Đề tài Phát triển du lịch ven biển tỉnh Bến Tre dựa trên mô hình kinh tế xanh

Tóm tắt. Trong bài viết này, nhóm tác giả dựa trên lí thuyết về mô hình Kinh tế Xanh để
phân tích khái quát về nguồn lực, thực trạng phát triển du lịch ven biển tỉnh Bến Tre.
Những điểm mạnh có thể kể đến như khí hậu, địa hình, hệ sinh thái ngập mặn. Bên cạnh đó
cũng có những hạn chế về chất lượng bãi biển, nguồn nước ngầm. Từ đó tác giả đưa ra định
hướng xây dựng các sản phẩm du lịch ven biển theo 03 nhóm: Du lịch sinh thái ven biển;
du lịch tham quan nghiên cứu văn hóa biển và các di tích văn hóa - lịch sử gắn với biển; du
lịch vui chơi - giải trí biển phù hợp với xu hướng Xanh của thế giới.
Từ khóa: du lịch ven biển, Kinh tế Xanh, Bến Tre. 
pdf 10 trang xuanthi 03/01/2023 360
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phát triển du lịch ven biển tỉnh Bến Tre dựa trên mô hình kinh tế xanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_phat_trien_du_lich_ven_bien_tinh_ben_tre_dua_tren_mo.pdf

Nội dung text: Đề tài Phát triển du lịch ven biển tỉnh Bến Tre dựa trên mô hình kinh tế xanh

  1. Lê Văn Tấn* và Chung Lê Khang Kinh tế Xanh tại Việt Nam đều nhận định: “phát triển Kinh tế Xanh là xu hướng tất yếu đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm, hướng tới nhằm bảo vệ môi trường sống trong sạch, bền vững”. Hướng nghiên cứu tập trung vào những thành tựu và bài học kinh nghiệm của các nước và vận dụng vào thực tiễn tại Việt Nam. Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về mô hình Kinh tế Xanh tại Viêt Nam gắn với hoạt động du lịch ven biển đặc biệt là tại vùng ven biển cửa sông. Vùng ven biển Bến Tre là vùng cửa sông có những hạn chế như nhiều phù sa, nước biển đục, cảnh quan thiên nhiên không đa dạng. Nơi đây không thể phát triển loại hình du lịch ven biển chất lượng cao như: nghỉ dưỡng, thể thao biển, Vùng ven biển này có loại hình sinh thái đặc trưng, đa dạng từ các cánh rừng ngập mặn cho đến các bãi ngao, sò. Đây là một thế mạnh có thể khai thác du lịch sinh thái biển. Hướng phát triển này phù hợp với định hướng phát triển của nền Kinh tế Xanh. Du lịch ven biển tỉnh Bến Tre cần phát triển dựa vào những lợi thế riêng về môi trường tự nhiên, tạo ra những sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, giúp nâng cao ý thức phát triển bền vững như: du lịch sinh thái rừng ngập mặn ven biển, du lịch sinh thái văn hóa ven biển, du lịch chuyên đề biển, du lịch nghiên cứu biển phù hợp với xu hướng phát triển của nền Kinh tế Xanh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về du lịch ven biển và nền Kinh tế Xanh 2.1.1. Du lịch ven biển Du lịch ven biển, là một loại hình du lịch trong đó yếu tố nước / biển là chủ đạo được coi là tài sản và lợi thế chính. Đối với du lịch ven biển, tất cả các cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất liên quan (khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ, v.v.) cũng chỉ được tìm thấy trên đất liền và thường được xây dựng gần bờ biển hơn. Du lịch ven biển thường thu hút khách du lịch bởi cảnh quan thiên nhiên ven biển, nơi có các cửa sông, đất ngập nước, rạn san hô và các thành phần quý hiếm khác của hệ sinh thái tự nhiên [1]. Hầu hết các hoạt động du lịch ven biển bao gồm phát triển và xây dựng các khu nghỉ dưỡng ven biển có khả năng gây thiệt hại cho môi trường ven biển. Nhà ở, khu nghỉ dưỡng, khách sạn và các cơ sở hạ tầng cứng khác góp phần làm thay đổi đường bờ, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm lưu lượng nước ngọt dẫn đến xâm nhập nước biển và chất thải rắn. Trong vài thập kỉ qua, xu hướng xây dựng các cơ sở du lịch và cơ sở hạ tầng mới ở các vùng ven biển vẫn đang tăng lên. Các hoạt động du lịch ở vùng biển như lặn biển, lặn với ống thở, bơi lội và các hoạt động du lịch dưới nước khác, gây ra mối đe dọa cho hệ sinh thái rạn san hô và làm giảm độ che phủ của san hô sống, dẫn đến suy giảm chức năng của nó. Chức năng vật lí của rạn san hô là như một bộ phận điều tiết sóng trong khi chức năng sinh thái là cung cấp các dịch vụ môi trường cho các hệ sinh thái khác. Du lịch biển nói chung và ven biển nói riêng là hoạt động kinh tế quan trọng nhất và phát triển nhanh nhất ở biển. Tuy nhiên, du lịch cũng là một trong những ngành tác động mạnh gây ra sự suy giảm môi trường do xây dựng các công trình cơ sở dịch vụ và các hoạt động du lịch. Các hoạt động của con người mang lại những tác động đến chất lượng và số lượng tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như: thành lập các khách sạn và khu nghỉ dưỡng, xây dựng cảng và sử dụng tàu thuyền, đi dạo trên rạn san hô, lặn với ống thở và lặn, câu cá, ô nhiễm và bồi lắng trên đất liền [7]. 2.1.2. Kinh tế Xanh Từ những năm 1990, vấn đề phát triển bền vững được định nghĩa là một quá trình phát triển nhằm tối ưu hóa các lợi ích của tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và con người, đó là “Sự phát triển có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hướng, tổn hại đến những khả 74
  2. Lê Văn Tấn* và Chung Lê Khang hàm lượng phù sa lớn trong nước biển, phù sa giúp phát triển các dãy cồn cát và rừng ngập mặn khu vực ven biển tỉnh Bến Tre. Trong những năm vừa qua, địa hình khu vực ven biển tỉnh Bến Tre bị ảnh hưởng nặng nề bởi hiện tượng sạt lở. Hiện nay, đường bờ biển Bến Tre hiện có 8 điểm sạt lở, trên tổng chiều dài 19km bờ biển. Sạt lở lấn sâu vào trong đất liền trung bình hàng năm khoảng 10-15 m, làm mất trên 120ha đất và 54ha rừng phòng hộ ven biển. Hiện tỉnh Bến Tre đã kiến nghị Trung ương xem xét hỗ trợ kính phí khoảng 325 tỉ đồng để đầu tư xây dựng giải pháp chống sạt lở, xâm thực các khu vực nghiêm trọng cần xử lí cấp bách nhất hiện nay như: khu vực Cồn Lợi, huyện Thạnh Phú; Cồn Nhàn, huyện Ba Tri; khu vực xã Thừa Đức, huyện Bình Đại Nhìn chung địa hình ven biển tỉnh Bến Tre tạo nên sự khác biệt bởi các cồn cát tại khu vực cửa sông ven biển, tạo nên các hệ sinh thái đặc trưng giúp hình thành sự đa dạng các loại hình du lịch. Chính vì thế việc thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm bảo vệ đường bờ biển và hệ sinh thái ven biển là việc làm hết sức cần thiết nhằm bảo vệ không gian sinh sống của người dân, cũng chính là bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn. 2.2.3. Khí hậu Vùng ven biển tỉnh Bến Tre thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khá ôn hòa. Các đặc trưng của khí hậu như sau: a. Nhiệt độ Nhiệt độ cao và ổn định, bình quân 27,3oC. Nhiệt độ cực đại trung bình của không khí tháng cao nhất 29,2oC (tháng 5) và thấp nhất 25,1oC (tháng 12). Tổng tích nhiệt bình quân hàng năm cả tỉnh là 9.904oC. b. Lượng