Đề tài Bàn về du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch y tế ở Việt Nam - Nguyễn Văn Đính

Du lịch chăm sóc sức khỏe đã xuất hiện từ rất lâu và ngày nay đã trở thành
một xu hướng của du lịch thế giới. Tuy vậy, ở Việt Nam đây là một loại hình du
lịch mới bắt đầu phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và có giải pháp phát
triển nó là hết sức cấn thiết.
Bài viết này muốn góp một vài suy nghĩ “Bàn về Du lịch chăm sóc sức khỏe/
Du lịch y tế ở Việt Nam”, trên cơ sở đó để hiểu đầy đủ hơn và tìm giải pháp phát
triển nhanh chóng hơn loại hình du lịch này 
pdf 11 trang xuanthi 03/01/2023 1460
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Bàn về du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch y tế ở Việt Nam - Nguyễn Văn Đính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_ban_ve_du_lich_cham_soc_suc_khoe_du_lich_y_te_o_viet.pdf

Nội dung text: Đề tài Bàn về du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch y tế ở Việt Nam - Nguyễn Văn Đính

  1. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch du khách không những có được sự thư giãn đầu óc sau những ngày làm việc mệt mỏi mà còn cải thiện thể chất CEO Trương Tài Năng - Co Founder tại Giathuecanho.com Hay nói cách khác, Wellness tourism là loại hình du lịch làm cho du khách trở nên thư giãn, thoải mái, hết mệt mỏi, uể oải trong quá trình trải nghiệm du lịch. Trái lại, tour nhằm mục đích tăng cường sức khỏe tinh thần, thể chất cho chính du khách, refresh cơ thể thông qua việc khai thác nhiều hoạt động thể chất, tâm lý hay tâm linh. Điển hình là việc thực hiện những liệu trình chăm sóc, nâng cao sức khỏe đặc biệt như tắm nước khoáng, massage, yoga, thiền, kết hợp song song việc tham quan du lịch những địa điểm linh thiêng, giàu tính nhân văn, những phong cảnh hùng vỹ, thanh bình, độc đáo nhằm giúp du khách hưởng thụ trọn vẹn được sự tuyệt vời của cuộc sống và có cái nhìn tích cực hơn, mau chóng đưa cơ thể đạt trạng thái cân bằng, khỏe khắn Wellness Tourism với Medical Tourism có phải là một? Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Medical Tourism là du lịch y tế hay còn gọi là du lịch chữa bệnh. Được hình thành khi con người có nhu cầu du lịch đến nơi có điều kiện y tế, khám chữa bệnh tốt hơn và bản thân người đó đã mang bệnh sẵn. Còn Wellness Tourism có ý nghĩa phòng bệnh hơn. Nghĩa là những ai muốn hướng đến một cuộc sống khỏe mạnh, nâng cao chất lượng đời sống thì có thể lựa chọn dịch vụ này. Tức là vốn bản thân người đó không nhất thiết phải mang mầm bệnh mà việc họ lựa chọn dịch vụ du lịch này nhằm để thư giãn xả stress, nghỉ ngơi, tạm quên đi những tiêu cực xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra, Medical Tourism phần lớn mục đích là để chữa bệnh, tham gia vào chẩn đoán điều trị, được giám sát, theo dõi của các y bác sĩ. Trong khi đó, Wellness Tourism hoàn toàn không có sự xâm lấn mang tính chất y học. 1.3. Cách hiểu thứ 3: Hiểu theo nghĩa rộng về Du lịch sức khỏe (Wellness Tourism), Du lịch y tế ( Medical tourism) Theo chúng tôi, nếu chúng ta hiểu du lịch chăm sóc sức khỏe theo nghĩa rộng thì bao gồm cả Du lịch chăm sóc sức khỏe đơn thuần và cả du lịch chữa bệnh (du lịch y tế), bởi vì - Trong dịch vụ y tế có chăm sóc sức khỏe - Trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe có dịch vụ y tế. Khái niệm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho khách du lịch được sử dụng rộng rãi trong thời đại ngày nay khi mà khách du lịch không chỉ có nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi khi đi du lịch mà còn muốn được cải thiện sức khoẻ thể chất và tinh thần Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 12
