Đề tài Xây dựng hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận mang tên địa danh - Một số kinh nghiệm thực tiễn triển khai ở tỉnh Quảng Ngãi

Để xác lập quyền đối với nhãn hiệu (chứng nhận, tập thể) mang tên địa danh
thì phải xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ. Đăng ký bảo hộ chỉ là thủ tục ban đầu làm căn cứ xác
lập quyền, trên cơ sở đó phải tiến hành sử dụng và khai thác mới mang lại hiệu quả kinh tế xã
hội. Thực tế một số tài sản trí tuệ địa phƣơng mang tên địa danh sau khi bảo hộ đã phát huy tác
dụng tạo nên thƣơng hiệu, ngƣợc lại một số tài sản trí tuệ sau khi đƣợc bảo hộ thì không sử
dụng, khai thác có hiệu quả dẫn đến mất dần thƣơng hiệu. Một trong những yếu tố là khi xây
dựng hồ sơ bảo hộ đã không lƣờng hết những khả năng có thể xảy ra. Bài viết tập trung làm rõ
(i) hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận; (ii) Thực tiễn xây dựng
hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu tập thể Don Nghĩa Hòa và nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Tơ”; (iii)
Một số kinh nghiệm từ thực tiễn xây dựng hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng
nhận mang tên địa danh ở tỉnh Quảng Ngãi 
pdf 12 trang xuanthi 03/01/2023 240
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Xây dựng hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận mang tên địa danh - Một số kinh nghiệm thực tiễn triển khai ở tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_xay_dung_ho_so_bao_ho_nhan_hieu_tap_the_va_nhan_hieu.pdf

Nội dung text: Đề tài Xây dựng hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận mang tên địa danh - Một số kinh nghiệm thực tiễn triển khai ở tỉnh Quảng Ngãi

  1. intellectual property with geographical name after the protection has taken effect to create the brand, whereas some intellectual property after being protected is not used and exploited effectively leading to the loss of the brand. One of the factors is that when building a protection profile, it is not fully anticipated. The article focuses on clarifying (i) the dossier of registration of collective trademark protection and certification mark; (ii) the practice of building a dossier of protection of Don Nghia Hoa collective trademark and the certification mark "Ba Silk Tourism"; (iii) Some experience from the practice of building a dossier of collective trademark protection and certification marks with geographical name in Quang Ngai province. Keywords: Protection records, collective trademarks, certification marks, Don Nghia Hoa, Ba Silk tourism. 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh thƣơng mại khốc liệt, các sản phẩm mang đặc trƣng của một vùng nhất định có nguy cơ phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại nhƣng kém chất lƣợng hoặc sản phẩm gắn nhãn hiệu giả mạo, chƣa kể những đòi hỏi ngày càng cao từ thị trƣờng về kiểm soát nguồn gốc, chất lƣợng, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc xây dựng hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận mang tên địa danh, không chỉ giúp bảo đảm chất lƣợng, tiêu chuẩn của sản phẩm đối với ngƣời tiêu dùng và thị trƣờng tiêu thụ, mà còn giúp bảo tồn, phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Để làm rõ thực tiễn xây dựng hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu tập thể Don Nghĩa Hòa và nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Tơ” tại tỉnh Quảng Ngãi, nhóm tác giả dựa trên các hoạt động triển khai thực hiện đề tài theo kế hoạch đặt ra. 2. Yêu cầu cần thiết của hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận 2.1. Xây dựng hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu tập thể Căn cứ vào Thông tƣ số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Khoa học và công nghệ (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tƣ số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016) về hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ 33
  2. - Các tài liệu có trong đơn: Tờ khai; mẫu nhãn hiệu; bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí; quy chế, bản đồ, văn bản chấp thuận của tỉnh về sử dụng địa danh. - Danh mục và phân loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu: Nhóm 29 Chế phẩm từ thịt. - Cam kết của chủ đơn: Chủ đơn cam đoan các thông tin khai tại lời khai là hoàn toàn trung thực, đúng sự thật và chịu mọi trách nhiệm trƣớc pháp luật. 2.2. Xây dựng hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận 2.2.1. Tờ khai Chủ đơn khai các thông tin theo Phụ lục A: Mẫu số 04 - NH, bao gồm các thông tin chính sau: - Nhãn hiệu: + Mẫu Logo nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Tơ” + Nhãn hiệu yêu cầu đăng ký: nhãn hiệu chứng nhận; + Mô tả nhãn hiệu: Nhãn hiệu đăng ký tổng thể bao gồm phần chữ và phần hình. Phần hình là một hình tròn có viền màu xanh lục. Trong hình tròn có các biểu tƣợng ba chiếc chiêng, tƣợng đài khởi nghĩa Ba Tơ, rừng, núi và thác nƣớc, nhà sàn, hồ nƣớc, thổ cẩm và ruộng bậc thang. Phần chữ là dòng chữ “DU LỊCH BA TƠ” màu xanh lục đƣợc viết cách điệu. - Chủ đơn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Ba Tơ 35
  3. hàng đầu của xã để thực hiện Quyết định 2172/QĐ-UBND ngày 04/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc Ban hành Kế hoạch xây dựng, phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020. Ngoài ra, Nghĩa Hòa là xã nằm ven sông Nghĩa Phú, đây là khu vực có nhiều ngƣời dân sinh sống và làm việc bằng nghề đánh bắt, chế biến Don. Cũng chính nhờ vị trí địa lý giáp sông, gần cửa biển, do đó Don đƣợc đánh bắt, khai thác ở đây thƣờng ngon, ngọt đặc trƣng hơn so với các địa phƣơng khác. Nhằm chuẩn bị những tƣ liệu cần thiết và quan trọng để tiến hành nhiệm vụ xác lập nhãn hiệu tập thể nói trên, Nhóm thực hiện đề tài thực hiện cuộc khảo sát thực tế tại xã Nghĩa Hòa với mục tiêu nắm đƣợc thực trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm Don cũng nhƣ lắng nghe ý kiến trao đổi từ lãnh đạo xã, bà con nông dân và cơ sở kinh doanh, phân phối Don tại địa phƣơng. Cuộc khảo sát thực hiện phƣơng pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhanh, điều tra xã hội học và phân tích dữ liệu sơ cấp, thứ cấp để thu nhận thông tin. Kết thúc cuộc khảo sát, Nhóm thực hiện đề tài có cái nhìn khách quan, đa chiều về thực trạng sản xuất kinh doanh Don tại xã Nghĩa Hòa cũng nhƣ thái độ của ngƣời dân với đề xuất xây dựng nhãn hiệu tập thể. Trên cơ sở những tƣ liệu, ý kiến, mẫu sản phẩm đã thu thập Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành phân tích, đánh giá và tiến hành tƣ vấn cho Lãnh đạo xã Nghĩa Hòa và toàn bộ ngƣời dân làm nghề Don về điều kiện đăng ký nhãn hiệu; trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu; bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu; chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là Hội nông dân xã Nghĩa Hòa; Quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu; danh sách cả nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu tập thể Don Nghĩa Hòa; Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Tơ”. Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành cuộc khảo sát thực tế, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh tại các cơ sở kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Ba Tơ. Qua đó xác định đƣợc chủ trƣơng của tỉnh Quảng Ngãi về phát triển du lịch Ba Tơ gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng tại Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 19/10/2016 của Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi về phát triển du lịch, dịch vụ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 10/5/2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng các huyện: Lý Sơn, Bình Sơn, Nghĩa Hành và Ba Tơ giai đoạn 2018 - 2020; Quyết định số 450/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ và dự án quy hoạch tổng thể huyện Ba Tơ; Nghị quyết số 24/2013/NQ-HĐND ngày 10/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh 37
  4. chủ sở hữu nhãn hiệu là Hội nông dân xã Nghĩa Hòa với Don của chủ thể khác. Nhãn hiệu tập thể “Don Nghĩa Hòa” đƣợc tạo thành từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ nên đƣợc coi là có khả năng phân biệt. Còn đối với nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Tơ‟” và đối chiếu các điều kiện về đăng ký; điều kiện về khả năng phân biệt của nhãn hiệu chứng nhận theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, nhóm thực hiện đề tài nhận thấy nhãn hiệu chứng nhận sắp đăng ký đảm bảo đƣợc tính khả thi và khả năng bảo hộ bởi lẽ các lý do sau: (i) Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân huyện Ba Tơ đã đƣợc UBND huyện Ba Tơ ủy quyền bằng văn bản để đứng đơn chủ sở hữu, quản lý và khai thác nhãn hiệu chứng nhận. Do đó, Phòng Kinh tế và Hạ tầng là tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận cho dịch vụ thuộc nhóm 39, 43; (ii) Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận là Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Ba Tơ cũng đã đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho phép sử dụng địa danh trên nhãn hiệu chứng nhận và xác nhận bản đồ khoanh vùng khu vực địa lý. (iii) Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Du lịch Ba Tơ đã có những nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 5 