Topic Natural geographical zoning for the development of ecotourism in Da Nang City
Phân vùng địa lý tự nhiên là cơ sở khoa học và ý nghĩa ứng dụng quan trọng trong việc kiểm kê, tổng hợp và đánh giá tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp và hệ thống chỉ tiêu phân vùng, với mục đích phát triển du lịch sinh thái, bài báo đã tiến hành phân vùng địa lý tự nhiên thành phố Đà Nẵng, từ đó phân tích đặc điểm phân hóa tự nhiên tại mỗi tiểu vùng. Bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên thành phố Đà Nẵng được thành lập ở tỷ lệ 1:100.000, cho thấy thành phố Đà Nẵng có 02 vùng và 04 tiểu vùng: Tiểu vùng đồi núi phía Bắc và Tây Bắc và Tiểu vùng đồi núi phía Tây Nam (thuộc Vùng đồi núi); Tiểu vùng đồng bằng ven biển và Tiểu vùng bán đảo Sơn Trà (thuộc Vùng đồng bằng ven biển và bán đảo). Những đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ du lịch sinh thái tại từng tiểu vùng là cơ sở để đánh giá mức độ thuận lợi và đề xuất các loại hình sinh thái phù hợp ở từng tiểu vùng. |
Bạn đang xem tài liệu "Topic Natural geographical zoning for the development of ecotourism in Da Nang City", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- topic_natural_geographical_zoning_for_the_development_of_eco.pdf
Nội dung text: Topic Natural geographical zoning for the development of ecotourism in Da Nang City
- TNU Journal of Science and Technology 226(18): 193 - 202 1. Giới thiệu Tài nguyên là yếu tố hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của địa phương và quốc gia. Chính vì vậy, việc điều tra, đánh giá tài nguyên là cơ sở để mỗi địa phương, mỗi quốc gia tiến hành lập quy hoạch, khai thác, phát triển, quản lý các ngành kinh tế. Để triển khai công tác đánh giá, đã có một số công trình nghiên cứu tiếp cận theo hướng phân chia vùng lãnh thổ thành những khu vực nhỏ hơn theo các chỉ tiêu nhất định. Trên thế giới có các công trình nghiên cứu của các nhà địa lý như A.G. Ixatrenko (1991) [1], M. Alpenidze và cộng sự [2]. Khái niệm phân vùng địa lý tự nhiên (ĐLTN) theo A.G. Ixatsenko (1969):”Phân vùng địa lý tự nhiên là sự phát hiện những khác biệt địa lý tự nhiên các cá thể được hình thành trong lịch sử, do kết quả tác động các nhân tố địa đới và phi địa đới của sự phân hóa địa lý trên bề mặt Trái đất” [1]. Tại Việt Nam, việc phân vùng tự nhiên lãnh thổ Việt Nam được đề cập đến từ những năm 60 của thế kỷ XX như phân vùng của Tổ phân vùng Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước [3], phân vùng ĐLTN của Vũ Tự Lập (1999) [4], Phạm Hoàng Hải [5], [6], phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (Cao Liêm) [7], phân vùng sinh thái lâm nghiệp ở Việt Nam (Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng) [8], phân vùng khí hậu và đánh giá sự phù hợp của cây trồng trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh [9], phân vùng làm cơ sở phát triển kinh tế tại quần đảo Trường Sa [10] Trong lĩnh vực du lịch, việc phân vùng ĐLTN cũng đã được nhiều tác giả thực hiện khi đánh giá các điều kiện tự nhiên, với mục đích tìm ra những khu vực đồng nhất tương đối về tự nhiên để khảo sát, đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và từng loại hình du lịch nói riêng. Các địa phương đã được nghiên cứu phân vùng như tỉnh Vĩnh Phúc (Lương Lan Chi) [11], Quảng Ninh và Hải Phòng (Nguyễn Đăng Tiến) [12], Nam Bộ (Đặng Văn Phan, Hoàng Thị Kiều Oanh) [13]-[15], Bình Định (Vũ Đình Chiến) [16] Thành phố Đà Nẵng là một khu vực có nhiều thế mạnh về tài nguyên tự nhiên như vị trí trung tâm, địa hình, thủy văn đa dạng, khí hậu không quá khắc nghiệt, hệ sinh vật