hội lớn ở Thừa Thiên Huế, doanh thu thu được từ loại hình này cao và tỷ lệ % doanh thu từ khai thác nhã nhạc so với tổng doanh thu tham quan cũng cao (2008 đạt 2,2%, 2014 đạt 1,35%, 2016 đạt 1,3%).
  5. 106 TRẦN THỊ CẨM TÚ, LÊ ANH TOẠI Theo thông báo của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế, bắt đầu từ ngày 9/1/2021, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Duyệt Thị Đường gồm Nhã nhạc, tuồng và Múa hát cung đình Huế sẽ hoạt động biểu diễn trở lại để phục vụ du khách. Nội dung biểu diễn gồm nhã nhạc, múa cung đình, trích đoạn Tuồng cung đình Huế. Nhìn chung nội dung biểu diễn của lễ hội đa dạng, đảm bảo tính nguyên bản của loại hình nghệ thuật, tuy nhiên đây là loại hình nghệ thuật bác học, người xem cần am hiểu lịch sử, giá trị của Nhã nhạc mới thấy hết giá trị nghệ thuật nên dễ gây cảm giác nhàm chán, du khách chỉ đi một lần để biết chứ không phải để thưởng thức. 5. KẾT LUẬN Sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại từ năm 2003, nhã nhạc được phục hồi, phát triển đặc biệt qua các kỹ lễ hội Festival của du lịch thành phố Huế. - Số lượng khách thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế có xu hướng tăng theo thời gian. Từ năm 2007 đến 2019 lượng khách thưởng thức loại hình nghệ thuật này tăng, đặc biệt năm 2016 với lễ hội Festival số lượng khách tăng mạnh tổng lượng khách 999.865 người. Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID, lượng khách du lịch đến với loại hình nghệ thuật này giảm 87%. Từ năm 2007 đến 2020, tổng lượng khách đến thưởng thức loại hình nghệ thuật này đạt 10.574.615 người. Trong đó khách quốc tế chiếm 52%, khách nội địa 48%. - Doanh thu thu được từ việc khai thác loại hình nghệ thuật này tăng theo thời gian. Doanh thu đạt cao vào năm 2008, trùng với thời gian tổ chức lễ hội Festival (1.753.780.000 đồng), từ năm 2014 đến 2019 doanh thu liên tục tăng, cao nhất vào năm 2018 (2.368.790.700 đồng). Tuy nhiên tỷ lệ doanh thu từ loại hình này thấp so với tổng doanh thu tham quan du lịch, trung bình chiếm 1.3%. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Thuận An, Phan Thuận Thảo (2002). Thử đi tìm định nghĩa về Nhã nhạc Việt Nam, Âm nhạc cung đình Huế, Kỷ yếu hội thảo, Huế. [2] Phan Tiến Dũng, Nguyễn Phước Hải Trung (2004). Nhã nhạc cung đình Việt Nam – Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Tạp chí Di sản văn hóa, số 6. [3] Nguyễn Thị Kim Liên (2017). Khai thác các giá trị văn hóa tỏng phát triển du lịch. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 396. [4] Phan Thuận Thảo (2009). Nhã nhạc Việt Nam - Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển. Tạp chí Sông Hương, Huế. [5] Tô Ngọc Thanh (2002). Tương đồng và đa dạng trong Âm nhạc cung đình Huế, Kỷ yếu hội thảo, Huế. [6] Phan Hạnh Thục (2007). Nghiên cứu sức hấp dẫn của một số loại hình văn hóa phi vật thể ở Huế đối với khách du lịch. Luận văn Thạc sĩ Du lịch Học. Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. [7] Trần Kiều Lại Thủy (1997). Âm nhạc cung đình triều Nguyễn. NXB Thuận Hóa, Huế. [8] Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (2002). Hồ sơ ứng cử quốc gia về Nhã nhạc cung đình Huế. Hà Nội