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ nhƣ: Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu; điều kiện để đƣợc sử dụng nhãn hiệu; các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ đƣợc chứng nhận bởi nhãn hiệu; phƣơng pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phƣơng pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu; chi phí mà ngƣời sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu. (iv) Nhãn hiệu chứng nhận Du lịch Ba Tơ khả năng phân biệt của nhãn hiệu khi có màu: Vàng, vàng gạch, xanh lá cây, xanh lục, trắng, đen, đen xám, xanh lá cây, xanh dƣơng. Nhãn hiệu đăng ký tổng thể bao gồm phần chữ và phần hình. Phần hình là một hình tròn có viền màu xanh lục. Trong hình tròn có các biểu tƣợng ba chiếc chiêng, tƣợng đài khởi nghĩa Ba Tơ, rừng, núi và thác nƣớc, nhà sàn, hồ nƣớc, thổ cẩm và ruộng bậc thang. Phần chữ là dòng chữ “DU LỊCH BA TƠ” màu xanh lục đƣợc viết cách điệu. Thứ ba, xây dựng hồ sơ bảo hộ 39
  5. Còn đối với nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Tơ” sau khi đƣợc cấp văn bằng bảo hộ, việc khai thác sẽ đảm bảo tỉnh khả thi rất cao, bởi lẽ các lý do sau: (i) Nhãn hiệu chứng nhận Du lịch Ba Tơ sau khi đƣợc cấp văn bằng bảo hộ sẽ cũng với nhãn hiệu Thịt trâu Ba Tơ, Rƣợu cần Ba Tơ, trở thành một chuỗi thƣơng hiệu mang tính đặc trƣng của huyện. UBND huyện, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện sẽ khai thác các nhãn hiệu này để quảng bá, giới thiệu những nét đặc trƣng, tiêu biểu của du lịch Ba Tơ đến với du khách do hiện tại ngành du lịch huyện Ba Tơ vẫn đang đƣợc đánh giá là chƣa thực sự phát triển, hoạt động du lịch vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chƣa đồng bộ, chƣa mang tính hệ thống và chƣa có logo đƣợc thiết kế chuyên nghiêp để sử dụng trong việc quảng bá, giới thiệu du dịch; (ii) Sau khi nhãn hiệu chứng nhận Du lịch Ba Tơ đƣợc bảo hộ, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hoạt động du lịch sẽ khai thác nhãn hiệu chứng nhận thông qua hình thức đăng ký sử dụng nhãn hiệu chứng nhận để gắn trên các sản phẩm, dịch vụ du lịch của mình. Việc gắn nhãn hiệu chứng nhận trên các sản phẩm, dịch vụ du lịch này góp phần nâng tầm thƣơng hiệu du lịch, tăng giá thành sản phẩm và nâng cao uy tín cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch. Mặt khác, các sản phẩm, dịch vụ du lịch của các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch khi muốn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận thì đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí chung của sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận (Theo Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu do Chủ sở hữu nhãn hiệu ban hành), điều này góp phần đƣa các sản phẩm, dịch vụ du lịch có sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trở nên chuyên nghiệp, hiện đại và đồng bộ, từ đó thu hút khách du lịch bởi những đặc trƣng du lịch riêng biệt của huyện. (iii) Căn cứ vào việc nhãn hiệu chứng nhận Du lịch Ba Tơ đƣợc Cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ, các nhà đầu tƣ chiến lƣợc về phát triển du lịch trong và ngoài nƣớc sẽ củng cố niềm tin để mạnh dạn đầu tƣ phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc trƣng trên địa bàn huyện Ba Tơ đồng thời đầu tƣ cơ sở hạ tầng, cảnh quan đô thị phục vụ du lịch trên địa bàn huyện một cách hiện đại, chuyên nghiệp. 4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện Trong quá trình thực hiện chung của nhóm nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng,3 việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đặc thù địa phƣơng gắn với tên địa danh còn khá mới mẻ đối với các tổ chức, cá nhân ở địa phƣơng; việc xác định 3 Kết quả khảo sát của nhóm đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu đề xuất giải pháp xác lập, quản lý, khai thác phát huy tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh ở tỉnh Quảng Ngãi” do PGS.TS. Đoàn Đức Lƣơng làm chủ nhiệm đề tài. 41
  6. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) 2. Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. 3. Thông tƣ số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Khoa học và công nghệ (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tƣ số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016) về hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. 4. Đoàn Đức Lƣơng (2021), Báo cáo chuyên đề: “Báo cáo kiểm tra, tư vấn, đánh giá tính khả thi khả năng bảo hộ để tiến hành nộp hồ sơ xây dựng năm nhãn hiệu chứng nhận , nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm, hàng hóa”, ngày 3/4/2021- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. 43