phong phú với 02 khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) và 01 khu Bảo vệ cảnh quan (BVCQ) để khai thác, đầu tư và phát triển các loại hình du lịch, trong đó có du lịch sinh thái (DLST). Nhằm đánh giá khả năng khai thác DLST trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, việc đánh giá tổng hợp các tài nguyên du lịch, mà trước hết là tài nguyên tự nhiên có ý nghĩa quan trọng bởi DLST là một loại hình du lịch được khai thác trên nền tảng tự nhiên. Trên cơ sở đó, bài báo áp dụng các nguyên tắc, phương pháp và các chỉ tiêu phân vùng để thực hiện phân vùng ĐLTN phục vụ phát triển DLST thành phố Đà Nẵng với mục đích đánh giá chính xác hơn khả năng khai thác DLST của từng khu vực, từ đó đề xuất một số sản phẩm DLST tương ứng. 2. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở dữ liệu Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các dữ liệu, điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên bao gồm địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn của thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, nghiên cứu đã sử dụng tài liệu, số liệu trong Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đề án phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020, Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Về dữ liệu bản đồ, bản đồ phân vùng ĐLTN thành phố Đà Nẵng được thành lập trên cơ sở dữ liệu nền địa lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản năm 2011, hệ toạ độ VN-2000. Để tiến hành lập bản đồ phân vùng ĐLTN, các bản đồ chuyên đề của thành phố Đà Nẵng đã được thành lập với tỷ lệ 1:100.000 bao gồm: bản đồ địa hình, bản đồ khí hậu, bản đồ thủy văn, bản đồ thực vật. 2.2. Giới hạn nghiên cứu 2.2.1. Giới hạn về nội dung 194 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 226(18): 193 - 202 xác định cấp phân vùng và tiêu chí phân vùng ĐLTN thành phố Đà Nẵng. Hệ thống phân vị trong phân vùng ĐLTN lãnh thổ Đà Nẵng bao gồm 02 cấp: Vùng và tiểu vùng với chỉ tiêu phân vùng cụ thể được thể hiện tại Bảng 1. Bảng 1. Cấp phân vị và hệ thống chỉ tiêu phân vùng thành phố Đà Nẵng Hệ thống chỉ tiêu Tiêu chí Vùng Tiểu vùng - Đồng nhất tương đối về nguồn gốc địa hình và các đặc điểm kiến tạo. Địa chất, địa hình Đồng nhất về các yếu tố địa mạo, đai cao. - Đồng nhất tương đối về hình thái địa hình (kiểu địa hình, hướng, mức độ chia cắt). Đồng nhất về đặc trưng nhiệt, mưa, ẩm Đồng nhất tương đối về chế độ nhiệt, ẩm, (nhiệt độ, lượng mưa ở đồi núi phía Tây Khí hậu lượng mưa (phân chia theo khí hậu vùng Bắc và Tây Nam, nhiệt độ, lượng mưa ở núi/đồng bằng). đồng bằng ven biển và bán đảo). - Đồng nhất tương đối về hình thái địa hình. Đồng nhất tương đối về hình thái địa hình Sinh vật - Đồng nhất tương đối về nguồn gốc phát sinh, và các quần xã thực vật trên các địa hình đó. lịch sử phát triển và cấu trúc thảm thực vật. 3.2. Thành lập bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên thành phố Đà Nẵng Trong thành lập bản đồ, cần đảm bảo bản đồ có tính chính xác, khoa học và cập nhật; xác định được mục đích của bản đồ (phục vụ đánh giá tài nguyên tự nhiên cho phát triển DLST); phân loại và biểu hiện đầy đủ, khoa học các đối tượng và hiện tượng; đảm bảo tính chính xác về vị trí địa lý. Đối với bản đồ phân vùng ĐLTN thành phố Đà Nẵng, khi thành lập cần phải dựa trên các nguyên tắc trong phân vùng ĐLTN, bao gồm: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc phát sinh (nguyên tắc lịch sử), nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc đồng nhất tương đối, nguyên tắc cùng chung lãnh thổ [4], [5], [13], [16]. Bên cạnh