Đề cương Đường lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam

  1. Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến và tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930 ( thêm phần nguyên nhân thất bại? tại sao chưa giải quyết được vấn đề dân tộc? Minh chứng)
  • Thực tiền xã hội VN 
  • Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam => nước ta trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến
  • Chinh phục 1858-1884 
  • Bình định 1885-1896 
  • Tiến hành Khai thác thuộc địa lần thứ I và II ( cuộc khai thác lần II: công nghiệp, khoáng sản, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại, vận tải, bất động sản, ngân hàng)
  • Tác động của chính sách cai trị và khai thác thuộc địa đối với CT-KT-VH-XH của Việt Nam 
docx 27 trang xuanthi 26/12/2022 2080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương Đường lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_duong_loi_cach_mang_dang_cong_san_viet_nam.docx

Nội dung text: Đề cương Đường lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam

  1. + Thông qua Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú soạn thảo + Cử Trần Phú làm Tổng Bí thư b/ Nội dung Luận cương chính trị: - Mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương: thợ thuyền( công nhân), dân cày( nông dân), phần tử lao động nghèo khổ mâu thuẫn với đại chủ PK và đế quốc - Phương hướng chiến lược của cách mạng: lúc đầu là cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, có “tính chất thổ địa và phản đế”. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản mà đấu tranh thẳng lên con đường XHCN - Nhiệm vụ của CM TS dân quyền: Xóa bỏ tàn tích phong kiến và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ đó có quan hệ khăng khít với nhau. Trong đó, “vấn đề thổ địa cách mạng là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”. - Lực lượng cách mạng: gc vô sản là lực lượng chính, dân cày là lực lượng mạnh. Tư sản về phe đếquốc chống cm, tiểu ts, tiểu thủ công với thái độ do dự, tiểu thương không tán thành cm, trí thức chỉ theo cm trong thời kì đầu, về sau họ sẽ bỏ cm (sai lầm lớn trong việc tập hợp lực lượng cm xuất phát từ việc Trần Phú không đánh giá đúng năng lực cm của các gc, tầng lớp khác trong xh mà chỉ tập trung và công nông, điều này là hạn chế về mặt nhận thức và chịu ảnh hưởng của tư tưởng của Quốc tế Cộng sản. Kết quả là không tập hợp được lực lượng toàn dân tộc cho cuộc cmgpdt). - Vai trò của Đảng: “Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng cộng sản”. Đảng phải có kỉ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và được vũ trang bởi chủ nghĩa Marx- Lenin, đường lối chính trị đúng đắn - Phương pháp cách mạng: Võ trang bạo động theo khuôn phép nhà binh - Quan hệ quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là vô sản Pháp. Liên hệ với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa. c/ Ý nghĩa: - Khẳng định những vấn để cơ bản về đường lối chiến lược và phương pháp CM đã vạch ra trong cương lĩnh CT đầu tiên Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo CMVN - Hạn chế:
  2. ❖Khác nhau Cương lĩnh Luận cương Trong cương lĩnh chính trị xác định kẻ Trong Luận cương chính trị thì xác định thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích giặc Pháp sau đó mới đánh đổ phong phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột kiến và tay sai phản cách mạng( nhiệm theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ vụ dân tộc và dân chủ). Nhiệm vụ dân địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa Dương hoàn toàn độc lập”. Hai nhiệm vào vấn đề dân tộc để giải quyết. Như vụ chiến lược dân chủ và dân tộc được vậy mục tiêu của cưong lĩnh xác định: tiến hành cùng một lúc có quan hệ khăng làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, khít với nhau. Việc xác định nhiệm vụ nhân dân được tự do, dân chủ, bình như vậy của Luận cương đã đáp ứng đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc những yêu cầu khách quan đồng thời Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản trong xã lập chính phủ công nông binh và tổ chức hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn dân cho quân đội công nông, thi hành chính tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thông càng sâu sắc. Tuy nhiên, Luận cương giáo dục theo hướng công nông hóa. chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc địa nửa phong kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu đó là nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất. Trong Cương lĩnh chính trị xác định lực Với Luận cương thì xác định giai cấp vô lượng cách mạng là giai cấp công nhân sản và nông dân là hai động lực chính và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng của cách mạng mạng tư sản dân quyền, phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, trong đó giai cấp vô sản là đông lực lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mạng, nông dân có số lượng đông đảo chưa rõ mặt phản cách mạng. Như vậy, nhất, là một động lực mạnh của cách ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt mạng, còn những giai cấp và tầng lớp của cách mạng là giai cấp công nhân thì khác ngoài công nông như tư sản thương cương lĩnh cũng phát huy được sức nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải đứng về phía quốc gia cải lương và khi phóng dân tộc. cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Điều đó cho thấy ta chưa phát huy được khối đoàn kết dân tộc, chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định
