Đề tàiThực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh - Nguyễn Thị Trang

Du lịch là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Du lịch ngày càng trở thành nguồn thu nhập, nguồn lao động và đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng của Hà Tĩnh. Bên cạnh những thành công, ngành Du lịch tỉnh Hà Tĩnh còn có khá nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân gây tác động mạnh nhất chính là chất lượng của nguồn nhân lực ngành Du lịch Hà Tĩnh chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch của Hà Tĩnh và đưa ngành Du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế so sánh, cần thiết phải có nghiên cứu toàn diện để từ đó đề ra những giải pháp đồng bộ phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.


 

pdf 14 trang xuanthi 03/01/2023 1500
Bạn đang xem tài liệu "Đề tàiThực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh - Nguyễn Thị Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_taithuc_trang_va_de_xuat_mot_so_giai_phap_phat_trien_nguo.pdf

Nội dung text: Đề tàiThực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh - Nguyễn Thị Trang

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Từ những đánh giá, nhìn nhận như trên, nhằm tăng cường hiệu quả cho việc hoạch định chính sách và xây dựng phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch đến năm 2020 cho tỉnh Hà Tĩnh, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh”để làm đề tài nghiên cứu. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Khái niệm nguồn nhân lực ngành du lịch Nguồn nhân lực ngành Du lịch bao gồm toàn bộ lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch. Do đó, khi đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực ngành Du lịch thì không chỉ đề cập đến các lao động nghiệp vụ phục vụ khách một cách trực tiếp mà còn cả các lao động ở cấp độ quản lý, lao động làm công tác đào tạo và các lao động gián tiếp khác phục vụ khách du lịch. Từ những phân tích trên, nguồn nhân lực ngành Du lịch được hiểu là lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển du lịch, bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch Phát triển nguồn nhân lực du lịch là những hoạt động nhằm tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng hiệu quả làm việc của lực lượng lao động đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành du lịch, bao gồm: lao động thuộc cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các đơn vị sự nghiệp trong ngành từ trung ương đến địa phương, lao động trong các doanh nghiệp du lịch gồm đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lao động nghiệp vụ trong các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch, Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch là một bộ phận trong hệ thống các chính sách của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực. Những chính sách cơ bản phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch gồm: - Chính sách về quản lý phát triển du lịch: Quy định những tiêu chuẩn nghề nghiệp du lịch, chương trình đào tạo chuyên ngành - Chính sách về giáo dục, đào tạo du lịch: Quy định về cơ sở đào tạo du lịch, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn giáo viên, chế độ với giáo viên và học viên, học phí - Chính sách thu hút và sử dụng lao động (quy định chế độ làm việc , điều tiết quan hệ và điều kiện lao động, chế độ đãi ngộ, bảo hiểm tiền lương ), - Chính sách đặc thù (chính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực quản lý nhà nước), - Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ, chính sách phát triển đội ngũ doanh nhân. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu trong đề tài là phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. Số liệu thứ cấp là những số liệu, dữ liệu đã được các cá nhân, tổ chức, cơ quan điều tra, tổng hợp, phân tích, đã công bố hoặc chưa công bố rộng rãi. Thông tin và dữ liệu thứ cấp được thu thập để đáp ứng mục tiêu đánh giá tình hình phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2015. Thông tin và số liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn các báo cáo hàng năm của Cục thống kê Hà Tĩnh; từ sách, báo, internet, tài liệu của các cơ quan quản lý Nhà nước: Sở văn hóa thể thao và du lịch Hà Tĩnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh Tài liệu 424