đó, bản đồ phân vùng ĐLTN thành phố Đà Nẵng cần tuân thủ các nguyên tắc khác như cần phản ánh các yếu tố trội, tính không đồng nhất của lãnh thổ, nêu lên những thể tổng hợp ĐLTN, ranh giới giữa chúng, diện tích, đặc điểm , thể hiện được sự phân bố không gian và nội dung của các thể tổng hợp ĐLTN ở các cấp khác nhau. Các phương pháp thể hiện bản đồ bao gồm phương pháp ký hiệu đường (ranh giới tỉnh, vùng, tiểu vùng) và vùng (vùng, tiểu vùng), phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố), phương pháp nền chất lượng. Bản đồ phân vùng ĐLTN thành phố Đà Nẵng được thành lập trên cơ sở dữ liệu nền địa lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản năm 2011, hệ toạ độ VN-2000, tỷ lệ 1:100.000. 3.3. Kết quả phân vùng địa lý tự nhiên thành phố Đà Nẵng và các đặc điểm phân hóa lãnh thổ 3.3.1. Kết quả phân vùng địa lý tự nhiên thành phố Đà Nẵng Căn cứ các nguyên tắc, phương pháp và chỉ tiêu phân vùng đã được xác định, lãnh thổ thành phố Đà Nẵng được chia thành 02 vùng và 04 tiểu vùng ĐLTN, được thể hiện tại Bảng 2 và Hình 1. Bảng 2. Hệ thống phân vùng địa lý tự nhiên thành phố Đà Nẵng Vùng Tiểu vùng Ký hiệu Tiểu vùng đồi núi phía Bắc và Tây Bắc TV1 Vùng đồi núi Tiểu vùng đồi núi phía Tây Nam TV2 Tiểu vùng đồng bằng ven biển TV3 Vùng đồng bằng ven biển và bán đảo Tiểu vùng bán đảo Sơn Trà TV4 196 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 226(18): 193 - 202 (1.712 m) chạy dài nối với đỉnh khe Xương (1.150 m) theo hướng Tây – Đông tạo thành các khe suối chảy theo hướng Bắc – Nam. Phía Tây Nam là đỉnh Bà Nà (1.487 m) có hình dáng gần tròn, tạo ra nhiều khe suối ở 03 phía. Địa hình tiểu vùng này khá phức tạp, bị chia cắt mạnh theo chiều dài của sườn núi, độ đốc khá lớn, từ 25 – 35o. Thổ nhưỡng tại tiểu vùng này cũng chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng, xen lẫn là đất phù sa ngòi suối, đất thung lũng do sản phầm dốc tụ và đất phù sa không được bồi chua chiếm diện tích nhỏ. Địa hình phân hóa đa dạng nên tiểu vùng này có chế độ khí hậu khá đặc sắc. Phía Tây Nam của tiểu vùng có lượng mưa lớn trên 4.500 mm (riêng đỉnh Bà Nà trên 5.000 mm), nhiệt độ trung bình dưới 20oC. Các đỉnh núi và sườn núi lân cận có lượng mưa tương đối cao, trên 3.000 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm từ 20 – 24oC. Khu vực gò đồi phía Đông và Đông Nam có lượng mưa giảm dần (dưới 3.000 mm/năm), nhiệt độ trung bình năm trên 24oC [17]. Tiểu vùng này có nhiều tài nguyên tự nhiên cho phát triển DLST, tiêu biểu là khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa với mức độ ĐDSH cao [19]. Các cảnh quan sinh thái gắn với địa hình và thủy văn cũng có nhiều giá trị cho du lịch như đỉnh Bà Nà ở độ cao 1.487 m, các con suối dưới chân Bà Nà như suối Hoa, suối Ngầm Đôi Sông Nam - một nhánh thượng nguồn sông Cu Đê và thác Mây Treo trên dòng khe Đương với cảnh quan sinh thái hoang sơ đang được xem là điểm DLST mới hấp dẫn ở thành phố Đà Nẵng, thích hợp cho những chuyến dã ngoại, cắm trại, khám phá thiên nhiên. 3.3.2.2. Vùng đồng bằng ven biển và bán đảo - Tiểu vùng đồng bằng ven biển (TV3) Tiếp giáp với vùng đồi núi về hướng Đông là tiểu vùng đồng bằng ven biển, có diện tích 416,6 km2, do đó tại khu vực này vẫn còn một số nơi có địa hình gò đồi đan xen, mức độ chia cắt thấp. Phần lớn diện tích khu vực có địa hình đồng bằng, là vùng tương đối bằng phẳng dọc theo 02 hệ thống sông chính của thành phố là sông Hàn và sông Cu Đê. Tiểu vùng đồng bằng ven biển có sự phân hóa đa dạng về thổ nhưỡng với nhiều nhóm đất khác nhau. Nhóm đất cồn cát và đất cát biển hình thành ở ven biển, cửa