Đề tài Cơ sở khoa học về sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam - Cao Hoàng Hà

Tóm tắt. Nghiên cứu này hướng đến xác định cơ sở lí luận và thực tiễn về sản phẩm du lịch
đặc thù ở Việt Nam. Nhiệm vụ là xác định rõ quan niệm chung về du lịch đặc thù, vai trò,
tiêu chí, nguyên tắc, yêu cầu về xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, tương quan giữa sản
phẩm du lịch đặc thù với các sản phẩm khác. Thông qua hệ thống lí thuyết, nghiên cứu này
cũng tổng hợp và hệ thống hóa quy trình và các bước xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù.
Từ khóa: du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch đặc thù, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù. 
pdf 8 trang xuanthi 03/01/2023 1180
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Cơ sở khoa học về sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam - Cao Hoàng Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_co_so_khoa_hoc_ve_san_pham_du_lich_dac_thu_o_viet_nam.pdf

Nội dung text: Đề tài Cơ sở khoa học về sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam - Cao Hoàng Hà

  1. Cao Hoàng Hà 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan điểm về sản phẩm du lịch đặc thù 2.1.1. Khái niệm Luật du lịch Việt Nam 2017 có quy định “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Các dịch vụ trong khái niệm này bao gồm: dịch vụ lữ hành; dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú, ăn uống; dịch vụ vui chơi giải trí; dịch vụ thông tin hướng dẫn và các dịch vụ có liên quan khác [6; 44]. Tuy nhiên, góc độ học thuật có góc nhìn rộng hơn về sản phẩm du lịch, không chỉ giới hạn ở “tập hợp các dịch vụ” mà còn bao gồm tập hợp các yếu tố vật chất và phi vật chất như những yếu tố hấp dẫn du lịch mà trước hết là tài nguyên du lịch, có khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch đa dạng của du khách [7; tr.148]. Khái niệm được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam về sản phẩm du lịch đặc thù: “Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm có những đặc tính độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo” [8; 10]. Có thể thấy tính “khác biệt”/“duy nhất”, “đặc sắc”, “nổi trội” của tài nguyên du lịch để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có thể là do thiên nhiên “ban tặng” hoặc cũng có thể do chính con người tạo ra. Theo hướng giải nghĩa từ, “đặc thù” với tư cách tính từ, có nghĩa là “có tính chất riêng biệt, khác hẳn với những cái cùng loại” [9; 397]. Vì vậy, tác giả đề xuất cách hiểu như sau: Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm du lịch riêng biệt, khác hẳn với những sản phẩm du lịch thông thường nhờ vào tính khác biệt, duy nhất, đặc sắc và nổi trội của tài nguyên và dịch vụ. Sản phẩm du lịch đặc thù có thể có tính độc đáo, đặc sắc nhưng có thể hấp dẫn hoặc không hấp dẫn, phụ thuộc vào việc sản phẩm này có phù hợp với nhu cầu của thị trường hay không. Nếu có thể hấp dẫn được thị trường thì sản phẩm du lịch đặc thù có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng phát triển du lịch và thu hút thị trường cũng như xây dựng thương hiệu du lịch. 2.1.2. Cấp phân loại Sản phẩm du lịch đặc thù cần được xác định về tính đặc thù có sự đại diện cho địa phương là cấp vùng hay đại diện cho vùng là cấp quốc gia. Sản phẩm du lịch đặc thù được hình thành trên cơ sở khai thác các dạng tài nguyên độc đáo/đặc thù. Tính độc đáo được đánh giá trong phạm vi so sánh của từng lãnh thổ. Chính vì vậy, trong phạm vi vùng, có thể có địa phương có dạng tài nguyên độc đáo so với các địa phương còn lại và tương ứng sẽ là sản phẩm đặc thù trong vùng, tuy nhiên cũng loại tài nguyên đó trên bình diện