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đưa ra, các ngành kinh tế, y tế giao thông hay trường học được chú trọng đầu tư đặc biệt là ngành công nghiệp không khói “du lịch” đang ngày càng được chú trọng. Bảng 1. Dân số, diện tích và mật độ dân số của tỉnh Hà Tĩnh (2015) Dân số Mật độ Các vùng trung bình Diện tích (km2) dân số (Người/km2) (Nghìn người) Cả nước 94104.9 332212.0 305.0 Hà Tĩnh 1280.7 6055.6 212.0 Tỷ trọng(%) 1.418 1.812 69.508 (Nguồn: Qua bảng 1 cho thấy mặc dù diện tích và dân số trung bình của Hà Tĩnh chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với cả nước tuy nhiên mật độ dân số khá cao, đạt 69,58% so với mật độ dân số chung cả nước - Về tài nguyên du lịch: Hà Tĩnh là một vùng đất có rất nhiều tài nguyên du lịch về tự nhiên như: Hồ Kẻ Gỗ, Biển Thiên Cầm, Vườn quốc gia Vũ Quang, cũng như về nhân văn có Ngã Ba Đồng Lộc, chùa Hương Bảng 2. Lượng khách du lịch đến tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2015 Đơn vị tính: Nghìn Lượt khách STT Khách du lịch 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1. - KDL quốc tế 22,5 40,0 42,7 47,9 49,3 52,9 2. - KDL nội địa 758,1 997,9 1.167,9 1.286,7 1.402,1 1.575.4 Cả nước 33.050 36.000 39.300 42.570 43.150 64.943 Tỷ trọng (%) 2,40 2,90 3,02 3,13 3,36 2,51 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh) Lượt khách du lịch quốc tế và nội địa đến Hà Tĩnh từ năm 2010 đến 2015 nhìn chung tăng khá nhanh tạo điều kiện cho doanh thu tăng theo, nguồn thu từ sự phát triển này là cơ sở để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật cả số lượng và chất lượng. - Về doanh thu du lịch và hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Hà Tĩnh Bảng 3. Doanh thu du lịch tỉnh Hà Tĩnh (giai đoạn 2010 – 2015) Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh thu 217 265 286 334 392 421 (Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tĩnh) Bảng 4. Hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Hà Tĩnh (giai đoạn 2010 – 2015) STT Cơ sở vật chất kỹ thuậtdu lịch 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Số cơ sở lưu trú 108 119 138 148 189 193 2 Số buồng phòng 2610 2662 3000 3632 4500 4932 (Nguồn: Sở VHTT & DL tỉnh Hà Tĩnh) 426
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bảng 7. Chất lượng lao động du lịch tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2010 – 2015 Trình độ đào tạo 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng 2578 2620 2862 2990 3140 3288 Trình độ trên đại học 28 30 35 43 45 45 Trình độ đại học 295 323 450 570 599 598 Trình độ cao đẳng 210 256 450 690 813 848 Trình độ trung cấp 650 686 709 712 692 704 Trình độ sơ cấp 718 684 683 442 449 454 Lao động phổ thông 677 641 535 533 542 639 (Nguồn: Sở VHTT & DL tỉnh Hà Tĩnh) 3.1.3. Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại Hà Tĩnh a) Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực: + Hệ thống cơ sở đào tạo du lịch: Đến tháng 7/2015 cả Tỉnh chỉ có 4 cơ sở đào tạo chính về du lịch, gồm 1 Trường Đại học, 1 Trường Cao Đẳng và 2 trường Trung cấp nghề. Do mới thành lập nên Trường Đại học Hà Tĩnh mới đào tạo được 3 năm cho chuyên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành. Trường Cao đẳng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Du chủ yếu là đào tạo hệ cao đẳng. Ngoài ta có một số trung tâm chỉ mở các lớp ngắn hạn để lấy chứng chỉ sơ cấp, chuyên đào tạo về Nghiệp vụ hướng dẫn, Nghiệp vụ lễ tân, Nghiệp vụ Buồng, Nghiệp vụ Bàn, Kỹ thuật Bếp, Quản trị khách sạn. Tuy đã có sự quan tâm và đầu tư của tỉnh về cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác giảng dạy nhưng thực tế vẫn chưa sự đồng bộ, mất cân đối giữa phòng lý thuyết và thực hành + Đội ngũ công tác giảng dạy du lịch Đội ngũ giảng dạy du lịch của tỉnh mỗi năm đều tăng về số lượng và chất lượng. Hầu hết giáo viên giảng dạy du lịch đề có trình độ đại học và sau đại học, trong đó đội ngũ giảng dạy của Trường Đại học hà Tĩnh chủ yếu được đào tạo ở nước ngoài, có một GS.TS. nhà giáo ưu tú là một trong những chuyên gia đầu ngành về du lịch, có hai nghiên cứu sinh chuẩn bị bảo vệ luận án. Hàng năm các giáo viên đều được tạo cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ khi được tham gia các khóa học cao học hay các lớp ngắn hạn về thực hành nghiệp vụ tại các thành phố lớn. Ngoài trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ, đội