sông, địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng chủ yếu vào mục đích phi nông nghiệp. Ngoài ra, tại tiểu vùng này còn có sự phân bố của nhóm đất phù sa ở hạ lưu các con sông, suối; đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất phân bố ở khu vực gò đồi phía Tây, rải rác là đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đất nâu vàng trên phù sa cổ Khí hậu ở tiểu vùng mang tính chất nhiệt đới rõ nét với tổng nhiệt độ năm là 9.3810C, nắng trên 2.100 giờ/năm, nhiệt độ trung bình năm 25,70C, trung bình tháng lạnh nhất là 21,50C, lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.700 mm/năm, số ngày mưa trung bình 168 ngày/năm, độ ẩm trung bình 82% [17]. Tiểu vùng đồng bằng ven biển cũng là nơi tập trung dân cư và các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy vậy, tại tiểu vùng này vẫn có một số khu vực thuận lợi cho phát triển DLST như lưu vực sông Cu Đê ở phía Tây Bắc và sông Túy Loan ở phía Tây Nam với cảnh quan sinh thái hấp dẫn. Bên cạnh đó, hồ Hòa Trung có vai trò cân bằng sinh thái của một vùng và có giá trị đặc biệt về cảnh quan, môi trường, là điểm du lịch hấp dẫn của thành phố. Ngoài ra, tiểu vùng này còn có điểm nước khoáng Phước Nhơn thuộc loại nước khoáng silic có giá trị chữa bệnh cao, vừa có thể khai thác du lịch. - Tiểu vùng bán đảo Sơn Trà (TV4) Tiểu vùng bán đảo Sơn Trà trải dài 13 km theo hướng Đông – Tây, có diện tích 42,05 km2, phía Đông Bắc có hòn núi lớn sườn dốc, nhô lên 3 mõm cao được đặt tên theo hình thù gồm Mõm Hòn Nghê, Mỏ Diều, Cổ Ngựa, đỉnh cao nhất có độ cao 696 m so với mực nước biển. Thổ nhưỡng của tiểu vùng này cũng chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng trên đá magma axit. Tiểu vùng bán đảo Sơn Trà cũng mang tính chất khí hậu nhiệt đới có ảnh hưởng của biển, vì vậy mùa đông ấm hơn những vùng sâu trong đất liền và mùa hạ cũng bớt gay gắt. Khu vực này có nhiệt độ trung bình năm 25,60C, nhiệt độ cao nhất không vượt quá 400C, số giờ nắng trung bình năm là 2.273 giờ, lượng mưa trung bình 2.456 mm/năm, độ ẩm 85% [17]. 198 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 226(18): 193 - 202 Loại hình Khái niệm Khu vực Phương thức khai thác có thể khai thác Là một hình thức DLST thu hút khách du lịch và tình nguyện viên đến các vùng nông thôn để khám - Phát triển các mô hình nhà vườn, farmstay, DLST phá, trải nghiệm các hoạt TV3 (lưu vực sông Cu vườn cây ăn trái, trang trại nông nghiệp. nông động nông nghiệp nhằm Đê, sông Túy Loan) - Xây dựng cơ sở lưu trú gần gũi với tự nhiên nghiệp cải thiện sự phát triển và gắn với hoạt động nông nghiệp. kinh tế của các trang trại nhỏ và cộng đồng dân cư ở nông thôn [23]. - Xây dựng mô hình du ngoạn trên hồ kết hợp với hoạt động câu cá giải trí. Đối với việc du ngoạn, có thể tổ chức đi thuyền máy chậm (hạn chế) hoặc tự chèo thuyền (kayak) trên hồ để ngắm cảnh. DLST tại Là các hoạt động du lịch tổ TV3 (hồ Hòa Trung - Xây dựng một số trạm dừng chân là các nhà các hồ chức tại các hồ sinh thái. và hồ Đồng Nghệ) sàn trên hồ với nguyên liệu có sẵn và không phá hủy cảnh quan khu vực để khách du lịch dừng chân và cũng là điểm “check in” cho khách. - Hoạt động câu cá trên hồ cần quy hoạch khu câu cá riêng dành cho khách du lịch để không ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên. Là các cơ sở lưu trú có các phòng được xây dựng với tác động tối thiểu trong môi trường tự nhiên. Các loại hình lưu trú được xây dựng bằng vật liệu bền vững, thân Phát triển mô hình khách sạn/nhà nghỉ thân thiện với môi trường và TV1, TV2 (khu vực thiện với môi trường. Các nhà nghỉ nhỏ được Nhà