  3. - Khẩu hiệu đấu tranh: Tạm gát khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất”,thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc,Việt gian chia cho dân cày. - Mặt trận: Chủ trương thành lập Mặt trân dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương nhằm tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp giai cấp, các dân tộc đông Dương chỉ mũi nhọn của cách mạng vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa đế quốc phát xit. - Hình thức và phương thức đấu tranh: Dùng bạo lực cách mạng tức là đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa vũ trang. ❖Hội nghị trung ương VII (11/1940): Khẳng định sự đúng đắn của chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị trung ương Đảng tháng 11-1939; xác định kẻ thù chính của cách mạng lúc này là phát xít Nhật và Pháp. – Hội nghị đã cử ra ban chấp hành trung ương lâm thời, phân công đồng chí Trường Chinh làm quyền bí thư trung ương Đảng, quyết định chắp nối liên lạc với quốc tế cộng sản và bộ phận của Đảng ở ngoài nước. Hội nghị quyết định hai vấn đề cấp bách: – Một là, duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập những đội du kích, khi cần thiết thì chiến đấu chống khủng bố, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới lập căn cứ địa du kích, lấy Bắc Sơn-Vũ Nhai làm trung tâm. – Hai là, chỉ thị cho xứ uỷ Nam Kỳ hoãn ngay cuộc khởi nghĩa vì chưa đủ điều kiện bảo đảm cho khởi nghĩa thắng lợi. ❖Hội nghị trung ương VIII (5/1941): Hội nghị TW lần VIII diễn ra từ ngàu 10 đến 19/5/1941 tại Pắc Bó (Cao Bằng) + Về kẻ thù trước mắt: Vạch rõ mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với bọn đế quốc xâm lược Pháp - Nhật. Kẻ thù trước mắt cách mạng Đông Dương với bọn đế quốc xâm lược Pháp - Nhật. Kẻ thù trước mắt cách mạng Đông Dương là phát xít Pháp - Nhật và tay sai. + Về nhiệm vụ và mục tiêu trước mắt: Xác định nhiệm vụ bức thiết nhất của cách mạng là giải phóng dân tộc, vì "quyền lợi của tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mạng dân tộc nguy vong không lúc nào bằng" Hội nghị chỉ rõ: "Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia dân tộc, Trong líc này, nếu không đòi được độc lập tự do choa toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia
  4. ● Hội nghị xác định mâu thuẫn cơ bản của cách mạng Việt Nam là mâu thuẫn giữa đế quốc và các dân tộc Đông Dương. Kẻ thù cụ thể, nguy hiểm nhất lúc này là giặc Pháp và bọn tay sai phản bội dân tộc => chỉ rõ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam ● Hội nghị nêu ra nhiệm vụ trung tâm, trước mắt của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc và tay sai, giành hoàn toàn độc lập cho dân tộc => nhiệm vụ chống đế quốc là hàng đầu ● Hội nghị tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất địa chủ nhằm lôi kéo các lực lượng, đồng minh trong chốc lát với trung và tiểu địa chủ => lôi kéo họ theo cách mạng ● Hội nghị cũng xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân liên kết với tầng lớp tiểu tư sản thành thị và nông thôn => tập trung đông đảo lực lượng dân tộc, xem tiểu tư sản là một bộ phận của lực lượng cách mạng + Đại hội lần 7: ● Đại hội lần 7 mở rộng hơn trong việc xác định lực lượng cách mạng: đánh giá cụ thể vai trò của tiểu tư sản thành thị và nông thông cũng như giai cấp tư sản bản xứ ( tư sản công nghệ, tư sản thương mại, phú nông), kể cả địa chủ phản đế cũng là lưc lượng dự trữ trực tiếp của cách mạng => Vai trò của tiểu tư sản và tư sản rõ ràng hơn, là “ nguồn quý “ của cách mạng Tuy nhiên, Đại hội 7 lại rơi vào việc không đặt chủ trương giải phóng dân tộc lên hàng đầu, lại chỉ đạo thực hiện cách mạng thổ địa và phản đế song song nhau + Đại hội lần 8: hoàn thiện nhất và khắc phục những hạn chế của Luận cương rõ ràng nhất ● Xác định lực lượng không chỉ gói gọn ở nông dân, công nhân, tiểu tư sản, nữa. Mà tất cả các giai cấp, tầng lớp bị bóc lột đều là lực lượng cách mạng => nguồn lực toàn dân ● Nhiệm vụ của Đảng trong vấn đề dân tộc là giải phóng dân tộc ra khỏi ách thống trị của Phap-Nhật => nhiệm vụ hàng đầu, cấp thiết nhất Quá trình hoàn thiện chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đã khắc phục những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10/1930. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng với những đường hướng đúng đắn là hợp lí CHƯƠNG 3
