Đề tài Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã thạnh an, huyện Cần Giờ - Phạm Viết Hồng

Nội dung của bài viết đề cập việc vận dụng phương pháp lập mô hình giả thuyết và phương pháp điều
tra xã hội để đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ
Chí Minh. Phương pháp đánh giá sử dụng thang đo Likert 5 bậc, độ tin cậy của thang đo được kiểm
định bằng tính toán Cronbach alpha có giá trị > 0.6 và phân tích nhân tố khám phá (EFA) có hệ số
KMO = 0.872, chỉ số sig =0.00. Kết quả nghiên cứu là xác định được các yếu tố sinh thái nhân văn
(tập quán dân cư, ẩm thực hải sản, nghề ngư) và hệ sinh thái cửa sông Lòng Tàu đạt mức độ > 4.0 (có
giá trị hấp dẫn cao đối với khách du lịch). Ngoài ra, bài viết đề xuất các hướng tiếp cận sử dụng hợp lí
và bảo vệ tài nguyên du lịch; phát triển sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và sức chứa của lãnh thổ đối
với du lịch. 
pdf 12 trang xuanthi 03/01/2023 560
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã thạnh an, huyện Cần Giờ - Phạm Viết Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_danh_gia_tiem_nang_tai_nguyen_du_lich_tai_xa_thanh_an.pdf

Nội dung text: Đề tài Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã thạnh an, huyện Cần Giờ - Phạm Viết Hồng

  1. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) yêu cầu phát triển du lịch bền vững. Kết có liên quan đến phát triển du lịch, giả quả của việc đánh giá chính xác giá trị tiềm thuyết được đặt ra là: Thạnh An có tiềm năng của tài nguyên du lịch là căn cứ quan năng phát triển du lịch sinh thái (Sở Du trọng để lựa chọn sản phẩm, loại hình và lịch TP.HCM, 2019). Các nhân tố cốt lõi xác định quy mô đầu tư, sức chứa của lãnh để hình thành các sản phẩm du lịch sinh thổ đối với phát triển du lịch ở xã Thạnh thái gồm: i) tài nguyên du lịch sinh thái tự An. Cách tiếp cận nghiên cứu về đánh giá nhiên (cảnh quan cửa sông Lòng Tàu, đảo, tài nguyên du lịch dựa vào phân tích định vịnh Gành Rái; hệ sinh thái rừng ngập tính của chuyên gia về đặc điểm riêng mỗi mặn); ii) hệ sinh thái nhân văn dân cư biển, loại tài nguyên dễ bị sai lệch theo chiều đảo (cư trú, quan hệ cộng đồng, an ninh hướng tăng giá trị. Ngược lại, cách tiếp cận trật tự, thái độ dân cư, tín ngưỡng, ẩm thực, đánh giá dựa vào cảm nhận của đối tượng nghề ngư). Phân tích đặc điểm tự nhiên, có nhu cầu dễ bị bỏ sót và nhận biết sai giá dân cư và các hoạt động nghề ngư đã chọn trị của tài nguyên. Do vậy, vấn đề đặt ra được 7 yếu tố có giá trị đối với phát triển đối với nghiên cứu này là kết hợp 2 cách du lịch: cảnh quan cửa sông Lòng Tàu; đê, tiếp cận để đảm bảo tính chọn lọc và tính kè và bờ biển Thạnh An; hệ sinh thái rừng thẩm định trong đánh giá tiềm năng tài ngập mặn; tập quán văn hóa dân cư; hải nguyên du lịch xã Thạnh An. sản; tín ngưỡng tâm linh; nghề ngư. Tiềm 2. Phương pháp nghiên cứu năng giá trị của mỗi yếu tố được cụ thể hóa Nghiên cứu tiềm năng là khâu quan và minh họa bằng 4 đến 5 tiêu chí. trọng đối với công tác quy hoạch và thực Thứ hai, phương pháp điều tra cảm hiện các dự án phát triển du lịch. Việc xác nhận của du khách đối với tiềm năng tài định được quy mô và giá trị của các nhân nguyên du lịch để thẩm định giả