Phát triển du lịch cộng đồng theo định hướng bền vững tại tỉnh Sơn La - Nguyễn Hà Bảo Ngọc

Tỉnh Sơn La nằm ở phía Tây Bắc, cách Hà Nội hơn 300 km theo Quốc lộ 6. Sơn La là một trong những địa
phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch. Với diện tích tự nhiên rộng lớn cùng nguồn tài nguyên du
lịch dồi dào với rất nhiều cảnh quan, hệ thống di tích lịch sử, di sản văn hóa đa dạng và công trình thủy điện có công
suất lớn nhất Đông Nam Á,… Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo nên những nét
văn hóa đặc trưng, hấp dẫn riêng có. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Sơn La phát triển mô hình du lịch cộng đồng -
một trong những sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương, góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo tồn văn hóa và
mang lại lợi kinh tế cho cộng đồng dân cư.
Từ khóa: Tỉnh Sơn La, du lịch cộng đồng, phát triển bền vững. 
pdf 5 trang xuanthi 03/01/2023 1960
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển du lịch cộng đồng theo định hướng bền vững tại tỉnh Sơn La - Nguyễn Hà Bảo Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_du_lich_cong_dong_theo_dinh_huong_ben_vung_tai_ti.pdf

Nội dung text: Phát triển du lịch cộng đồng theo định hướng bền vững tại tỉnh Sơn La - Nguyễn Hà Bảo Ngọc