mưa Lượng mưa và phân bố mưa theo mùa rõ rệt: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1450- 1500mm, tháng nhiều nhất là 385,8mm (tháng 10), tháng ít mưa nhất là 10,8mm (tháng 1), có hai tháng không mưa là tháng 2 và 3. Mưa phân bố không đều, tạo thành 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4- tháng 11, mùa khô gồm các tháng còn lại. c. Độ ẩm Độ ẩm không khí bình quân khoảng 83,83%, thấp nhất là tháng 1,2,3 và 4 khoảng 79- 83%, cao nhất khoảng 90% thuộc tháng 10. d. Gió Hướng gió thịnh hành ở Bến Tre là Đông Nam và Tây, Tây Nam. Gió Đông Nam còn được gọi là “Gió Chướng” thường thấy vào mùa khô và mạnh nhất vào tháng 2,3 với tần suất gió thường lên đến 27-35%, gió Chướng thường đẩy nước mặn và sâu trong nội địa. Gió Tây hay Tây Nam xuất hiện vào mùa mưa và mạnh nhất vào các tháng 6,7,8, với tần suất gió trong tháng dao động từ 28-35%. Ít bị ảnh hưởng bởi giông bão. Khí hậu ôn hòa nên con người dễ thích nghi, ít bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết thất thường đặc biệt là bão thuận lợi cho sự phát triển du lịch ven biển, có thể khai thác du lịch quanh năm. 2.2.4. Sinh vật a. Rừng ngập mặn Bến Tre có diện tích rừng ngập mặn là 3.900 ha, trong đó rừng ngập mặn tự nhiên 1.000 ha, rừng trồng 2.900 ha gồm các loại cây chủ yếu như đước, chà là, bần, mắm, phi lao được phân bố chủ yếu tại các của sông ven biển ở 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú [9]. Tuy diện tích không nhiều nhưng rừng ngập mặn Bến Tre lại có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, đối với ngành du lịch, vành đai rừng ngập mặn của 76
  3. Lê Văn Tấn* và Chung Lê Khang Theo quan trắc sơ bộ có đến 1/4 lãnh thổ tỉnh Bến Tre gồm các huyện Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày có nguồn nước ngầm hoàn toàn bị nhiễm mặn. 1/3 lãnh thổ (thuộc các huyện Châu Thành, Mỏ Cày, Ba Tri và Thạnh Phú) nước ngầm chỉ thích hợp canh tác, không sử dụng được cho sinh hoạt vì độ khoáng hóa quá mức quy định. Phần lãnh thổ còn lại phải khoan sâu trên 350m mới có nước sinh hoạt. Nên xem đây có thể là vấn đề cực kì quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre nói chung và các vùng ven biển nói riêng. 2.2.6. Thủy văn a) Thủy triều Hệ thống sông, rạch, kênh mương toàn tỉnh Bến Tre nói chung và vùng ven biển Bến Tre nói riêng chịu tác động của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Do có bốn cửa sông lớn thông trực tiếp ra biển là: cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông và cửa Cổ Chiên nên chịu ảnh hưởng của thủy triều rất mạnh. Biên độ triều tại các cửa sông vào mùa khô từ 3,5 – 3,6m, tốc độ truyền triều khá nhanh, gấp 1,4 –1,5 lần sông Hậu và gấp 3,0 –3,2 lần sông Hồng. Tốc độ triều chảy ngược trung bình: 0,80 – 0,95 m/s và tốc độ chảy xuôi lên đến: 1,5 – 1,8 m/s. b) Nhiễm mặn Mặt hạn chế do hoạt động triều mang đến là đưa mặn từ biển xâm nhập sâu vào nội địa, gây nhiễm mặn nguồn nước. Độ mặn nước biển Đông tại các cửa sông biến động theo tháng và năm; song khoảng dao động từ 29,0 – 32,7 g/l. Phạm vi ảnh hưởng mặn chiếm đến 3/4 lãnh thổ Tỉnh Bến Tre. Huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú thuộc vùng nước mặn của tỉnh. 2.3. Thực trạng khai thác du lịch ven biển Tỉnh Bến Tre 2.3.1. Hiện trạng phát triển du lịch Bến Tre Trong những năm gần đây, Bến Tre nói chung và khu vực ven biển tỉnh Bến Tre nói riêng thu hút được khá đông khách du lịch trong và ngoài nước. Tốc độ tăng bình quân 13,6%/10,04%, vượt 3,6% so với quy hoạch. Năm 2019 lượng khách đến Bến Tre là 1.882.025 lượt, tăng 20% so cùng kì; trong đó khách quốc tế đạt 796.186 lượt, chiếm 42,3%. Doanh thu từ khách du lịch năm 2018 là 1.329 tỉ đồng, năm 2019 là 1.791 tỉ đồng, tăng 34% so cùng kì. Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2018, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 1.329 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 23%/20%/năm, vượt 3% so với quy hoạch. Năm 2019, huyện Bình Đại và huyện Ba Tri đón khoảng 70.000 lượt khách, nổi trội là du lịch Thạnh Phú đón trên 500 ngàn lượt khách, tăng gần 100 ngàn lượt so với năm 2018; tổng doanh thu đạt hơn 100 tỉ đồng, tăng gần 40 tỉ đồng so với cùng kì. Cơ sở lưu trú du lịch: Năm 2018, toàn tỉnh hiện có trên 90 cơ sở lưu trú du lịch với trên 1.600 phòng. Tại huyện Thanh Phú có 2 khách sạn: Thảo Anh, Au Soo Khoon, 4 nhà nghỉ du lịch: Bảo Ngọc, Vạn Phúc, Hoàng Lang, Minh Hiếu và một Homestay: Chín Sông. Tại huyện Bình Đại có 2 khách sạn: 33, Phương Trang, 2 nhà nghỉ du lịch: Tây Đô, Toàn Mỹ và 2 homestay: Út Trinh và Cồn Bà Tư. Tại Ba Tri có 1 khách sạn tiêu chuẩn 1 sao: Rạng Đông, 1 khách sạn địa phương Happy Garden và homestay Năm Sơn. Nhà hàng, cơ sở ăn uống: năm 2010 có 60/42 cơ sở, vượt 50% so với quy hoạch, với tổng số 12.550/10.500 ghế, vượt 20% so với quy hoạch; đến năm 2015 có 80/60 cơ sở, vượt 33% so với quy hoạch, với tổng số 19.700/18.000 ghế, vượt 10% so với quy hoạch. Năm 2018, toàn tỉnh hiện có trên 114 cơ sở với trên 32.000 chỗ ngồi. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành: năm 2008 có 05 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Đến nay, toàn tỉnh có 34 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 05 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. 78
  4. Lê Văn Tấn* và Chung Lê Khang triển loại hình du lịch ẩm thực biển Bến Tre, thông qua các món ăn đặc sản gắn liền với xứ biển - xứ dừa. 2.4. Định hướng phát triển du lịch ven biển tỉnh Bến Tre dựa vào nền Kinh tế Xanh 2.4.1. Quan điểm phát triển Để du lịch tỉnh Bến Tre phát triển nhanh và bền vững, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành DL Bến Tre đã đặt mục tiêu: “Phát triển đa dạng các loại hình DL xứ Dừa dựa vào tiềm năng tự nhiên, văn hóa và con người. Phấn đấu đến năm 2020, tổng thu từ hoạt động DL tăng 22 - 25%/năm; tổng lượt khách DL tăng 12 - 15%/năm, đưa ngành DL của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; giá trị tăng thêm của ngành DL chiếm 8 - 10% GRDP của tỉnh”. Phát triển du lịch nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phấn đấu trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà. Phát triển du lịch phải đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm phát triển bền vững, không làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh, phát triển dịch vụ để các di sản văn hóa phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, tham quan của du khách. Tuy nhiên hạn chế các tác động của hoạt động du lịch làm ảnh hưởng đến môi trường xã hội, thuần phong mĩ tục. Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre nói chung và du lịch biển tỉnh Bến Tre nói riêng phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các tỉnh thành lân cận. Cụ thể như cung đường ven biển Tp.HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu. 2.4.2. Định hướng phát triển du lịch ven biển dựa vào mô hình Kinh tế Xanh Xây dựng các sản phẩm du lịch ven biển theo 03 loại hình du lịch: Du lịch sinh thái ven biển, du lịch tham quan nghiên cứu văn hóa biển và các di tích văn hóa - lịch sử gắn với biển, du lịch vui chơi - giải trí biển. Để phát triển loại hình du lịch sinh thái ven biển khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch xây dựng các sản phẩm cụ thể phục vụ du khách như: tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn, các khu bảo tồn, vườn chim, các tour du lịch chuyên đề: du lịch trải nghiệm trồng cây gây rừng, chèo xuồng trong rừng ngập mặn, mò cua bắt ốc Thông qua việc khai thác loại hình du lịch này, du khách sẽ được tìm hiểu về tầm quan trọng của hệ sinh thái ven biển, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ven biển nói riêng và môi trường sống nói chung. Việc khai thác loại hình du lịch này sẽ tăng cường các hoạt động bảo tồn thông qua phí bảo tồn từ vé tham quan và các nguồn đầu tư, góp phần gìn giữ môi trường sinh thái phù hợp với xu hướng Xanh của thế giới. Xây dựng các nông trường trồng Xanh, ứng dụng công nghệ sạch. Trồng các loại rau củ phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Hạn chế sử dụng phân thuốc hóa học gây hại cho môi trường. Các nông trại này sẽ là điểm thu hút khách du lịch, bên cạnh đó còn cùng cấp nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho địa phương và du khách. Du lịch tham quan nghiên cứu văn hóa biển và các di tích văn hóa - lịch sử gắn với biển tại tỉnh Bến Tre cần được chú trọng vì dọc theo đường bờ biển, tỉnh Bến Tre có rất nhiều đền cá ông (5 đền) gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông và lễ hội nghinh ông thu hút được du khách. Văn hóa biển luôn gắn liền với môi trường biển, những truyền thuyết cá Ông hay phần lễ trong các lễ hội đều có tính giáo dục rất cao về tầm quan trọng của môi trường biển. Bên cạnh đó còn có nhiều di tích lịch sử như Bến tàu không số, lăng cụ Nguyễn Đình Chiểu, hay các làng nghề truyền thống cũng cần được gìn giữ và quảng bá. 80
  5. Lê Văn Tấn* và Chung Lê Khang ABSTRACT Developing coastal tourism in Ben Tre province based on Green economy model Le Van Tan* and Chung Le Khang 1 Faculty of Vietnamese Studies, Academy of Social Sciences 2Vietnamese studies subject, Faculty of Philology, Ho Chi Minh City University of Education In this article, the authors based on the theory of the Green Economy model to provide an overview of resources and the current situation of coastal tourism development in Ben Tre province. The strengths can be mentioned such as climate, topography, mangrove ecosystem. Besides, there are also limitations on the quality of beaches and underground water sources. From there, the author gives orientation to build coastal tourism products in 03 groups: coastal eco-tourism; tourism to study marine culture and cultural - historical relics associated with the sea; Sea tourism - entertainment in line with the Green trend of the world. Key words: Coastal tourism, Green Economy, Ben Tre. 82