thuyết tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch là căn Để thẩm định giả thuyết nghiên cứu cứ để đầu tư phát triển điểm đến (các sản “Thạnh An có tiềm năng phát triển du lịch phẩm du lịch, dịch vụ khách du lịch) và tổ sinh thái”, chúng tôi thực hiện điều tra 180 chức thực hiện các chương trình du lịch khách du lịch để thẩm định cảm nhận của (Mayuree Nasa & Fatimah Binti Hassan, họ đối với 7 yếu tố có giá trị tiềm năng đối 2016). Để xác định được tiềm năng phát với phát triển du lịch. Việc thiết kế bộ câu triển du lịch tại xã Thạnh An, chúng tôi hỏi điều tra được tuân thủ theo các bước thực hiện hai phương pháp nghiên cứu xây dựng thang đo Likert. Các biến cần đo chủ yếu: là 7 yếu tố đã được lựa chọn theo giá trị Thứ nhất, phương pháp lập mô hình tiềm năng du lịch. Mức độ cảm nhận về giả thuyết về phát triển du lịch tại xã Thạnh mỗi yếu tố được tổng hợp từ 4 đến 5 mục An. Để lập mô hình giả thuyết, chúng tôi hỏi (biến quan sát) có nội dung phản ánh tiến hành tiến hành điều tra thực địa, thu thuộc tính của các nhân tố tiềm năng theo thập số liệu thống kê, tham khảo ý kiến của thang đo 5 bậc. Các mục hỏi trong mỗi yếu chính quyền địa phương, cộng đồng dân tố được đặt ra với mục đích nhận được cư. Dựa vào kết quả phân tích các nhân tố đánh giá cùng chiều (Hình 1). 4
  2. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) Khảo sát thực tiễn và tham khảo “Kế nguồn tài nguyên du lịch vừa đa dạng về hoạch xây dựng và phát triển mô hình du chủng loại, vừa có tính độc đáo về giá trị lịch cộng đồng Xã Thạnh An, huyện Cần nên thuận lợi đối với việc hình thành điểm Giờ năm 2019”, cho thấy xã Thạnh An có đến du lịch hấp dẫn (Bảng 1). Bảng 1. Tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch tiềm năng tại xã Thạnh An TT Tên tài nguyên Sản phẩm du lịch tiềm năng 1 Cảnh quan cửa sông Khám phá nơi nước sông hòa vào biển cả; quan sát hiện Lòng Tàu tượng phân chia 2 làn nước của sông Lòng Tàu và sông Thị Vải; khám phá hiện tượng thủy triều; đi tàu vượt cửa sông. 2 Đê, kè, bờ biển Thạnh Quan sát mặt trời mọc, mặt trời lặn; chuyển động của sóng, An khám phá đê, kè chắn sóng, quan sát phong cảnh mặt biển, tắm biển, câu cá. 3 Hệ sinh thái rừng ngập Khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn, chèo thuyền, nghỉ mặn ngơi, vui chơi giải trí. 4 Tập quán cư dân Khám phá nhà ở, nghề nghiệp, đời sống, quan hệ cộng đồng, thái độ của dân cư, homestay. 5 Tín ngưỡng tâm linh Tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm tâm linh Lăng Ông Thủy tướng, Miếu Thủy Long Công chúa, Thánh thất Thạnh An. 6 Nghề làm muối, nuôi Tham quan, trải nghiệm nghề làm muối, nuôi hàu, câu cá, hàu, chế biến hải sản chế biến hải sản. 7 Hải sản Ẩm thực, mua quà lưu niệm. 3.2.2. Phân bố tài nguyên du lịch phân bố cơ quan hành chính, văn hóa, y Tài nguyên du lịch của xã Thạnh An tế, an ninh và là nơi hoạt động kinh tế chủ phân bố tập trung chủ yếu ở hai khu vực: yếu của xã Thạnh An. Thạnh An là khu khu vực đảo Thạnh An (ấp Thạnh Hòa và ấp vực tập trung tiềm năng du lịch chủ yếu. Thạnh Bình) và khu vực ấp Thiềng Liềng. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm hệ thống Đảo Thạnh An nằm cách phía bắc thị đê, kè chắn sóng và bờ biển phía đông; Hệ trấn Cần Thạnh khoảng 5,7km theo đường sinh thái rừng ngập mặn phía tây. Tài biển, gồm ấp Thạnh Hòa và ấp Thạnh nguyên du lịch nhân văn gồm nguồn hải Bình với diện tích khoảng 0,45km2, dân số sản, các di sản tín ngưỡng tâm linh (Lăng khoảng 4130 người và mật độ 9000 Ông Thủy tướng, miếu Bà Thủy Long người/km2. Đây là khu dân cư hình thành Công chúa, Thánh thất Thạnh An); nghề đầu tiên của xã, từ những năm đầu của thế nuôi hàu và chế biến hải sản; tập quán văn kỷ 20 trên đảo đã có các ngư dân sinh hóa dân cư có nhiều đặc trưng rất thích sống. Hiện nay, đảo Thạnh An là địa điểm hợp đối với phát triển du lịch. 6
  3. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) Tài Thuộc tính giá trị Tài Thuộc tính giá trị nguyên của tài nguyên nguyên của tài nguyên Câu cá ở bờ biển là hình thức tâm linh Miếu Bà là địa chỉ linh thiêng giải trí rất thú vị Hệ sinh Có nhiều đặc điểm khác với Lăng Ông Thủy tướng là điểm thái rừng rừng ở miền núi tựa tinh thần cho ngư dân ngập mặn Trải nghiệm bắt cá thòi lòi, cá Thánh thất Cao Đài có cảm bống rất khó quên giác tôn nghiêm và độc đáo Du ngoạn bằng thuyền rất ấn Trải nghiệm tâm linh sẽ tạo tượng được sự đồng cảm với dân cư Có thể tham gia nhiều hoạt Trải Thiên nhiên tạo được cảm giác động giải trí nghiệm mới lạ Khả năng thích nghi với thiên nghề ngư Đời sống ngư dân vất vả nhưng nhiên của sinh vật rất thoải mái Tập quán Thái độ của dân cư rất thân Khám phá nghề nuôi hàu phát văn hóa thiện với du khách hiện nhiều điều thú vị Quan hệ cộng đồng dân cư địa Tham gia làm muối cảm nhận phương gắn bó được vất vả và hấp dẫn Tình trạng an ninh an toàn và Ngư dân kể chuyện biết thêm tin cậy nhiều điều mới mẻ Mẫu điều tra Quốc khánh và ngày lễ Nghinh Ông (15/10 Thông tin về đánh giá tài nguyên du Âm lịch). Mặc dù số lượt khách đến xã lịch được điều tra từ 180 người đã đi du Thạnh An vào các thời điểm có khác nhau, lịch tại xã Thạnh An. Các quan sát trong nhưng số mẫu vẫn được chọn đồng nhất 9 mẫu điều tra được được lựa chọn ngẫu mẫu/ngày. Tuy nhiên, do du khách không nhiên vào các thời điểm giữa tuần, cuối có mặt đầy đủ ở các địa điểm theo lựa chọn tuần và vào các ngày lễ. Các ngày lễ lớn của nghiên cứu nên chỉ chọn được 150 mẫu được chọn là ngày Quốc tế Lao động, ngày trong số 180 phiếu điều tra (Bảng 2). Bảng 2. Số lượng và cơ cấu mẫu điều tra phân theo độ tuổi của du khách tại Thạnh An* Nhóm tuổi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 18-30 72 48.0 48.0 48.0 31-45 52 34.7 34.7 82.7 Valid 46-63 26 17.3 17.3 100.0 Total 150 100.0 100.0 * Số liệu thống kê mô tả từ 150 mẫu điều tra 8
  4. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) Kết quả phân tích hệ số KMO = 0.872 ý; 5, Rất đồng ý. và chỉ số sig = 0.00 cho thấy điều kiện Đánh giá chung đối với các tài nguyên phân tích nhân tố là phù hợp. du lịch 3.3.3. Kết quả đánh giá cảm nhận của du Sử dụng phương pháp phân tích trung khách đối với tài nguyên du lịch xã Thạnh An bình đối với các biến đại diện (Biến có giá Nghiên cứu này sử dụng thang đo trị trung bình của các biến quan sát) sẽ cho Likert với 5 mức độ: 1, Rất không đồng ý; kết quả cảm nhận của du khách đối với các 2, Không đồng ý; 3, Bình thường; 4, Đồng loại