  2. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đối. Các quốc gia trên thế giới nhiều khi cũng dùng thuật ngữ là Du lịch y tế hoặc Du lịch chăm sóc sức khỏe cho cả hai. Trong nhiều tài liệu tiếng Anh, nhiều tác giả dùng các thuật ngữ khác nhau như Medical Tourism; Health Tourism; Wellness Tourism; Health care Tourism; Medical travel nhưng về nội hàm đều bao gồm cả hai nội dung như đã nói. Trong bài viết này chúng tôi muốn bàn đến Du lịch chăm sóc sức khỏe theo nghĩa rộng đó- tức là bao hàm cả Du lịch y tế (chữa bệnh) 2. Du lịch sức khỏe trên thế giới phát triển như thế nào? Theo báo cáo của Global Wellness Institute (GWI), năm 2017 ngành Du lịch sức khỏe toàn cầu đạt giá trị 639 tỷ USD và sẽ đạt mức 919 tỷ USD vào năm 2022. Trung bình, cứ 6 đô la Mỹ chi tiêu cho du lịch trên toàn cầu thì 1 đô la Mỹ thuộc về thị trường wellness. Trong vòng 5 năm qua, châu Á dẫn đầu về cả số lượng chuyến đi lẫn doanh thu du lịch wellness. Từ những số liệu đó có thể thấy, du lịch y tế cực kỳ phát triển trên thế giới. Nhiều quốc gia trên thế giới sớm nhận biết hướng mới trong ngành du lịch và lợi dụng ưu thế để phát triển du lịch sức khỏe. Tiêu biểu là Nhật Bản với thế mạnh về spa khoáng nóng, Indonesia với resort giữa thiên nhiên, Ấn Độ với thiền, yoga Khu vực phát triển nhanh và thành công nhất hình thức du lịch Wellness Tourism chính là châu Á. Có thể nói, nếu duy trì tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện tại, Wellness tourism (WT) sẽ chiếm được gần 20% tỷ trọng của ngành du lịch toàn cầu. Tổ chức Global Spa and Wellness Summit còn cho hay thị phần của Wellness tourism đang tăng nhanh hơn 50% tỷ lệ phát triển du lịch toàn cầu. Điều này chứng tỏ, xu hướng du lịch WT đã trở nên phổ thông hơn, đại chúng hơn, với lượng khách du lịch ngày càng đông hơn. 2.1. Thái Lan Du lịch chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực đang phát triển mạnh của du lịch và y tế Thái Lan. Nhân công giá rẻ giúp hạ thấp đáng kể chi phí phẫu thuật so với các bệnh viện ở Mỹ và có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc cá nhân hóa nhiều hơn so với việc các khách phương Tây được chăm sóc trong các bệnh viện ở đất nước mình. Trên 1 triệu người đến Thái Lan mỗi năm để thực hiện các ca phẫu thuật thẩm mỹ hay phẫu thuật tim. Năm 2005, một bệnh viện ở Bangkok đã phục vụ 150.000 bệnh nhân nước ngoài. Năm 2006, du lịch chăm sóc sức khỏe đã mang về cho đất nước này 36.4 tỉ baht. Thái Lan được coi là sự lựa chọn đáng tin cậy cho những người muốn làm phẫu thuật thẩm mỹ, chuyển đổi giới tính và những năm gần đây là điều trị vô sinh hiếm muộn. Dịch vụ y tế của nước này hoàn toàn không thua kém Singapore. 2.2. Singapore Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 14
  3. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Nhiều loại phẫu thuật khác nhau được thực hiện ở đây, bao gồm các ca thay các cơ quan trong cơ thể, chữa trị ung thư, phẫu thuật thẩm mỹ và cai nghiện. Chi phí ở đây ít hơn ở Mỹ 60 - 80%. Ví dụ, Dịch vụ y tế tự chọn, một hãng kinh doanh du lịch chăm sóc sức khỏe, cung cấp một chuyến thay khớp hông ở Cuba với giá 5.845 USD. Chính phủ Cuba đã phát triển du lịch chăm sóc y tế như là một cách gia tăng nguồn thu chính cho đất nước này. Có một dự án đang thực hiện gửi hàng nghìn bác sĩ Cuba đến Venezuela để giúp đỡ những người dân nghèo, và điều này là cách Cuba trả nợ Venezuela cho lượng dầu mà nước này cung cấp. 2.5. Nam Phi đưa khái niệm "du lịch chăm sóc sức khỏe" bằng quảng cáo rất hấp dẫn: Hành trình chăm sóc sức khỏe “Hãy đến và chiêm ngưỡng cuộc sống hoang dã ở châu Phi và thực hiện ca nâng mặt ngay trong chuyến đi này”. 