  1. 536 Nguyễn Hà Bảo Ngọc 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phương pháp kế thừa, phương pháp nghiên cứu các tài liệu, văn bản chính sách, báo cáo tổng kết, dữ liệu thứ cấp về hoạt động du lịch cộng đồng Sơn La trong thời gian qua. Phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực du lịch. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sơn La sở hữu nguồn tiềm năng du lịch rất lớn với thiên nhiên kỳ vỹ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp hùng vỹ, riêng có về địa hình, khí hậu, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái, Sơn La có sức hấp dẫn du lịch đặc biệt. Với cao nguyên Mộc Châu rộng lớn và tươi đẹp với những loài hoa nở rất nhiều ở vùng núi Tây Bắc như hoa ban, hoa mận, hoa đào; Quỳnh Nhai, Mường La với du lịch lòng hồ thủy điện Lợi thế rất lớn của du lịch Sơn La là môi trường còn rất trong lành cùng với nét độc đáo trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Đây là những điểm riêng hấp dẫn khách du lịch, khi họ muốn tìm kiếm những sự trải nghiệm mới mẻ. Đặc biệt, việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng là rất phù hợp với nơi đây, bởi trong điều kiện kinh tế còn khó khăn thì mô hình này không mất quá nhiều chi phí để đầu tư. Các gia đình chỉ cần cải tạo trên nền sẵn có theo một tiêu chuẩn phù hợp là có thể khai thác du lịch. Vấn đề lớn nhất cần lưu ý là không chạy theo các mô hình đại trà, bởi khi đó sẽ mất đi lợi thế, mất đi những nét đặc sắc riêng có của địa phương. Hình 1. Cầu Pá Uôn – Quỳnh Nhai, Sơn La Cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa truyền thống của các dân tộc cũng là điểm nổi bật trong tài nguyên du lịch nơi đây. Sơn La là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Dao, Kinh, Hoa với một không gian văn hóa rộng lớn và phong phú. Nhiều dân tộc còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của mình các phong tục, tập quán, lễ hội như: Lễ hội Hết chá, Lễ hội Mừng cơm mới, ở nhà sàn truyền thống và ngủ trên đệm bông gạo hay được tự tay trải nghiệm dệt vải thủ công Ẩm thực Sơn La cũng mang nhiều nét đặc trưng, khác biệt so với các vùng khác với cá suối nướng, nộm da trâu, thịt trâu gác bếp, thắng cố là tiềm năng du lịch hấp dẫn cho những du khách thích khám phá và trải nghiệm. Cùng với đó là những giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc như: Di tích Quốc gia Nhà tù Sơn La (TP.Sơn La), Ngã ba Cò Nòi (Huyện Mai Sơn), Đồn Mộc Lỵ (Huyện Mộc Châu), Di tích Chùa Chiền Viên (Huyện Mộc Châu), Văn bia Quế lâm ngự chế (TP. Sơn La) - nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Nhận thấy tiềm năng, ngay từ năm 2008, tỉnh Sơn La đã có chính sách cụ thể để thu hút cộng đồng chung tay xây dựng du lịch cộng đồng trở thành một trong những sản phẩm đặc thù của tỉnh.
  2. 538 Nguyễn Hà Bảo Ngọc Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cần đặt trong mối quan hệ tổng hòa giữa du lịch với môi trường, văn hóa và xã hội. Chính vì vậy, các mô hình phát triển du lịch bền vững đang nhận được ngày càng nhiều sự quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng địa phương và của khối doanh nghiệp. Du lịch bền vững không chỉ giải quyết được mối quan hệ giữa ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường mà còn tiếp tục duy trì những giá trị vật chất và tinh thần từ hoạt động du lịch. Do những lý do trên nên cần xây dựng mô hình phát triển du lịch theo hướng bền vững nhằm bảo tồn văn hóa, giảm nghèo và bảo vệ môi trường tại các địa phương của tỉnh Sơn La, chính là cơ sở khoa học nhằm góp phần đưa văn hóa các dân tộc trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn ở Sơn La. Vì vậy, nhằm bảo tồn văn hóa, giảm nghèo và bảo vệ môi trường tại các địa phương của tỉnh Sơn La và để ngành du lịch Sơn La có thể phát triển bền vững thì Chính quyền địa phương cần có những quy hoạch và định hướng phát triển thống nhất để phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt và chuyên nghiệp. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG BỀN VỮNG Thứ nhất, Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch: Cần phát triển các sản phẩm du lịch mang dấu ấn riêng, thương hiệu riêng, tạo điểm nhấn, điểm khác biệt đối với du khách dựa trên các tiềm năng thế mạnh nổi trội của từng nơi. Đặc biệt quan tâm phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng chữa bệnh, du lịch tham quan sinh thái, dã ngoại gắn với nông nghiệp, du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, gắn với du lịch giáo dục truyền thống cách mạng với tham quan các di tích lịch sử, văn hóa. Phát triển du lịch cộng đồng vẫn là hướng đi bền vững mà tỉnh Sơn La chú trọng. Ngoài giá trị kinh tế, mô hình này còn mang lại giá trị văn hóa bền vững cho địa phương. Vì thế, du lịch cộng đồng đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong sự phát triển chung của ngành Du lịch Sơn La. Thứ hai, thực hiện xúc tiến quảng bá: Tận dụng sự hỗ trợ của cơ quan du lịch quốc gia, các tổ chức trong và ngoài nước triển khai marketing điện tử, ứng dụng công nghệ truyền thông, mạng xã hội để nâng cao hiệu quả quảng bá; tích cực tổ chức đón các đoàn fam&presstrip đến khảo sát, xây dựng sản phẩm và quảng bá hình ảnh du lịch Sơn La đến với du khách trong nước và quốc tế. Thứ ba, liên kết hợp tác: đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc phát triển du lịch. Việc liên kết giữa các điểm đến, các địa phương trong khu vực sẽ tạo ra được những tour, tuyến du lịch độc đáo trên cơ sở khai thác những điểm đến nổi bật và khác biệt của địa phương. Bên cạnh việc liên kết nội vùng, du lịch tỉnh còn cần phải liên kết với những địa phương trọng điểm du lịch như Hà Nội, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và liên kết phát triển du lịch qua biên giới thu hút khách du lịch từ Trung Quốc, Lào. Các doanh nghiệp làm du lịch tại Sơn La còn ít và chủ yếu quy mô nhỏ nên bên cạnh việc tự nâng cao năng lực, yếu tố liên kết có ý nghĩa rất quan trọng để tận dụng thế mạnh của nhau về thông tin, sản phẩm, quảng bá, Thứ tư, Phát triển nguồn nhân lực: Du lịch luôn là một trong những yếu tố quyết định của quá trình phát triển du lịch đây là một vấn đề then chốt do du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa là một sản phẩm đặc thù và chủ lực của Sơn La. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng là người dân bản địa, am hiểu về văn hóa bản địa và được đào tạo bài bản về nghề du lịch để bảo đảm du khách vừa được phục vụ tốt vừa có được trải nghiệm nguyên bản về văn hóa địa phương. Cần bảo đảm cả hai yếu tố này để tránh sự cực đoan hoặc là nguyên sơ quá không biết làm du lịch, hoặc là thương mại hóa quá mất đi tính thuần khiết của văn hóa vùng cao. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ ngành Du lịch cũng cần được quan tâm nâng cao trình độ, kỹ năng, đặc biệt là năng lực sáng tạo trong tham mưu xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chuyên nghiệp và tiếp cận với tri thức, công nghệ mới trong xúc tiến, quảng bá truyền thông. Thứ năm, Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương: Để phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội tại tỉnh Sơn La nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng, việc khai thác các tài nguyên là tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trên một địa bàn lãnh thổ nếu mỗi ngành chỉ biết đến lợi ích của mình mà không có sự chia sẻ, phối hợp với các ngành khác và không quan tâm đến lợi ích kinh tế chung cũng như quyền lợi của người dân trong địa bàn Tỉnh thì tất yếu sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của người dân. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sự thuận lợi trong việc phát triển kinh tế của ngành đó mà còn đẩy người dân vào thế phải tăng cường khai thác các tài nguyên sẵn có của mình để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống, dẫn tới sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển kém ổn định, bền vững của Tỉnh. Do đó, du lịch phải làm nền cho sự đa dạng hóa kinh tế bằng hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Du lịch cũng cần lưu tâm đến các chức năng kinh tế có tính chất quan trọng và hợp nhất các giá trị môi trường trong các quyết định đầu tư. Ngành du lịch hỗ trợ được các hoạt động kinh tế của Tỉnh và có tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được nền kinh tế và tránh được sự tổn hại về môi trường. Thứ sáu, Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng Tỉnh Sơn La vào các hoạt động du lịch: Sự tham gia của cộng đồng địa phương là rất cần thiết cho ngành du lịch. Người dân trên địa bàn Tỉnh với nền văn hóa bản địa,