  5. - Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12/12/1946). - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946). - Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh. * Mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, “Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược, giành thống nhất và độc lập”. * Tính chất kháng chiến: Cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa, là một cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do độc lập dân chủ và hòa bình. * Chính sách kháng chiến: Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân, đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc tự do hòa bình. * Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến: Đoàn kết toàn dân, thực hiên quân chính, quân dân nhất trí, bảo toàn lãnh thổ Bắc Trung Nam, củng cố chế độ Cộng hòa Dân chủ, thực hiện kinh tế tự túc * Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. *Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắng lợi. ⇨ Đường lối kháng chiến của Đảng đúng đắn, sáng tạo, vừa thừa kế được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các nguyên lý về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ. CHƯƠNG 5 ( file PDF của Mỹ mập) 1. Nội dung cơ bản của đường lối công nghiệp hóa của Đảng thời kì trước đổi mới 2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ( nội dung các quan điểm, phân tích và vận dụng) 3. So sánh điểm giống nhau và khác nhau trong đường lối công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới và đường lối công nghiệp hóa thời kỳ đổi mới? a) Sự giống nhau: - Đảng ta luôn luôn khẳng định công nghiệp hóa đối với nước ta là một tất yêu, khách quan. Bởi vì, công nghiệp hóa là vấn đề không mới, mà các nước tư bản chủ nghĩa đã thực hiện từ lâu, công nghiệp hóa còn được đề cập trong chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Đồng thời, tình hình đất nước ta tồn tại nền sản xuất nhỏ lẻ, thủ công, manh mún, lạc hậu
  6. tình trạng kém phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm khai thác hiệu quả thị trường thế giới. Hội nhập quốc tế là việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. - Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới, chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trở thành sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế mà trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. - Công nghiệp hóa ở thời kỳ trước đổi mới, phương thức phân bổ nguồn lực để thực hiện công nghiệp hóa được thực hiện bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung của Nhà nước, theo kế hoạch của Nhà nước thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh. Thời kỳ đổi mới, chủ yếu thực hiện bằng cơ chế kinh tế thị trường, doanh nghiệp tự hạch toán kinh tế. - Công nghiệp hóa ở thời kỳ trước đổi mới, chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hóa ở thời kỳ đổi mới, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Con người là yếu tố cơ bản tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để phát triển yếu tố con người cần đặc biệt chú trọng phát triển giáo dục, đào tạo. Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới và có khả năng sáng tạo công nghệ mới. Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đế tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế. Ở nước ta, muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh. - Công nghiệp hóa ở thời kỳ trước đổi mới, tiến hành một cách nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội. Còn ở thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, trước hết kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Phát triển kinh tế cũng là để thực hiện các
  7. hiện tài năng, cống hiến trí tuệ cho đất nước. Việc mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế tạo điều kiện cho tuổi trẻ tiếp cận nhiều và nhanh hơn kinh nghiệm, tri thức quốc tế, tinh hoa văn hoá nhân loại. - Bước trưởng thành của thanh niên và tổ chức Đoàn, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào "Thanh niên tình nguyện", cùng với tính tích cực chính trị - xã hội của đông đảo thanh niên được khơi dậy và phát huy là thời cơ để đẩy mạnh công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên vào tổ chức. * Thách thức: - Tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp mau lẹ, khó lường, những nguy cơ chung của đất nước mà Đảng ta chỉ ra là những thách thức lớn đối với tuổi trẻ. - Đất nước ta còn nghèo, chưa đủ khả năng, điều kiện để đáp ứng tốt các nhu cầu học tập, việc làm, nhà ở, lập nghiệp v.v của nhân dân nói chung, thanh niên nói riêng. - Yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập quốc tế là những thách thức đối với số đông thanh niên có trình độ học vấn thấp, không có chuyên môn, nghề nghiệp và thiếu năng lực sáng tạo. Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội tác động mạnh mẽ vào giới trẻ, là những thách thức lớn đến giá trị đạo đức và lối sống của thanh niên nước ta. CHƯƠNG 6 1. Quan điểm và chủ trương của Đảng trong xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới: a/ Quan điểm: - Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới chính trị. - Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lí của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. - Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. - Bốn là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tiềm năng, thúc đẩy xã hội phát triển; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. b/ Chủ trương: * Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị. - Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. - Trong quá trình đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chủ trương chính sách, nhưng có những phương thức phù hợp, cụ thể. - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phải