nghỉ hệ thống xử lý nước thải khu BTTN Bà Nà – dựng trên cây, kết nối với nhau bằng cầu treo sinh thái tối ưu, hình thành nên Núi Chúa và Nam sinh thái/cầu cây xanh để cung cấp tầm nhìn những khu nghỉ dưỡng Hải Vân) cận cảnh hệ động, thực vật trong rừng. sinh thái ở các địa điểm xa xôi. Tai đây thường diễn ra các hoạt động như ngắm chim, chèo thuyền kayak trên biển, tham quan cuộc sống cư dân địa phương [23]. Là các hoạt động DLST Tổ chức chương trình lặn biển ngắm san hô, Du lịch kết kết hợp với hoạt tìm hiểu, đồng thời tham gia nghiên cứu và khảo sát hợp bảo vệ nghiên cứ, bảo vệ san hô TV4 tình hình thực tế, tham gia các dự án môi hệ sinh tại các hệ sinh thái rạn trường và hỗ trợ các dự án tái tạo san hô theo thái san hô san hô. quy mô nhỏ. TV1, TV2 (khu vực Ngoài các trải nghiệm, tham quan, nghỉ DLST kết dưới chân núi Bà Nà Là các hoạt động du lịch dưỡng, tại những điểm du lịch cung cấp các hợp chữa – Núi Chúa và Nam kết hợp chữa bệnh thực đơn ăn uống bổ dưỡng, những chia sẻ về bệnh Hải Vân), TV3 (thung y học, bệnh lý. lũng sông Cu Đê) 200 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 226(18): 193 - 202 [12] T. D. Nguyen, “Research, evaluate tourism resources, bio-climate conditions for sustainable tourism development in Quang Ninh province - Hai Phong,” Doctoral thesis in Geography of Natural Resources and Environment, Academy of Science and Technology, Ha Noi, 2016. [13] P. V. Dang and O. T. K. Hoang, “Southern Territorial Zoning for the assessment of resources for tourism development,” Conference on sustainable tourism development from the practical of southern provinces, 2016. [14] P. V. Dang and O. T. K. Hoang, “Mapping of the southern territory's zoning showing the division of natural conditions and tourism resources by sub-regions,” Summary record of the National Geographic Science Conference, Da Nang Pedagogical University, 2017. [15] V. K. Nguyen, O. T. K. Hoang, V. V. Vu, and H. T. T, Le, “The bioclimatic map of Southern Vietnam for tourism development,” Vietnam Journal of Earth Sciences, vol. 41, no. 2, pp. 116 -129, 2019. [16] C. D. Vu, "Natural geographical zoning for tourism development in Binh Dinh province," Journal of Science, Ha Noi University of Pedagogical, vol. 65, no. 3, pp.183-193, 2020. [17] L. T. Nguyen et al, Research and assessment of climate and hydrological resources in tourist areas in Da Nang city, Hydro-meteorological station in the middle of central region Viet Nam, 2006. [18] A. T. P. Dinh and K. V. Le, "Initial results of survey of terrestrial vertebrate biodiversity in Nam Hai Van special-use forest, Da Nang city," The 2nd National Conference on life science: Basic research issues in life sciences, Thua Thien - Hue, 2003, pp. 10-12. [19] Management Board of Ba Na Hills, The special-use Forest, Report on Conservation and Sustainable Development Planning of Ba Na Hills Nature Reserve until year of 2020, Da Nang, 2015. [20] A. T. P Dinh, Investigate the flora and fauna and their influencing factors, propose a plan for conservation and properly-used of the Son Tra Peninsula Nature Reserve, Scientific research for Da Nang city office, The Da Nang University of Pedagogical, 1997. [21] B. H. Le, Ecotourism, Viet Nam National University Ho Chi Minh city, Ho Chi Minh city, 2016. [22] B. Prideaux et al, “Introducing river tourism: Physical, Ecological and Human aspects,” River Tourism, CAB International, 2009. [23] H. Burland, “What is Ecotourism? (and why you should do it),” April. 16, 2020. [Online]. Available: [Accessed Oct, 2021]. 202 Email: jst@tnu.edu.vn