3. Hiện trạng du lịch chăm sóc sức khỏe/ Du lịch y tế của Việt Nam phát triển như thế nào?. Việt Nam đang dần trở thành một điểm đến du lịch chữa bệnh mới của Châu Á - theo một nhận định gần đây của Đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA. Chi phí đi lại, dịch vụ lưu trú và nhân lực y khoa giá rẻ, cạnh tranh so với các bệnh viện ở Mỹ, Châu Âu và các nước trong khu vực. Khoảng 350.000 người nước ngoài đến Việt Nam khám chữa bệnh và mang về cho đất nước này 2 tỷ đô la Mỹ năm 2018 . Theo ông Trần Quốc Bảo, chuyên gia hàng đầu về du lịch chữa bệnh và đầu tư y tế tại Đông Nam Á nhận định Việt Nam với vị trí chiến lược, nằm ở trung tâm Đông Nam Á, và sự ổn định chính trị, cùng hơn 3 triệu người Việt Nam Việt Kiều là một lợi thế cạnh tranh độc đáo về dịch vụ du lịch sức khỏe. Các kỹ thuật da liễu, thẩm mỹ, lasik đến những phẫu thuật phức tạp như mổ tim, chấn thương chỉnh hình, y học thể thao, phẫu thuật nội soi, ung bướu, thụ tinh ống nghiệm, ghép tạng là những phẫu thuật phổ biến thu hút khách nước ngoài. Từ tháng 11/2006, Chương trình du lịch châm cứu nâng cao sức khỏe và chữa bệnh đã mở đầu trên thị trường du lịch. GS. Nguyễn Tài Thu đã lập đề án và trực tiếp triển khai. Đây là chương trình ứng dụng tinh hoa y dược học dân tộc, khai thác phong thủy và văn hóa Việt Nam trong việc chăm sóc, nâng cao sức khỏe và chữa bệnh cho khách du lịch. Hiện nay, một số du khách nước ngoài chủ yếu đến từ Thụy Điển, Australia, Đức mới chỉ biết đến tên tuổi thầy thuốc nhân dân Nguyễn Tài Thu, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực châm cứu chữa bệnh. Ông đã kết hợp với Tập đoàn Y học Quốc tế Du lịch, NTT Acupuncture Medical Tourism International Group (Thụy Điển), quảng bá, tổ chức các tour du lịch châm cứu kết hợp khí công để chữa bệnh tại Việt Nam khi du khách đến Việt Nam. Tuy nhiên, với số lượng vài trăm khách mỗi năm thì doanh thu từ loại hình du lịch chữa bệnh tại Việt Nam cũng không đáng kể. Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 16
  4. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Ngoài ra, một số công ty, tập đoàn lớn hàng năm thường có chính sách đãi ngộ cho cán bộ, nhân viên những gói khám tại nước ngoài theo những tour du lịch riêng. Tuy nhiên, có thể nói Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến phát triển loại hình du lịch này ở trong nước. Theo số liệu của Bộ Y tế, hằng năm có khoảng 40.000 người Việt ra nước ngoài để chữa bệnh - du lịch, tốn xấp xỉ 1 tỉ USD/năm. Đến nay, các khâu quảng bá cho mô hình du lịch - chữa bệnh tại Việt Nam vẫn gần như chưa có. Trong khi đó, ở Singapore, các bệnh viện của họ đã mở hướng đầu tư sang nước ngoài, chẳng hạn bệnh viện Park Group đã thiết lập liên doanh để điều hành các bệnh viện và phòng khám ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, một số nước ở Trung Đông. Tập đoàn này đã thành lập 37 văn phòng tiếp thị trên toàn cầu. Bệnh viện Bumrungrad ở Bangkok, Thái Lan có 30 văn phòng đại diện tại 30 quốc gia, thậm chí còn đặt một văn phòng ở ngay sân bay Thái Lan để đón và hướng dẫn du khách đến nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh. Cách làm ấy rất đáng để ngành Y tế Việt Nam tham khảo. Tại Việt Nam, hầu hết du khách trong và ngoài nước còn biết ít đến dịch vụ du lịch chữa bệnh. Hiện nay, do du lịch chữa bệnh vẫn còn mới, chưa phát triển toàn diện nên chưa thật sự có nhiều sự lựa chọn tốt cho khách hàng. Tuy nhiên, có rất nhiều đơn vị làm tốt trong việc phát triển chuyên biệt các tour du lịch sức khỏe, du lịch chữa lành, du lịch chữa bệnh một cách hiệu quả. 4. Tiềm năng phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe/ Du lịch y tế của Việt Nam ra sao? Để trả lời câu hỏi: Việt Nam có điều kiện để phát triển loại hình du lịch này không? Câu trả lời chắc chắn là: Có. Vì rằng: - Việt Nam có 3260 km bờ biển với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng, các vịnh, đảo đẹp, kỳ vỹ phù hợp cho du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh. - Việt Nam có nhiều khu nghỉ mát với phong cảnh đẹp, không khí ôn hòa, trong lành nổi tiếng như Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn, Ba Bể, Bạch Mã, Đà Lạt - Việt Nam có 400 nguồn nước nóng chủ yếu từ 40 - 800C được phân bố hầu khắp các tỉnh, có 4 suối nước nóng trên 800C, có suối nước nóng nhất lên tới trên 1000C, như suối khoáng Bang Quảng Bình trên 1050C, suối nước nóng Nghĩa Thuận, Quảng Ngãi gần 1000C, suối nước nóng Bưng Thị, Bình Thuận 870C và suối nước nóng Bình Châu ở Bà Rịa - Vũng Tàu 840C. - Việt Nam có hệ thống cây dược liệu vô cùng phong phú, đa dạng. Đó là nguồn nguyên liệu quý để chữa bệnh, phục hồi sức khỏe rất tốt. Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 18
  5. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch 2. “Medical tourism health care in the global economy” (PDF). Physician Exec. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2012. 3. “Health Tourism 2.0” (PDF). World Health Tourism Congress. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2007. 4. "Medical tourism growing worldwide" by Becca Hutchinson, UDaily, 25 tháng 7 năm 2005, truy cập 5 tháng 9 năm 2006 5. Voice of America. “Vietnam Turning into Medical Tourism Destination for Dental, Cosmetic Care”. Voice of America. 6. "Medical tourism: Need surgery, will travel" CBC News Online, 18 tháng 6 năm 2004, truy cập 5 tháng 9 năm 2006 7. Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. “Việt Nam trở thành điểm đến du lịch chữa bệnh mới nhất của châu Á”. Đài tiếng nói Hoa Kỳ. 8. "CubasMedicalSuccess", BBC News, ngày 10 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2007. 9. "Commentary: A Novel Tourism Concept", Caribbean Net News, ngày 18 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2007. 10. "Medical Tourism: Hidden dimensions" Lưu trữ 2011-07-10 tại Wayback Machine by Rabindra Seth, Express Hospitality, June, 2006. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2006. 11. "Ailing PM speaks out: Urges all not to spread rumours about his health" Kantipur Report, ngày 7 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2006. 12. Báo Sài Gòn Giải Phóng. “Tạo sức hút cho y tế Việt Nam”. ên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp) 13. Báo Người Lao Động. “Tiềm năng cả tỉ USD từ du lịch y tế”. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp) 14. Tạp chí khoa học EMedEvents. 15. Tạp chí Du lịch tháng 3/2013) 16. Connell, J. (2011). Medical tourism. Cabi. 17. Quốc Hội. (2017). Luật Du lịch số 09/2017/QH14. 18. World tourism organization and European travel commission. (2018). Exploring health tourism, UNWTO, Madrid. Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 20