  8. 1. VH là nền tảng tinh thần của xã hội (XH); là mục tiêu, động lực thúc đẩy phát triển (↑) bền vững đất nước. VH phải được đặt ngang hàng với kinh tế (KT), chính trị (CT), XH và hội nhập quốc tế (QT). - VH là nền tảng tinh thần của XH. + VH phản ánh, thể hiện tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cộng đồng) diễn ra trong quá khứ và hiện tại. Nó cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, lối sống, theo đó các dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. + Các giá trị đó tạo nên nền tảng tinh thần của XH, chi phối hàng ngày đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của mọi thành viên XH bằng môi trường XH - VH. - VH là mục tiêu của sự ↑ đất nước. + Mục tiêu xây dựng XH VN “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là mục tiêu VH. + Muốn ↑ đất nước thành công thì phải đồng thời xây dựng KT và ↑ VH - XH. + VH là môi trường để bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người, tạo ra một công dân tốt, trình độ cao, có năng lực tốt, từ đó xây dựng một XH mới phát triển. - VH là động lực ↑ bền vững. + Sự ↑ của một dân tộc phải vươn tới cái mới, tiếp nhận cái mới, tạo ra cái mới nhưng không thể tách khỏi cội nguồn. ↑ phải dựa trên cội nguồn bằng cách phát huy cội nguồn. Cội nguồn của mỗi quốc gia, dân tộc chính là VH. + Động lực của đổi mới KT một phần quan trọng nằm trong những giá trị VH đang được phát huy. + Hàm lượng VH trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao thì khả năng ↑ KT - XH càng hiện thực và bền vững. - VH phải được đặt ngang hàng với KT, CT, XH. + ↑ toàn diện VH - XH hài hòa với ↑ KT. Xử lý tốt mối quan hệ (mqh) giữa KT và VH. + Xác định mục tiêu, giải pháp ↑ VH phải căn cứ, hướng tới mục tiêu, giải pháp ↑ KT - XH.
  9. * Vận dụng: giữ gìn bản sắc VH các dân tộc (ex: cồng chiêng Tây Nguyên, đờn ca tài tử), tạo điều kiện để VH của một dân tộc được các dân tộc khác quan tâm, thấu hiểu (festival VH, lễ hội VH, ); loại bỏ cái xấu trong VH VN cũng như các ảnh hưởng xấu từ VH nước ngoài (lá đu đủ :v; trang phục, cách ăn mặc quá lố, không phù hợp với người VN, ). 3. ↑ VH vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để ↑ VH. Xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp với các đặc trưng: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. - ↑ VH vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để ↑ VH. + Là mối quan hệ biện chứng. - Xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp với các đặc trưng: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. + Đây là những đặc tính cơ bản nhất của con người VN đáp ứng yêu cầu ↑ bền vững đất nước. → Muốn xây dựng con người có những đặc tính trên cần: + Hướng các hoạt động VH, giáo dục (GD), khoa học (KH) vào việc xây dựng con người có thế giới quan KH, hướng tới chân - thiện - mỹ. + Xây dựng, phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. + Hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. + Tăng cường GD nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân. * Vận dụng: “Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức HCM”; các chính sách hỗ trợ, học bổng đưa người trẻ VN sang nước ngoài (Nhật, Singapore, Mỹ, Đức ) nhằm ↑ trình độ khoa học - công nghệ cũng như các phẩm chất truyền thống (ex: Nhật = trách nhiệm, trung thực, tự chủ; Đức = thẳng thắn, sáng tạo ) của các nước đó. 4. Xây dựng đồng bộ môi trường VH, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. ↑ hài hòa giữa KT và VH; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố VH và con người trong ↑ KT. - Xây dựng đồng bộ môi trường VH, chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng.
  10. - cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ - đầu những năm 90, các nước XHCN sụp đổ=> li khai - xu thế chung là hòa bình và hợp tác - đổi mới tư duy, quan niệm về sức mạnh và vị thế của quốc gia - Xu thế toàn cầu hóa b) Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng * Cơ hội và thách thức. - Về cơ hội: + Xu thế toàn cầu hoá tạo điều kiện thuận lợi. + Công cuộc đổi mới tạo thế và lực mới. - Về thách thức: + Phải đối mặt với những vấn đề của toàn cầu hoá. + Nền kinh tế phải chịu sức ép cạnh tranh và tác động của thị trường thế giới. + Sự chống phá của các thế lực thù địch. ⇨ Cơ hội và thách thức có thể chuyển hoá lẫn nhau. * Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại: - Mục tiêu: Giữ vững ổn định và phát triển kinh tế- xã hội; tăng thêm nguồn lực xây dựng đất nước; kết hợp nội lực với ngoại lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. - Nhiệm vụ: Giữ vững môi trường hoà bình, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện địa hóa đất nước; góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới. - Tư tưởng chỉ đạo: + Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng. + Giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. + Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế. + Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội. + Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. + Phát huy tối đa nội lực, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài. + Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng. c/ Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế. - Đưa các quan hệ đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững. - Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp. - Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên