Đề tài Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Thừa Thiên Huế tiềm năng, thực tiễn và giải pháp - Trần Hữu Thùy Giang

Du lịch chăm sóc sức khỏe là loại hình không mới. Nhìn lại lịch sử phát triển 
của loại hình này, có thể thấy ngay từ thời cổ đại, Hy Lạp và La Mã đã là những 
trung tâm y tế phục vụ cho việc nghỉ dưỡng kết hợp điều trị, nơi có những khu spa
với suối nước khoáng nóng và các phòng tắm cực kỳ nổi tiếng. Đến thế kỷ 21, du 
lịch chăm sóc sức khỏe đã không ngừng phát triển và trở thành một loại hình thu 
hút khách du lịch khá lớn2. Nguyên nhân chính của sự phát triển này là do chi phí 
điều trị tại các điểm đến du lịch thấp hơn và phương pháp điều trị có hiệu quả hoặc 
hiện đại hơn tại các nước bản địa; nhiều điểm đến kết hợp việc khám, chữa bệnh đi 
kèm với các gói dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng tiện ích, đẳng cấp 
pdf 6 trang xuanthi 03/01/2023 1200
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Thừa Thiên Huế tiềm năng, thực tiễn và giải pháp - Trần Hữu Thùy Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_du_lich_cham_soc_suc_khoe_o_thua_thien_hue_tiem_nang.pdf

Nội dung text: Đề tài Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Thừa Thiên Huế tiềm năng, thực tiễn và giải pháp - Trần Hữu Thùy Giang