toàn quốc thì lại không có sự khác biệt và độc đáo so với loại sản phẩm này ở vùng khác. Trong trường hợp sự phân bố tài nguyên du lịch dựa trên đó để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù nằm trên lãnh thổ của một địa phương thì sản phẩm đó có thể được xem là sản phẩm đặc thù cấp địa phương. Tuy nhiên nếu tính độc đáo/duy nhất, tính nguyên bản và đại diện của tài nguyên du lịch mà dựa trên đó để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vượt ra khỏi quy mô địa phương thì sản phẩm du lịch đặc thù trong trường hợp này sẽ được xem là của cấp vùng, cấp quốc gia, thậm chí cấp khu vực. Ví dụ, khám phá – chinh phục địa hình; thưởng ngoạn cảnh quan đặc biệt Công viên địa chất toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn là sản phẩm du lịch đặc thù cấp địa phương tỉnh Hà Giang, song cũng có thể coi đó là sản phẩm đặc thù cấp vùng và cấp quốc gia bởi cao nguyên đá Đồng Văn là Công viên địa chất toàn cầu duy nhất ở Việt Nam. Như vậy, cần phân biệt rõ về các cấp của sản phẩm du lịch đặc thù: - Sản phẩm du lịch đặc thù có tính quốc gia: sử dụng tài nguyên du lịch có tính độc đáo, đặc trưng cao nhất so sánh toàn quốc. Các sản phẩm này có thể thu hút đông đảo thị trường khách du lịch và có thể xây dựng thương hiệu du lịch có tính cạnh tranh cao. Trải nghiệm “săn 158
  2. Cao Hoàng Hà + Có điều kiện tiếp cận thuận lợi đối với điểm tài nguyên đặc sắc, tức là muốn tạo sản phẩm du lịch đặc thù cần có những giá trị đặc thù. Tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, có nhiều lợi thế so với các vùng du lịch khác là những giá trị đặc thù tạo nên các sản phẩm du lịch đặc thù. Trường hợp vùng Đồng bằng sông Hồng, các giá trị văn hóa làng xã (cây đa - bến nước - sân đình) có thể xây dựng sản phẩm đặc thù “Du lịch về với nền văn minh sông Hồng”: trải nghiệm cuộc sống của người dân Bắc Bộ (homestay); du lịch sinh thái nông nghiệp (tham quan, nghiên cứu, trải nghiệm các thành tựu nông nghiệp, nông thôn); tham quan, nghiên cứu làng cổ, phố cổ, đình, đền, chùa, các di tích văn hóa lịch sử [5]. + Có nguồn nhân lực phù hợp về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, đặc biệt như “chất văn hóa địa phương” đại diện cho lãnh thổ; + Có sự liên kết giữa các điểm đến nơi phân bố dạng tài nguyên đặc sắc dựa vào đó để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù nhằm đảm bảo việc xây dựng sản phẩm đặc thù được tiến hành thuận lợi. Quá trình liên kết không chỉ dừng lại đơn thuần ở sản phẩm du lịch mà cần chú ý liên kết trong xây dựng các chương trình tour, trong đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và trong xây dựng một chương trình quảng bá xúc tiến, xây dựng thương hiệu để giới thiệu hình ảnh chung [5], [10]. + Có nhu cầu của thị trường du lịch đối với sản phẩm du lịch đặc thù của lãnh thổ sẽ được xây dựng và phát triển. Quá trình nghiên cứu, cần đánh giá kĩ lưỡng có tính so sánh để phát hiện ra các giá trị có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù. Ở mỗi địa phương có thể có nhiều dạng tài nguyên có khả năng phát triển thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch, là các sản phẩm du lịch chính, có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch địa phương. Bên cạnh đó, việc phát hiện ra các giá trị độc đáo mà chỉ có tại địa phương này cần được nghiên cứu đánh giá, so sánh với các địa phương khác trong cả nước. Việc nghiên cứu cũng cần chỉ ra các giá trị này có mức độ hấp dẫn hay không đối với du khách và khả năng khai thác. Việc hình thành ý tưởng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có vai trò quan trọng. Từ những kết quả nghiên cứu về tiềm năng, so với cạnh tranh và kiểm định với nhu cầu thị trường thì ý tưởng cần được tính toán kĩ lưỡng cho phù hợp với xu hướng thị trường và thể hiện rõ tính khác biệt, đặc thù của địa phương. 