Đề tài Hình ảnh hàng rong, hàng vỉa hè ở hội an qua cảm nhận của du khách nội địa

Hoạt động buôn bán hàng rong, vỉa hè trong khu phố cổ Hội An đã có
từ rất lâu và phát triển cho đến bây giờ như một sản phẩm văn hóa
truyền thống của Hội An. Bên cạnh những lợi ích đem lại về kinh tế -
xã hội, hoạt động này cũng còn tồn tại một số hạn chế. Do đó, nghiên
cứu nhằm xác định hình ảnh hàng rong, hàng vỉa hè qua cảm nhận của
du khách để hỗ trợ cho công tác quản lý cũng như quảng bá hình ảnh
du lịch Hội An. Phương pháp định tính được sử dụng kết hợp với
phương pháp định lượng. Kết quả phỏng vấn sâu 68 du khách và khảo
sát bằng bảng câu hỏi có cấu trúc 320 du khách cho thấy: (1) hàng
rong, hàng vỉa hè đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, đặc
biệt là hình ảnh con người và ẩm thực Hội An; (2) vệ sinh môi trường
và giao thông là hai tồn tại lớn cần được giải quyết. Trên cơ cở đó,
nghiên cứu cũng đề xuất một số gợi ý đối với hoạt động buôn bán hàng
rong, hàng vỉa hè ở Hội An.


 

pdf 10 trang xuanthi 03/01/2023 1400
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hình ảnh hàng rong, hàng vỉa hè ở hội an qua cảm nhận của du khách nội địa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_hinh_anh_hang_rong_hang_via_he_o_hoi_an_qua_cam_nhan.pdf

Nội dung text: Đề tài Hình ảnh hàng rong, hàng vỉa hè ở hội an qua cảm nhận của du khách nội địa

  1. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 162 - 171 1. Đặt vấn đề Kinh tế vỉa hè là phạm trù được các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài quan tâm. Kinh tế vỉa hè được xem là “các hoạt động buôn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ quy mô nhỏ hoặc vừa, chủ yếu diễn ra trên vỉa hè, đường phố đô thị, có thể cố định tại một địa điểm hoặc di động”, là một bộ phận của khu vực kinh tế phi chính thức [1]. Dưới góc độ quản lý nhà nước, kinh doanh vỉa hè được phân thành 3 nhóm: - Nhóm 1: Có mặt tiền và đăng ký sử dụng vỉa hè tạm thời để kinh doanh. - Nhóm 2: Không có mặt tiền và sử dụng vỉa hè như địa điểm cố định hoặc tạm thời để kinh doanh. - Nhóm 3: Bán hàng rong hoặc cung cấp các dịch vụ ở dọc đường, không có địa điểm cụ thể. Nghiên cứu này tập trung vào hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm 2 và nhóm 3, gồm hàng rong và hàng vỉa hè. Hàng rong là hàng hóa được bán ở dọc đường, không có địa điểm cụ thể (Nhóm 3) và hàng vỉa hè là các mặt hàng có điểm bán cố định hoặc tạm thời trên hè phố (Nhóm 2). Quan điểm tiếp cận này tương đồng với nội dung đề án “Bố trí buôn bán hàng rong, vỉa hè trong khu phố cổ Hội An” [2]. Hàng rong, hàng vỉa hè được các nhà nghiên cứu nước ngoài xem xét với thuật ngữ “street vending” ở 3 góc độ chính. Thứ nhất là tầm quan trọng của việc buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè đối với thu nhập của những hộ gia đình nghèo ở khu vực đô thị. Một cuộc khảo sát ở Bogota, Colombia cho thấy người tham gia vào hoạt động buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè là do thiếu cơ hội việc làm trong các lĩnh vực khác và đây là nguồn thu nhập duy nhất của họ [3]. Mazhambe cũng phân tích sự đóng góp của hoạt động buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè đối với mức sống của những tham gia buôn bán ở Harare, Zimbabwe và kết quả là có 86,6% người tham gia buôn bán phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập từ bán hàng rong, hàng vỉa hè [4]. Ở Nepal, thu nhập ròng trung bình mỗi tháng của người buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè là 22.500 Rs (209,1 USD); 54% người buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè có mức tiêu dùng thấp hơn mức nghèo [5]. Như vậy, buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè có vai trò rất quan trọng và được xem là cách mưu sinh của những hộ gia đình nghèo ở khu vực đô thị. Thứ hai là chính sách về việc buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè tại các khu vực đô thị. Số lượng người tham gia buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè ngày càng gia tăng nên việc thiết lập các quy định là cần thiết và cần chú trọng đến 3 nội dung là bảo vệ quyền lợi và tài sản, ngăn chặn sự ùn tắc giao thông và giữ trật tự đường phố [6]. Thông qua kết quả tổng hợp những chính sách liên quan và phân tích mô hình tổ chức hoạt động buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè tại một số quốc gia (Ahmedabad, Ấn Độ và Lima, Peru), Roever và Skinner đã nhấn mạnh vai trò của sự minh bạch trong các quy định về hoạt động buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè; đồng thời cần có những quy trình hướng dẫn thực hiện nhằm tạo ra môi trường kinh doanh tốt cho người tham gia [7]. Thứ ba là mối quan hệ giữa hoạt động buôn bán hàng rong và không gian đô thị. Vấn đề được đặt ra là khi mô hình tăng trưởng thông minh tại đô thị phát triển thì văn hóa bán hàng rong, hàng vỉa hè có còn phù hợp không? [8]-[12]. Ở góc độ này, hoạt động buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè cũng được xem xét ở vai trò là điểm thu hút khách du lịch, góp phần tạo nên hình ảnh điểm đến hay biểu tượng của đô thị. Nghiên cứu của Azizah tại 2 thành phố lớn ở Indonesia cho thấy hình ảnh người bán hàng rong có thể trở thành yếu tố hấp dẫn du khách nếu thành phố có những chính sách phù hợp [13]. Ở Việt Nam, Jensen và Peppard đã phân tích hoạt động buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè tại Hà Nội [14], trong đó người tham gia buôn bán vừa sống ở thành thị và nông thôn do nhu cầu định cư lâu dài chưa cần thiết đối với họ. Họ di chuyển từ nông thôn ra thành thị để kiếm thêm thu nhập nhưng ngày càng khó khăn bởi số lượng người bán tăng lên và những quy định hạn chế việc buôn bán. Buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè cũng được xem là sinh kế của người dân và góp phần tạo ra nền kinh tế đa dạng cho Hà Nội [15], [16]. Một nghiên cứu về hoạt động buôn bán hàng rong, hàng lưu động của người dân vùng cao thị xã Sapa đã xác định được ba hình thức 163 Email: jst@tnu.edu.vn
  2. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 162 - 171 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Giới thiệu về hàng rong, hàng vỉa hè tại Hội An Hàng rong, hàng vỉa hè đã phát triển từ rất lâu tại Hội An. Theo kết quả tham vấn ý kiến từ những người sống lâu năm trong Khu phố cổ [2], trước năm 1975 các mặt hàng rong được bán gồm: bánh kẹo (Bánh ú, bánh vạc, bánh bao, kẹo kéo, kẹo mè, kẹo ú, kẹo đậu phộng), chè, xoa xoa, bánh mỳ, bánh ướt thịt nướng, bò hầm, cháo lòng, hột vịt lộn, hến, mắm dưa, bún tươi ; các mặt hàng vỉa hè gồm: Chè, lục tàu xá, nước chè, bún bò, cary, cao lầu, phở, mỳ quảng, hoành thánh. Một số mặt hàng đã gắn liền với tên tuổi của người bán như kẹo kéo ông Hải, chè bà Kế hay cao lầu ông Thử. Vị trí bánh hàng vỉa hè tập trung ở các tuyến đường huyết mạch như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thái Học, Trần Phú (Hình 1). Hình 1. Sơ đồ một số vị trí bán hàng vỉa hè trong khu phố cổ Hội An trước 1975 (Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Hội An, 2016) Hàng rong, hàng vỉa hè tại Hội An ngày càng phát triển cả về số lượng người bán và chủng loại hàng hóa. Theo khảo sát của Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An năm 2016, tại khu vực I phố cổ (thuộc địa bàn 3 phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô) có khoảng 130 hộ, cá thể hoạt động buôn bán hàng rong với 76 loại hàng, gồm 41 hàng ăn uống và 35 mặt hàng lưu niệm, đồ dùng [18]. Bên cạnh những mặt tích cực như biểu hiện một phần giá trị văn hóa của Hội An, đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách, tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương thì việc buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè cũng gây ảnh hưởng đến trật tự giao thông, mỹ quan đô thị. Đặc biệt là tình trạng chèo kéo khách làm mất hình ảnh du lịch Hội An. Nhận thức được tầm quan trọng của hàng rong, hàng vỉa hè đối với sự phát triển bền vững của du dịch và đời sống người dân cũng như những thực trạng mà thành phố đang gặp phải, năm 2017, thành phố Hội An đã thực hiện bố trí lại hàng rong, hàng vỉa hè theo Đề án Bố trí buôn bán hàng rong, vỉa hè trong khu phố cổ Hội An. Đến nay, khu vực I phố cổ có 40 điểm với 62 hộ buôn bán những mặt hàng truyền thống gắn bó và góp phần tạo nên nét văn hóa đặc trưng của Hội An. Các điểm bán hàng ở những vị trí công cộng, góc phố, dưới mái hiên nhằm tạo nên những góc nhìn đẹp của văn hóa truyền thống trên các vỉa hè, đường phố Hội An. Ngoài ra, hàng rong, hàng vỉa hè còn được bố trí tại các tuyến đường, khu vực khác đối với những cá nhân, hộ kinh doanh không thuộc diện được bố trí trong khu vực I phố cổ, gồm: Chợ Hội An; khu vực phố đi bộ đường Nguyễn Phúc Chu, chợ đêm Nguyễn Hoàng; khu vực phía Tây cầu Quảng trường – đường Cao Hồng Lãnh (đoạn vỉa hè dọc 2 bờ kênh); khu vực bờ kè Đồng Hiệp. Riêng những mặt hàng mới không phù hợp với truyền thống như chim tre, vật bay phát quang, gậy chụp ảnh, tranh 3D, đồ chơi bằng nhựa đã bị cấm bán trong không gian khu phố cổ. 165 Email: jst@tnu.edu.vn
  3. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 162 - 171 vỉa hè ở Hội An chủ yếu được chế biến đơn giản từ nguyên liệu địa phương. Hơn nữa, Hội An gần như không có hiện tượng chặt chém du khách nên thức ăn, đồ uống ở đây được nhiều du khách đánh giá là “ngon và rẻ”. Đồ lưu niệm thì đa phần được làm thủ công, mức giá dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn nên du khách có thể tùy thích chọn những sản phẩm phù hợp. Như vậy, ấn tượng của du khách về hàng rong, hàng vỉa hè ở Hội An đã được phát thảo sơ lược qua kết quả phỏng vấn sâu. Những ấn tượng tốt mà du khách đề cập phần nào cho thấy được một hình ảnh hàng rong, hàng vỉa hè đẹp đẽ trong lòng du khách, đặc biệt hơn hết là ấn tượng về “nét địa phương” của ẩm thực, và “nét riêng của người Quảng Nam” của người bán hàng rong, hàng vỉa hè. Những người tham gia phỏng vấn sâu không đề cập đến những mặt tiêu cực của hàng rong, hàng vỉa hè. Đây là một tín hiệu tốt nhưng kết quả này đôi khi do hạn chế về số lượng người tham gia phỏng vấn hoặc do người tham gia phỏng vấn chưa nghĩ đến mặt tiêu cực khi được hỏi. Do đó, bước tiếp theo trong nghiên cứu này sẽ xem xét thêm mặt tiêu cực của hàng rong, hàng vỉa hè ở Hội An để có cái nhìn toàn diện hơn. 3.2.2. Quan điểm về việc phát triển hàng rong, hàng vỉa hè tại Hội An trong du lịch Theo kết quả phỏng vấn sâu, 100% du khách tham gia phỏng vấn cho rằng hàng rong, hàng vỉa hè nên được tham gia vào hoạt động du lịch tại Hội An. Du khách đề cập đến 09 lý do chính xung quanh 3 khía cạnh (Hình 2). Thứ nhất, liên quan đến hình ảnh của hàng rong, hàng vỉa hè mà du khách cảm nhận được, bao gồm: hình ảnh đẹp, nét văn hóa, điểm nhấn, đặc điểm thu hút khách. Thứ hai, liên quan đến vai trò của hàng rong, hàng vỉa hè đối với du khách tham quan, bao gồm: tạo nét đặc trưng mà nơi khác không có, nét thân thuộc, nét cổ kính, sự mộc mạc, bình dị. Thứ ba là vai trò tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương của hàng rong, hàng vỉa hè. Trong số các lý do đưa ra thì “sự mộc mạc, bình dị” và “nét đặc trưng” của hàng rong, hàng vỉa hè được du khách nhắc đến nhiều nhất (32/68 du khách nhắc đến). Như vậy, có thể thấy hình ảnh hàng rong, hàng vỉa hè đã gắn liền với sự cổ kính, hoài niệm của Hội An và là một phần của Hội An trong lòng du khách. Bên cạnh những quan điểm đồng ý về việc phát triển hàng rong, hàng vỉa hè tại Hội An trong du lịch, du khách còn đưa ra một số gợi ý trong công tác quản lý hàng rong, hàng vỉa hè như: quy hoạch không gian bán hàng, quan tâm đến vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, hình ảnh của người bán hàng Lý do hàng rong, hàng vỉa hè nên được tham gia vào du lịch Hội An Là một hình ảnh đẹp 12 Là nét văn hóa 18 Là điểm nhấn 15 Là đặc điểm thu hút khách 9 Tạo nét đặc trưng mà nơi khác không có 29 Tạo nét thân thuộc 21 Tạo nét cổ kính 27 Tao sự mộc mạc, bình dị 32 Tạo công ăn việc làm 14 0 5 10 15 20 25 30 35 Hình 2. Lý do hàng rong, hàng vỉa hè nên được tham gia vào du lịch Hội An 167 Email: jst@tnu.edu.vn
  4. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 162 - 171 Như vậy, nhìn chung các khía cạnh của hàng rong, hàng vỉa hè ở Hội An đều được đánh giá khá tốt, đặc biệt là con người và giá cả là 2 khía cạnh có điểm đánh giá cao ở cả hai mặt hàng. Tuy nhiên, đối với mặt hàng ăn uống, cơ sở vật chất và không gian chưa được đánh giá cao; đối với mặt hàng lưu niệm, không gian và sản phẩm chưa được đánh giá cao. Nếu so sánh hai mặt hàng với nhau thì điểm đánh giá trung bình chung của mặt hàng ăn uống cao hơn đồ lưu niệm, đồ dùng. Xét từng khía cạnh thì điểm đánh giá con người, sản phẩm, giá cả của mặt hàng ăn uống cao hơn; ngược lại, điểm đánh giá không gian và cơ sở vật chất của mặt hàng đồ dùng, đồ lưu niệm cao hơn (Hình 3). 3.3.2. Những mặt hạn chế Để có cái nhìn toàn diện hơn về hình ảnh hàng rong, hàng vỉa hè tại Hội An, tác giả khảo sát thêm một số mặt hạn chế, bao gồm: Tình trạng chèo kéo khách, mất vệ sinh môi trường, mất an ninh và ảnh hưởng đến giao thông. Kết quả được thể hiện ở hình 4. Cụ thể: - 98 khách tương ứng là 30,6% cho rằng hoạt động buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè ở Hội An gây ảnh hưởng đến giao thông; - 56 khách tương ứng là 17,5% cho rằng hoạt động buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè ở Hội An gây mất vệ sinh môi trường; - 21 khách tương ứng là 6,6% cho rằng hoạt động buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè ở Hội An gây mất an ninh; - 17 khách tương ứng là 5,3% cho rằng hoạt động buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè ở Hội An còn diễn ra tình trạng chèo kéo khách. Như vậy, theo đánh giá của du khách thì những hạn chế của việc buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè ở Hội An không tồn tại nhiều, chủ yếu liên quan đến giao thông và vệ sinh môi trường; tình trạng mất an ninh và chèo kéo khách chỉ còn gặp phải ở một số