ngũ giáo viên của các trường còn trẻ, yêu nghề, nhiệt huyết với công tác giảng dạy và trình độ ngoại ngữ nhất định. + Chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo Trên cơ sở tham khảo các đơn vị đào tạo du lịch có uy tín trong cả nước, các cơ sở đào tạo, đặc biệt Trường Đại học Hà Tĩnh và Trường Cao Đẳng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Du đã cập nhật chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo mới nhất, hiện đại nhất. Đến nay đã xây dựng được các Chương trình đào tạo các ngành nghề trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề tạo cơ sở tốt cho đào tạo du lịch trong Tỉnh. b) Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nhân lực + Công tác dự báo nguồn nhân lực 428
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng S2) Sự phối hợp chia sẻ trách nhiệm giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo thực hành đang thực hiện. Sự phối hợp chia sẻ trách nhiệm giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo thực hành đang thực hiện khá tốt dẫn tới chất lượng đào tạo ngày một được nâng cao. Hiện nay trường Đại học Hà Tĩnh đã ký kết với một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn để cùng liên kết đào tạo các chuyên ngành du lịch, như Tập đoàn Mường Thanh, Tập đoàn Phú Tài, Công ty thương mại Mitraco, các doanh nghiệp sẽ nhận sinh viên chuyên ngành du lịch thực tập giữa kỳ và cuối khóa của Trường, đồng thời cam kết sẽ nhận sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch của Trường nếu đảm bảo một số yêu cầu cụ thể mà hai bên đã thỏa thuận. Mặt khác, Trường cũng thường xuyên mời các chuyên gia du lịch là các cán bộ quản lý cấp cao trong các đác đơn vị này đến giảng dạy một số chuyên đề trong quá trình đào tạo. S3) Các cấp chính quyền Tỉnh tiếp tục quan tâm tới phát triển nhân lực du lịch. Các cấp chính quyền Tỉnh tiếp tục quan tâm tới giáo dục nói chung và phát triển nhân lực du lịch nói riêng, thể hiện trong các chính sách, đặc biệt là việc tập trung chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực du lịch, mở ra cơ hội triển khai kế hoạch phát triển nguồn nhân lực Du lịch trong Tỉnh một cách bài bản, hệ thống. S4) Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Sự năng động và đa dạng hóa các hình thức đào tạo, xã hội hóa việc huy động nhiều nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng du lịch, đặc biệt là đào tạo tại chỗ tại doanh nghiệp, tự đào tạo và truyền nghề thông qua đội ngũ giám sát, đào tạo viên đã khắc phục đáng kể sự hẫng hụt, yếu kém về kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp ở một số lĩnh vực và khu du lịch, điểm du lịch. S5) Kinh nghiệm phát triển nhân lực trong nước và quốc tế được chuyển giao, tiếp thu có chọn lọc Kinh nghiệm phát triển nhân lực trong nước và quốc tế được chuyển giao và tiếp thu có chọn lọc, nhanh chóng; khả năng tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, cộng nghệ, kiến thức của người Việt Nam nói chung và nhân lực du lịch nói riêng được đánh giá là điểm mạnh trong phát triển nhân lực du lịch những năm qua. S6) Dân số ổn định, thị trường lao động dồi dào Dân số ổn định, thị trường lao động mới nổi với nguồn cung lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để những năm qua ngành Du lịch đã xây dựng được lực lượng lao động đông đảo với độ tuổi nghề trẻ, cần cù, chịu khó, năng động, ham học hỏi, thông minh, khéo léo, ứng xử linh hoạt trước các biến động của thị trường và yêu cầu hội nhập. b) Những điểm yếu W1) Sự thiếu hụt đội ngũ giáo viên, giảng viên Tình trạng thiếu hụt lực lượng giáo viên, giảng viên chuyên ngành du lịch, thiếu giảng viên giỏi cả trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp giảng dạy hiện đại tiếp tục là thách thức lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo du lịch trong các cơ sở đào tạo du lịch. W2) Hệ thống cơ sở đào tạo còn ít, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn sơ sài, thiếu cơ sở thực hành Mặc dù đã có sự đầu tư cho các cơ sở đào tạo du lịch về cơ sở vật chất và nhân lực nhưng nhìn chung các cơ sở này vẫn chưa đủ số lượng, quy mô và tiêu chuẩn để đào tạo, các cơ sở đào tạo vẫn còn phân tán và thiếu tính chuyên nghiệp. Trang thiết bị dạy và học còn sơ sài, thiếu cơ sở thực hành, nhiều cơ sở đào tạo vẫn dạy “chay” đã ảnh hưởng chất lượng đào tạo và tinh thần người học. W3) Sự quan tâm của Tỉnh đối với phát triển nhân lực du lịch chưa được cụ thể hóa thành chương trình cụ thể 430