tài nguyên du lịch (Bảng 3). Bảng 3. Mức độ cảm nhận của du khách đối với các tài nguyên du lịch ở Thạnh An (Giá trị thống kê mô tả) Std. Các yếu tố N Minimum Maximum Mean Deviation Cảnh quan thiên nhiên cửa 150 1.50 4.25 3.3483 .63252 sông Lòng Tàu Bờ biển Thạnh An 150 1.40 4.70 4.0053 .62518 Hệ sinh thái rừng ngập mặn 150 1.80 4.40 3.2333 .56730 Tập quán dân cư 150 2.40 5.00 4.3907 .56738 Ẩm thực hải sản 150 2.40 5.00 4.6493 .56435 Tín ngưỡng tâm linh 150 1.80 4.60 3.4120 .58513 Trải nghiệm nghề ngư 150 1.40 4.80 3.8200 .74609 Kết quả thống kê trung bình mức độ Phân tích sâu các khía cạnh của tài cảm nhận của du khách về các tài nguyên nguyên du lịch Thạnh An cho thấy các loại du lịch cho thấy có 3 yếu tố đo được mức tài nguyên du lịch không được đánh giá độ đánh giá trên mức “đồng ý” là yếu tố bờ cao (<3.0) nhưng vẫn có một số khía cạnh biển Thạnh An (4,1) yếu tố tập quán văn của các loại tài nguyên này được xác nhận hóa dân cư (4,3) và yếu tố ẩm thực (4,6). là có giá trị đối với du lịch. Ngược lại đối Kết quả đánh giá này cũng được sự đồng với các loại tài nguyên được đánh giá cao thuận của cộng đồng dân cư và các nhà nhưng vẫn có một số khía cạnh có mức độ quản lí địa phương. cảm nhận thấp (<3.0) (Bảng 4). 10
  5. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) Loại tài Std. Giá trị của tài nguyên Mean nguyên Deviation Lăng Ông Thủy tướng là điểm tựa tinh thần cho ngư 4.67 .880 dân Thánh thất có cảm giác tôn nghiêm và độc đáo 2.70 .918 Trải nghiệm tâm linh sẽ có đồng cảm với dân cư 2.75 .872 Trải Khám phá thiên nhiên có cảm giác mới lạ 3.77 1.069 nghiệm Đời sống ngư dân vất vả nhưng rất thoải mái 3.84 .898 nghề ngư Khám phá nghề nuôi hàu phát hiện nhiều điều thú vị 3.83 .886 Tham gia làm muối cảm nhận được vất vả và hấp dẫn 3.68 .830 Ngư dân kể chuyện biết thêm nhiều thông tin mới 3.97 .874 Các yếu tố cảnh quan cửa Lòng Tàu, yếu tố ẩm thực và tập quán văn hóa dân cư Hệ sinh thái rừng ngập mặn, tín ngưỡng có tính tương đối đồng nhất giữa các nhóm tâm linh và trải nghiệm nghề ngư tuy tuổi. Hầu hết du khách đều có đánh giá từ không được đánh giá cao nhưng có một số mức “đồng ý” đến “rất đồng ý” với các khía cạnh trong đó được xác nhận là có giá nhận định cho rằng ẩm thực và tập quán trị. Các khía cạnh: đi tàu vượt cửa sông, văn hóa ở Thạnh An có sức hấp dẫn cao trải nghiệm nghề làm muối, nuôi hàu và đối với nhu cầu du lịch. tìm hiểu Lăng Ông Thủy tướng có khả 3.4. Giá trị và thách thức đối với tài năng đóng góp làm tăng giá trị của tài nguyên du lịch ở xã Thạnh An nguyên du lịch ở xã Thạnh An. 3.4.1. Các giá trị chủ yếu của tiềm Kết quả đánh giá cảm nhận giá trị tài năng tài nguyên du lịch nguyên du lịch được phân theo nhóm tuổi. Phân tích đặc điểm thiên nhiên, kinh tế Đối với mức độ cảm nhận về các nhân - xã hội và thông tin đánh giá của du khách tố cảnh quan cửa sông Lòng Tàu, cảnh cho thấy các giá trị nổi bật của tiềm năng quan bờ biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn tài nguyên du lịch gồm: và trải nghiệm nghề ngư, có phân hóa khá - Tiềm năng tài nguyên du lịch đa rõ theo nhóm tuổi. Nhóm du khách trẻ dạng và phân bố tập trung thành 2 khu vực đánh giá cao các giá trị của tài nguyên tự chính là đảo Thạnh An và cù lao Thiềng nhiên, trong khi đó nhóm du khách nhiều Liềng. Mỗi khu vực đều có 4 đến 5 loại tuổi cho rằng chỉ ở mức độ trên trung bình. tiềm năng nên tạo được khả năng tiết kiệm Ngược lại, yếu tố tín ngưỡng tâm linh thì thời gian, chi phí di chuyển; tăng khả năng những du khách trên 35 tuổi đều “đồng ý” đáp ứng nhu cầu du lịch; thuận lợi cho đầu có giá trị đối với phát triển du lịch. Hầu hết tư cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch. du khách trẻ đều đánh giá “bình thường” - Tiềm năng tài nguyên du lịch có hoặc “không đồng ý”. một số giá trị nổi trội, đặc trưng không bị Mức độ đánh giá cảm nhận đối với các trùng lặp với tiềm năng ở các địa phương 12
  6. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) Ngoài ra, vật liệu bồi đắp hình thành nên Do vậy, chưa đáp ứng được nhu cầu khám đảo Thạnh An là phù sa nên tính bền vững phá cửa sông và quan sát biển. không lớn. Nguy cơ sạt lở còn tiềm ẩn rất 4. Kết luận cao vì nguồn phù sa thượng nguồn bị suy Xã Thạnh An có nhiều loại tài nguyên giảm và thềm biển bị lún. du lịch phù hợp đối với phát triển du lịch - Vấn đề giao thông và quá tải khách sinh thái. Sự lan tỏa tự phát của giá trị tài du lịch: hiện trạng giao thông đến xã nguyên vượt ra ngoài phạm vi xã đã thu hút Thạnh An vẫn còn 2 trở ngại lớn là qua phà được lượng nhỏ du khách. Kết quả nghiên Bình Khánh mất nhiều thời gian và đi tàu cứu tiềm năng du lịch của xã Thạnh An đã ra đảo chưa phù hợp nhu cầu du lịch. Khả xác định được 7 loại tài nguyên có giá trị đối năng đến năm 2021, việc đi phà Bình với phát triển du lịch sinh thái. Các tài Khánh sẽ được thay thế bằng cầu, nhờ vậy nguyên có tính chất đặc thù và nổi trội tạo sẽ rút ngắn thời gian từ trung tâm Thành được sức hấp dẫn cao đối với khách du lịch phố Hồ Chí Minh đến Thạnh An gần 2 giờ. gồm phong tục, tập quán dân cư biển đảo, Thực trạng đi tàu từ thị trấn Cần Thạnh và ẩm thực hải sản, nghề làm muối. Tiềm năng từ Tam Thôn Hiệp đến Thạnh An đang là tài nguyên du lịch thuận lợi đối với phát triển thách thức lớn đối với phát triển du lịch. loại hình du lịch sinh thái tại xã Thạnh An. Chất lượng đi tàu và tính an toàn chưa thật Tuy nhiên, tài nguyên du lịch ở Thạnh An có sự tạo được cảm nhận tốt cho khách du nguy cơ bị suy thoái do sức ép mật độ dân số lịch. Hiện tại chưa có tàu chuyên phục vụ đông, ô nhiễm môi trường và sự quá tải của du lịch, chức năng chủ yếu là vận chuyển. khách du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO Mayuree Nasa & Fatimah Binti Hassan (2016). Assessment of Tourism Resource Potential at Buriram Province, Thailand. Asian Social Science; Vol. 12, No. 10; 2016. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1&2. NXB Hồng Đức. Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh (2019). Kế hoạch xây dựng và phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ. (2019). Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh. Trung tâm dữ liệu khí tượng thủy văn (2015, 2019). Thông báo khí hậu. Cục Công nghệ thông tin. UBND xã Thạnh An (2018, 2019, 2020). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội xã Thạnh An. Ngày nhận bài: 13/4/2020 Biên tập xong: 15/02/2021 Duyệt đăng: 20/02/2021 14