khách. Tuy nhiên, những hạn chế này cần được giải quyết triệt để nhằm đưa hình ảnh hàng rong, hàng vỉa hè trở thành một sản phẩm đặc trưng của du lịch Hội An. Một số hạn chế của hàng rong, hàng vỉa hè ở Hội An Ảnh hưởng giao thông 30.6 69.4 Mất vệ sinh môi trường 17.5 82.5 Mất an ninh 6.6 93.4 Chèo kéo khách 5.3 94.7 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Có tồn tại Không tồn tại Hình 4. Một số hạn chế của hàng rong, hàng vỉa hè ở Hội An 4. Kết luận và hàm ý Thông qua phỏng vấn sâu du khách bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc và khảo sát rộng bằng bảng câu hỏi có cấu trúc, một số kết quả chính được tìm ra như sau: - Người tham gia vào hoạt động buôn bán hàng rong, hàng vỉa hè tại Hội An được du khách đánh giá rất cao về thái độ đối với du khách. - Giá cả có thể xem là lợi thế tạo ra sức hấp dẫn của hàng rong, hàng vỉa hè tại Hội An. 169 Email: jst@tnu.edu.vn
  5. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 162 - 171 [10] S. K. Bhowmik, “National Policy for Street Vendors,” Economic and Political Weekly, vol. 38, no. 6, pp. 1543-1546, 2003. [11] D. Privitera and F. S. Nesci, “Globalization vs. local. The role of street food in the urban food system,” Procedia Economics and Finance, vol. 22, pp. 716-722, 2015. [12] M. K. Balarabe, A. I. Shema, and M. Ahmad, “Economic Diversification and the Urban Image; Changing the Narrative on Street Vending,” Journal of contemporary Urban Affairs, vol. 3, no. 1, pp. 52-61, 2019. [13] S. Azizah, “Study of street vendors arrangement in the big city as the tourism potential of the city case study: The street vendor arrangement in Bandung and Solo, Indonesia,” International Journal of advance research, vol. 6, no. 10, pp. 1440-1445, 2018. [14] R. Jensen and D. M. Peppard, “ Hanoi’s Informal Sector and the Vietnamese Economy: A Case Study of Roving Street Vendors,” Journal of Asian and African Studies, vol. 38, no. 1, pp. 71–84, 2003. [15] S. Turner and L. Schoenberger, “Street Vendor Livelihoods and Everyday Politics in Hanoi, Vietnam,” Urban Studies, vol. 49, no. 5, pp. 1027–1044, 2011. [16] V. D. Truong, “Tourism, poverty alleviation, and the informal economy: the street vendors of Hanoi, Vietnam, Tourism,” Recreation Research, vol. 43, no. 1, pp. 52-67, 2018. [17] S. Turner and N. Oswin, “Itinerant livelihoods: Street vending-scapes and the politics of mobility in upland socialist Vietnam,” Singapore Journal of Tropical Geography, vol. 36, no. 3, pp. 394–410, 2015. [18] V. Loc, “Hoi An arranges street vending in the old town: Creating a civilized street space,” (in Vietnamese), 2016. [Online]. Available: =15469. [Accessed Sept. 25, 2021]. [19] P. Dang, “Hoi An leads the ranking of the best cities in the world in 2019,” (in Vietnamese), 2019. [Online]. Available: the-gioi-nam-2019/175687.htm. [Accessed Sept. 25, 2021]. [20] M. Cuong, “Hoi An is idyllic through the street vendors of mothers and sisters,” (in Vietnamese), 2019. [Online]. Available: cua-cac-me-cac-chi-post841723.html. [Accessed Sept. 25, 2021]. [21] H. T. Doan, “Hoi An - a safe and friendly destination with international tourists,” (in Vietnamese), 2019. [Online]. Available: ban-be-quoc-te-20190228093539342.htm. [Accessed Sept. 25, 2021]. [22] K. Dung, “Hoi An and the interesting feelings of Hanoi girls when coming here,” (in Vietnamese), 2018. [Online]. Available: 0-2-cua-co-nang-ha-noi-khi-duoc-dat-chan-den-day.html. [Accessed Sept. 25, 2021]. 171 Email: jst@tnu.edu.vn