  1. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch dịch vụ y tế cao cấp. Bên cạnh đó, việc khai thác các tiềm năng và thế mạnh của y tế vào du lịch vẫn còn bỏ ngỏ; chưa phát huy hết các giá trị và đặc biệt là tư duy về lý thuyết lẫn mô hình hoạt động chưa bắt kịp thực tiễn phát triển của các nước, thông tin quảng bá dành cho loại hình này rất hạn chế, trong đó có điểm đến Thừa Thiên Huế. 2. Tiềm năng và thực tiễn khai thác du lịch chăm sóc sức khỏe ở Thừa Thiên Huế Từng là thủ phủ xứ Đàng Trong, kinh đô nước Đại Việt dưới triều Tây Sơn, kinh đô Việt Nam dưới triều Nguyễn Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày truyền thống về y học bao gồm cả Đông y và Tây y với nguồn nhân lực y tế mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Nét đặc sắc trong lịch sử phát triển của Đông y ở vùng đất này là nền Đông y phục vụ cung đình với trình độ y dược phát triển mà đỉnh cao là Thái Y viện triều Nguyễn. Đây là cơ quan y tế cấp Trung ương hình thành từ thời vua Gia Long và hoàn chỉnh dưới thời vua Minh Mạng. Với ý nghĩa phục dựng tinh hoa Đông y Huế nói chung và tinh hoa y thuật cung đình nói riêng, Hội Đông Y tỉnh Thừa Thiên Huế và công ty Đại Nam Thái Y Viện đã cho ra mắt Đại Nam Thái Y Đường tọa lạc tại số 02 Đoàn Thị Điểm, phường Thuận Thành, thành phố Huế vào ngày 9/10/2019. Điểm đến này không chỉ như một không gian Đông Y với các hoạt động thăm bệnh, bốc thuốc mà còn như một không gian văn hóa để chúng ta cảm nhận về những giá trị mà lịch sử đã để lại qua kiến trúc nhà rường, qua vườn dược liệu, qua những thang thuốc cung đình quý hiếm. Đây không chỉ là điểm đến dành cho du khách tham quan, mà còn là nơi để điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe dành cho mọi người; là một trải nghiệm mới mẻ đối với du khách trong và ngoài nước khi đến Huế. Hiện nay, ngoài Đại Nam Thái Y Đường, tỉnh Thừa Thiên Huế còn có bệnh viện Y học Cổ truyền, các trung tâm đào tạo ứng dụng y học cổ truyền như: Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa, Tuệ Tĩnh đường Hải Đức, các phòng khám Đông y nổi tiếng như phòng khám chữa bệnh của Lương y Lê Quý Ngưu ở phường An Cựu và hầu hết các trung tâm y tế đã thành lập khoa Y học Cổ truyền (YHCT) đã thu hút nhiều bệnh nhân đến thăm khám. Mặc khác, xét về khía cạnh khí hậu và thổ nhưỡng, Thừa Thiên Huế có môi trường sinh thái đa dạng cho phép cung cấp nguồn dược liệu phong phú, đa dạng và quý hiếm. Đây là nơi giao thoa giữa hai miền khí hậu ôn đới và nhiệt đới nên có đủ loại thực vật của Bắc và Nam. Các hệ động vật, thực vật và khoáng vật từ rừng núi đến đồng bằng bao hàm không ít dược liệu giá trị, có tác dụng chữa bệnh cao. Ngoài ra, hệ thống Tây y ở Thừa Thiên Huế cũng là một điểm sáng ở khu vực miền Trung và cả nước với hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị hoàn chỉnh; đặc biệt có Bệnh viện Trung ương Huế là Bệnh viện Tây y đầu tiên của Việt Nam với lịch sử phát triển gần 120 năm (hiện là 1 trong 4 bệnh viện hạng đặc biệt của Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 83
  2. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch nhu cầu khám chữa bệnh của khách du lịch và nhân dân. Tuy nhiên, việc phục dựng lại Thái Y viện vẫn dậm chân tại chỗ và chưa có những chuyển biến tích cực. Ngày 14/7/2021, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cũng đã tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư (mở rộng), nhiệm kỳ 2020 - 2025 để bàn, thảo luận và thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có tờ trình về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Nghị quyết chuẩn bị ban hành cũng nhấn mạnh về việc khai thác loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch y tế, du lịch khám chữa bệnh để phát huy tiềm năng và lợi thế của một trung tâm y tế chuyên sâu. Mặc dù đã có nhiều giải pháp đề ra, nhưng nhìn tổng thể đến nay việc khai thác các thế mạnh của du lịch chăm sóc sức khỏe/ du lịch y tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chưa phát huy được hiệu quả, tiềm năng và thế mạnh như mong đợi. Ngoài bệnh viên Trung ương Huế mỗi năm (trước 2020) phục vụ khám chữa bệnh cho khoảng 5,000 du khách Lào và một số khách du lịch quốc tế, một số cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh thu hút khá đông khách ngoại tỉnh đến châm cứu, điều trị nhưng cách vận hành, khai thác và quảng bá chưa chuyên nghiệp, chưa kết hợp được việc nghỉ dưỡng và điều trị. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là chính sách cho du lịch y tế nhất là các khâu quảng bá cho mô hình du lịch - chữa bệnh tại Thừa Thiên Huế vẫn chưa có. Hầu hết du khách trong và ngoài nước còn biết ít đến dịch vụ du lịch chữa bệnh; thiếu các cơ sở dịch vụ du lịch y tế, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, bài bản, đặc biệt là Tây y, Đông y; còn quá ít thông tin giới thiệu về các dịch vụ; việc tìm kiếm các dịch vụ khám và chữa bệnh từ công ty lữ hành gần như rất khó khăn; thông tin trên các website rất hạn chế, không có tiếng nước ngoài để tra cứu Đáng lưu ý là chưa có đơn vị lữ hành nào liên kết với các nhà đầu tư quan tâm trực tiếp đến lĩnh vực này, do đó tính quảng bá chưa cao, chưa thu hút được du khách. Đây là bài toán đặt ra cho ngành du lịch, cho lĩnh vực du lịch y tế trong thời gian tới trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biễn hết sức phức tạp trên phạm vi trong nước và thế giới, trong đó nhu cầu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, hiện tại, trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở Đông y thu hút đông đảo người dân trong và ngoại tỉnh đến khám và điều trị. Đây là thế mạnh của ngành để xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo nếu được đầu tư, quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, với chủ trương chuẩn hóa lương y của Bộ Y tế theo quy định của Thông tư 29/2015/TT-BYT về cấp, cấp lại giấy chứng nhận là lương y thì đối tượng đã được chuẩn hóa lương y phải có đủ các chứng chỉ học phần do cơ sở đào tạo y, dược, Trung ương Hội Đông y Việt Nam hoặc các cơ sở y học cổ truyền (viện, bệnh viện y học cổ truyền) phối hợp với trường trung cấp hay cao đẳng y tế, Hội Đông y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức bồi dưỡng chuẩn hóa Điều này dẫn đến tình trạng nhiều lương y không có giấy phép hành nghề đã buộc phải đóng cửa phòng mạch. Đây là vấn đề đáng tiếc cần quan tâm vì nó dẫn đến sự Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 85
  3. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Đông y, Đại Nam Thái Y Đường cần được liên kết và hỗ trợ quảng bá để thu hút du khách. 4. Sở Du lịch nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách, định hướng dịch vụ và sản phẩm để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch gấp rút nghiên cứu kết nối tour và sớm đưa vào khai thác loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch y tế, du lịch khám chữa bệnh; tính toán phù hợp địa điểm lưu trú và giá theo thời gian, gợi ý các tour du lịch nghỉ dưỡng, ẩm thực phù hợp hành trình. Bên cạnh việc mở những tour du lịch khám chữa bệnh bằng đông y như châm cứu, luyện khí công thì cần liên kết để khai thác và thực hiện những tour du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh tại những khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Tân, Mỹ An; những nơi có tài nguyên nhiên nhiên, khí hậu và nguồn nước khoáng có khả năng trị bệnh, đặc biệt là những bệnh của người già để xây dựng thành những khu nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm phục vụ không chỉ khách du lịch trong nước mà cả khách du lịch quốc tế. 5. Các hội y học cổ truyền, các thầy thuốc đông y, các nhà dược học đông y phối hợp với doanh nghiệp du lịch nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền cũng như các thuốc trị bệnh dân tộc không chỉ điều trị tại chỗ cho người bệnh mà còn bán như môt hàng lưu niệm cho khách tham quan. Phối kết hợp trong việc hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện sản phẩm du lịch y tế, phát huy hiệu quả các điểm đến khám chữa bệnh y học phục vụ phát triển du lịch. 6. Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các cơ sở nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Các trường đào tạo ngành y học cổ truyền liên kết với các bệnh viện đa khoa để sinh viên có điều kiện tiếp cận, thực tập nhằm bổ sung kỹ năng, kiến thức Tây y. Bên cạnh đó, nhận dược sĩ và điều dưỡng Tây y về rồi đào tạo cho họ kiến thức Đông y cơ bản như xoa bóp bấm huyệt, cách bào chế, sắc thuốc cao đơn hoàn tán Quá trình này tuy khá mất thời gian nhưng là nguồn bổ sung nhân lực đáng kể cho ngành y tế tỉnh nhà. Phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch khám, chữa bệnh là xu thế tất yếu và hướng đi đúng đắn của Thừa Thiên Huế trong tương quan lợi thế so sánh của tỉnh nhà. Việc kết hợp Đông y và Tây y vào khai thác du lịch và xem đó là một trong những loại hình, sản phẩm du lịch đặc sắc sẽ không chỉ góp phần làm phong phú thêm sản phẩm, thu hút du khách, kéo dài thời gian lưu trú, tăng doanh thu từ khách du lịch mà quan trọng hơn, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030./. Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 87