2.1.5. Vai trò - Sản phẩm du lịch đặc thù có khả năng cá biệt hóa du lịch của điểm đến, của địa phương. - Sản phẩm du lịch đặc thù tạo ra tính hấp dẫn cao, thu hút thị trường khách đặc biệt hoặc đại trà. Tính hấp dẫn của một sản phẩm du lịch cùng loại có thể được xem xét từ nhiều góc độ. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, tính khác biệt của sản phẩm là yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu đối với quyết định lựa chọn sản phẩm của khách du lịch cho dù giá sản phẩm có giá cao hơn. Tính khác biệt của sản phẩm du lịch có thể được tạo ra bởi sự khác biệt về chất lượng (đối với những sản phẩm du lịch cùng loại), song thường được thể hiện trong những sản phẩm du lịch đặc thù [1]. - Sản phẩm du lịch đặc thù là yếu tố chính trong việc xây dựng và hình thành thương hiệu của điểm đến, của địa phương. Trong trường hợp đồng bằng sông Cửu Long, “Du lịch sông nước” là đặc sản, là thương hiệu bởi nó bao gồm những giá trị tiêu biểu nhất của “Thế giới sông nước” mà không thể có được ở bất cứ vùng miền nào trong cả nước [11; 6-7]. - Sản phẩm du lịch đặc thù tạo ra và nâng cao năng lực cạnh tranh cho điểm đến, địa phương. Nó mặc dù không phải là yếu tố duy nhất quyết định năng lực cạnh tranh, hấp dẫn du lịch của điểm đến song có ý nghĩa quan trọng hàng đầu [1]. 160
  3. Cao Hoàng Hà 4) Bước 4: Xác định tuyến, điểm du lịch đặc thù Thiết kế và xác lập các điểm, tuyến du lịch (cấp quốc gia và cấp vùng (hoặc địa phương)) gắn với các sản phẩm du lịch đặc thù ở bước số 3. 5) Bước 5: Phát triển thị trường Cần xác định rằng sản phẩm du lịch đặc thù cấp quốc gia là các sản phẩm có sự khác biệt, sức hấp dẫn cao, có khả năng thu hút nhiều loại thị trường khách. Trong khi đó, các sản phẩm du lịch đặc thù vùng (địa phương) lại thu hút thị trường khách trong vùng. Các sản phẩm có tính đặc thù cấp quốc gia rất hấp dẫn với các thị trường quốc tế hoặc từ xa nhưng có thể không hấp dẫn cao với thị trường khách địa phương. 2.4. Vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam 1) Giá trị tài nguyên độc đáo, khác biệt, nổi trội, hấp dẫn, nguyên bản, là cơ sở hàng đầu để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam. Sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam về cơ bản được nghiên cứu, xây dựng và phát triển xét theo yếu tố địa phương và cấp vùng, vì giá trị tài nguyên du lịch có sự khác biệt, độc đáo và nổi trội hiện nay là dựa trên so sánh tương quan giữa các tỉnh, địa phương. Một số địa phương đã xây dựng được thương hiệu về sản phẩm du lịch đặc thù như nghỉ dưỡng núi, chinh phục các đỉnh núi cao và trải nghiệm văn hóa dân tộc thiểu số ở Lào Cai; thưởng ngoạn phong cảnh địa hình các – xtơ (karst) vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh; tham quan – tìm hiểu di sản ở Thừa – Thiên – Huế, Quảng Nam; nghỉ dưỡng biển ở Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang; du lịch đô thị trong không gian phố cổ ở Hà Nội [12], Tuy nhiên, việc xác lập cho sản phẩm du lịch đặc thù tạo thương hiệu cho quốc gia còn khá mờ nhạt. Không thể khẳng định sản phẩm “trải nghiệm văn hóa phố cổ Hà Nội bằng xích lô” hay sản phẩm “trải nghiệm không gian văn hóa cung đình Huế bằng xích lô” là thương hiệu quốc gia bởi các hoạt động trong chương trình đều tương đối trùng lặp nhau: dạo phố, mua sắm, thưởng thức đặc sản, tham quan. 2) Lồng ghép thêm yếu tố sáng tạo (dịch vụ, văn hóa, chuyên nghiệp, mới lạ) để hình thành sản phẩm với hàm lượng sáng tạo cao là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù. Tính đặc thù dựa vào cơ sở tài nguyên du lịch là có hạn, bởi xét theo quy luật vòng đời điểm du lịch, từ giai đoạn tham gia đến giai đoạn bão hòa sẽ rất nhanh nếu không có kích thích sáng tạo từ các yếu tố hấp dẫn của điểm du lịch. Theo Richard Butler [13; 51], vòng đời điểm du lịch là chu trình phát triển gồm 6 giai đoạn của điểm du lịch là thăm dò (số lượng khách ít, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hạn chế, cư dân địa phương tò mò và thân thiện), tham gia (lượng khách tằng lên, quan hệ chủ - khách vẫn thân thiện nhưng có dấu hiệu không hài lòng nhau) , phát triển (lượng khách tối đa, đầu tư du lịch ồ ạt, dịch vụ bắt đầu suy giảm, thương mại hóa, dân cư và du khách xuất hiện nhiều mâu thuẫn và xung đột), hoàn chỉnh (lượng khách có thể lớn hơn dân cư địa phương nhưng tốc độ tăng suy giảm), trì trệ (lượng khách vượt khả năng chịu tải của điểm du lịch, lộn xộn, xuống cấp, ít khách mới, nhiều xung đột và các vấn đề về môi trường, xã hội và kinh tế) và giai đoạn suy tàn (du khách quen chuyển đến điểm du lịch mới, chuyển nhượng bất động sản và dịch vụ xảy ra). Trình độ và quan điểm khai thác, tác động của tự nhiên, sự cạnh tranh của các điểm đến khác cũng ảnh hưởng đến tính đặc thù hiện có. Không thể khẳng định, “du lịch sông nước” sẽ mãi là sản phẩm du lịch đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long bởi dòng chảy (cơ sở quan trọng của văn hóa sông nước) trong tương lai có thể bị thay đổi bởi xâm nhập mặn, thiếu nước do ngăn nước đầu nguồn và biến đổi khí hậu. Văn hóa và sáng tạo sản phẩm du lịch đặc thù là hai yếu tố luôn đồng hành và quan hệ mật thiết với nhau, cùng hình thành nên sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn du khách, phù hợp xu thế thời đại. Mặc dù vậy, để có thể xây dựng được sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với thị hiếu của du khách, rất cần quán triệt nhận thức chung về đổi mới phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 162
  4. Cao Hoàng Hà [6] Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2018. Luật du lịch Việt Nam. Nxb Lao động. [7] Trần Thị Mai, 2009. Giáo trình Tổng quan du lịch. Nxb Lao động. [8] Phạm Trung Lương, 2015. “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, đẩy mạnh phát triển du lịch quận Cẩm Lệ”. Tạp chí Kinh tế Xã hội Đà Nẵng, số 67/2015. [9] Hoàng Phê, 2015. Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng. [10] Phạm Thị Hương Giang, 2019. “Đôi điều về sản phẩm du lịch đặc thù của Phú Thọ”. Tạp chí Điện tử Thế giới di sản - (Truy cập: 13/06/2020). [11] Tổng cục du lịch Việt Nam, 2015. Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Hà Nội. [12] Hoàng Mai, 2019. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch nhằm tăng sức hấp dẫn và sức cạnh tranh cho du lịch Hà Nội. Viện nghiên cứu phát triển du lịch ITDR. [13] Đặng Thị Phương Anh – Bùi Thị Thu Vân, 2018. Phát triển du lịch bền vững. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. ABSTRACT Scientific basis of specific tourist products in Vietnam Cao Hoang Ha The Faculty of Vietnamese studies, Hanoi National University of Education This research aims to identify the theoretical and practical basis of specific tourism products in Vietnam. The task is to identify the common conception of specific tourism, roles, criteria, principles, requirements on the construction of specific tourism products, and the correlation between specific tourism products and other products. Through the theoretical system, this research also summarizes and systematizes processes and steps of the construction of specific tourism products. Keywords: specific tourism, specific tourism products, construction of specific tourism products. 164