Đề tài Mô hình dù lượn kết hợp du lịch sinh thái ở tri tôn - An Giang - Ngô Vĩnh Kỳ

Nghiên cứu dưới đây cho ta thấy được rõ hơn hiện trạng, tiềm năng phát triển du lịch tại Tri
Tôn – An Giang thông qua việc nghiên cứu mô hình dù lượn kết hợp du lịch sinh thái. Qua
đó đề xuất các giải pháp để làm rõ và phát triển mô hình du lịch mới mẻ này, tận dụng hiệu
quả các nguồn lực hiện có ở đây để phát triển bền vững.
Từ khoá: dù lượn, du lịch sinh thái, Tri Tôn, An Giang, Đồng bằng sông Cửu Long. 
pdf 6 trang xuanthi 03/01/2023 1580
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Mô hình dù lượn kết hợp du lịch sinh thái ở tri tôn - An Giang - Ngô Vĩnh Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_mo_hinh_du_luon_ket_hop_du_lich_sinh_thai_o_tri_ton_a.pdf

Nội dung text: Đề tài Mô hình dù lượn kết hợp du lịch sinh thái ở tri tôn - An Giang - Ngô Vĩnh Kỳ

  1. 1.2 Cơ sở lý thuyết 1.2.1 Du lịch sinh thái Theo luật du lịch 2017 "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường". Hay nói cách khác, Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và cá giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cưc đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương. 1.2.2 Khái niệm về Dù lượn Dù lượn là hình thức bay tự do, cất cánh bằng chân. Phi công ngồi vào một ghế ngồi được may bằng những dây đai bền chắc (đai ngồi) bên dưới một cánh dù làm bằng vải, được bơm căng đầy không khí để giữ hình dáng khí động học nhờ vào áp lực không khí khi dù di chuyển tràn vào các "xoang dù". Quá trình phát minh và du nhập vào Việt Nam Bộ môn Dù lượn được 3 người Pháp là Jean-Claude Bétemps, André Bohn và Gérard Bosson phát minh vào tháng 6 năm 1978. Đến thập niên 90 thì dù lượn chính thức xuất hiện ở Việt Nam, thời điểm đó chi phí cho bộ dụng cụ cũng như luyện tập không nhỏ, nhưng bằng niềm đam mê cùng sự quyết tâm, số lượng người chơi Dù lượn ở Việt Nam tăng cao. Đã có nhiều câu lạc bộ dù lượn ra đời như CLB Dù lượn Hà Nội, CLB Nha Trang, CLB Mê Công Một trong các dấu mốc đáng nhớ của Dù lượn Việt Nam là lần góp mặt tại SEA Game 26 tại Indonesia. Từ năm 2012 đến nay giải đấu Dù lượn chính thức của Việt Nam được tổ chức thường niên. Thu hút các Phi công trong và ngoài nước tham dự. Nguyên lý hoạt động Khi Mặt Trời đốt nóng mặt đất, những cột Không khí nóng nhẹ hơn sẽ bay lên cao tạo thành những cột khí nóng. Khi gió thổi trực diện vào một vách núi, không khí chuyển hướng từ dưới lên trên tạo lực nâng theo dòng không khí giúp duy trì độ cao, lực nâng theo vách núi này không thể đưa dù lên cao như kiểu nâng theo cột khí nóng. Được gọi là bay theo vách núi. Nguyên tắc bay Dù lượn cặp vách núi Phi công điều khiển cho dù bay cặp theo sườn núi, lợi dụng dòng di chuyển của không khí khi gió thổi vào. Bay cặp vách núi yêu cầu gió ổn định, thổi đều vào sườn núi chạy dài gần như vuông góc với hướng gió. Mức độ đáp ứng để có thể bay nhanh hay chậm, lực nâng nhiều hay ít của cánh dù còn tùy thuộc vào tính năng của Dù khi xuất xưởng và kỹ năng của phi công. Với gió yếu, lực nâng chỉ đủ để dù có thể cho phép phi công cất cánh và làm 2093
  2. Để tham quan trên đỉnh núi Du khách phải men theo thành hồ Soài So vào tận vườn xoài ở chân núi. Điểm dừng chân cuối cùng ở Cấp nhất, đỉnh cao nhất cũng tại cột mốc “Ngã ba Đông Dương” (nơi giáp ranh 3 xã Cô Tô, Ô Lâm và Núi Tô). Hồ chứa nước Soài So được chặn dòng từ mạch nước suối Cây Dong từ Cấp nhất đổ xuống, rồi qua hệ thống xử lý và điều dẫn phục vụ nước sinh hoạt cho cả thị trấn Tri Tôn. Đây là công trình quy mô lớn nhất ở vùng núi Tri Tôn, do ngành Nông nghiệp – Phát triển nông thôn An Giang xây dựng. Từ trên đỉnh, nhìn xuống hồ Soài So trông thật kỳ vĩ. Nơi đây gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 12 đến đầu tháng 4 và gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ thay đổi chút ít từ tháng này sang tháng khác. Tháng 12 và tháng 01 là thời tiết mát nhất. Đây là những thời điểm thích hợp nhất để phát triển mô hình Dù lượn. Riêng tháng 4, tháng 5, trời đứng gió nên có thể tập trung phát triển du lịch Sinh thái 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Theo thống kê của UBND tỉnh An Giang, năm 2015, tỉnh thu hút 6,25 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch đạt 1.520 tỉ đồng. Năm 2019, du khách đến An Giang đạt 9,2 triệu lượt, doanh thu 5.500 tỉ đồng. Sự tăng trưởng của ngành du lịch đã góp phần giúp An Giang đạt tốc độ tăng trưởng GRDP, giai đoạn 2015-2020 đạt 5,25% và GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 46,8 triệu đồng. Trên thực tế thời gian qua Tri Tôn vẫn chưa thu hút được lượng du khách đến tham quan du lịch và nghỉ dưỡng. Có phải khách thường ghé tham quan rồi đi không hẹn ngày quay lại. Hay nguyên nhân do du lịch của Tri Tôn nghèo nàn không hấp dẫn? Sản phẩm các tour du lịch đơn điệu? Hay du lịch Tri Tôn chưa được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên nhiều người không biết đến? Tri Tôn là một trong 2 huyện nghèo nhất tỉnh An Giang, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nguồn thu nhập chủ yếu của bà con nhờ vào nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ và làm thuê mướn theo thời vụ, thiếu việc làm ổn định, lực lượng lao động thừa nhiều. Phát triển du lịch ở Tri Tôn là điều kiện thuận lợi để giải quyết công ăn việc làm, nâng cao trình độ dân trí, giảm tỉ lệ bỏ học, nâng chất lượng cuộc sống cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc khmer. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp rất lớn vào GDP đối với nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó tìm giải pháp quảng bá để vực dậy du lịch ở huyện Tri Tôn đang là mối quan tâm lớn của lãnh đạo địa phương. Hiện nay các nhà đầu tư đang khai thác mạnh mẽ tiềm năng du lịch ở đây, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế về chất lượng dịch vụ còn mang tính nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch nghèo nàn, trình độ chuyên môn của người dân chưa cao, các địa điểm, di tích lịch sử chưa thật sự được nhiều người biết đến, nhất là các di tích cách mạng. Qua tìm hiểu, chúng em đã tìm ra những thế mạnh để tiến hành nghiên cứu một đề tài để phát triển du lịch ở đây. Với các thế mạnh về tự nhiên, điều kiện địa hình thuận lợi để phát triển môn thể thao dù lượn mà không có nơi nào ở ĐBSCL chiếm ưu thế hơn, kết hợp với điều kiện sinh thái với các điểm tham quan nổi tiếng như: Hồ núi Tà Pạ, Cổng Tri Tôn, đồi Tức Dụp, núi Cô Tô 2095
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Anh, Lê Trung Kiên (2009) Du lịch sinh thái và kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 7, tr 28. [2] Lê Huy Bá (2009) Du lịch sinh thái, NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [3] Luật Du lịch Việt Nam (2017), nơi ban hành, Quốc Hội [4] Nguyễn Văn Thuật (2016), ý kiến mới về du lịch sinh thái, Tạp chí Khoa học, số 1, Đại học Đồng Nai. [5] Cross-country flying, Sepp Gschwendtnef Bay cross-country. [6] Understanding the sky, DENNIS PAGEN. [7] Địa chí An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. [8] An Giang núi rộng sông dài, tác giả Vĩnh Thông. [9] An Giang sông nước hữu tình, tác giả Nguyễn Hữu Hiệp. [10] Sản vật Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên. 2097