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Ngành Du lịch tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững theo định hướng chiến lược trong thời gian tới cùng với xu hướng tăng trưởng du lịch của khu vực. Du lịch tăng trưởng kéo theo nhu cầu nhân lực du lịch lớn, đây là cơ hội để Hà Tĩnh thu hút nhân lực tham gia vào ngành dễ dàng hơn. d) Những nguy cơ T1) Động lực và chi phí đào tạo phát triển nhân lực du lịch bị giảm sút nghiêm trọng do sự cố ô nhiễm môi trường biển. Sự cố ô nhiễm môi trường biển làm cá chết tại 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế vào tháng 4 năm 2016 đã làm ngành du lịch Hà Tĩnh giảm sút, động lực đào tạo phát triển nhân lực du lịch bị giảm sút cả về phía người sử dụng nhân lực và cả chính bản thân người lao động trong ngành, bên cạnh đó thu nhập thấp cũng là nguyên nhân các cơ sở và người lao động giảm thiểu chi phí dành cho đào tạo và phát triển nhân lực. T2) Yêu cầu nhân lực Du lịch phải có trình độ kiến thức và kỹ năng cao, hiện đại, trình độ ngoại ngữ phong phú, do vậy để đào tạo, thu hút và phát triển nhân lực đáp ứng được yêu cầu mới là rất khó khăn. + Nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng, đòi hỏi chất lượng sản phẩm, dịch vụ rất khắt khe đặt ra yêu cầu nhân lực Du lịch phải có trình độ kiến thức và kỹ năng cao. Nhiều kỹ năng hiếm, ngôn ngữ hiếm yêu cầu cần đáp ứng trong thời gian ngắn hạn là rất khó khăn, hoặc không thể được, dẫn tới hiện tượng giành giật nhân lực khi có khu du lịch mới, sản phẩm mới, thị trường mới. + Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông xuất hiện cách thức thực hiện công việc mới, phương thức quản lý mới, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng mới để đảm nhận các công việc. T3) Chi phí đào tạo thực hành nghề du lịch đòi hỏi công phu, yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phải được trang bị đầy đủ, hao tốn về nguyên vật liệu, thời gian, không gian. Đào tạo thực hành nghề du lịch đòi hỏi công phu, yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phải được trang bị đầy đủ, hao tốn về nguyên vật liệu, thời gian, không gian dẫn tới chi phí đào tạo cao, chất lượng đào tạo khó đảm bảo. T4) Thu nhập của nghề du lịch không ổn định và có xu hướng giảm, xã hội có cái nhìn không thiện cảm với nghề du lịch dẫn đến khó thu hút nhân lực của ngành. Thu nhập của nghề du lịch không ổn định và có xu hướng giảm. Xã hội có cái nhìn không thiện cảm với nghề du lịch, hình ảnh nghề nghiệp có xu hướng mai một nên kém hấp dẫn người học, khó thu hút được đầu vào; mức độ tận tâm, yêu nghề sẽ giảm; nguy cơ chuyển nghề, chuyển khỏi ngành Du lịch xu hướng tăng. e) Mô hình SWOT Trên cơ sở đánh giá mặt mạnh mặt yếu, cơ hội, thách thức của công tác phát triển nguồn nhân lực Hà Tĩnh làm căn cứ để tiến hành xây dựng ma trận SWOT về chiến lược phát triển nhân lực Du lịch Hà Tĩnh trong thời gian tới như sau: Ma trận SWOT Những cơ hội (Opportunities - Những nguy cơ (Threats - T) O) T1) Động lực và chi phí đào tạo O1) Nhiều cơ sở đào tạo du lịch giảm sút do ảnh hưởng sự cố ô trong nước có nhu cầu liên kết nhiễm môi trường biển mở rộng qui mô đào tạo. T2) Yêu cầu nhân lực Du lịch O2) Cơ hội thu hút nhân lực du phải có trình độ kiến thức và kỹ lịch có chất lượng cao khi gia năng cao, hiện đại, trình độ 432
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục trong Tỉnh. Chiến lược thu hút nhân lực chất lượng cao từ các nước Việt Nam đang từng bước hội nhập vào khu vực và thế giới, đặc biệt là khi gia nhập AEC sẽ có nhiều cơ hội thu hút nhân lực chất lượng cao từ các nước trong ASEAN, mặc dù không đơn giản, nhưng Tỉnh cần đưa ra các chính sách khuyến khích, đãi ngộ hợp lý để có thể tận dụng nguồn nhân lực này. Chiến lược đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao Trước yêu cầu mới về kiến thức, kỹ năng của nhân lực ngành Du lịch, các cấp chính quyền Hà Tĩnh cần phối kết hợp với các cơ sở đào tạo, đặc biệt là Trường Đại học Hà Tĩnh để xây dựng chương trình đào tạo nhân lực Du lịch chất lượng cao, trong đó cần cập nhật nội dung, chương trình, giáo trình hiện đại nhất trên cơ sở tham khảo ở các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và thế giới, với lợi thế giảng viên của trường có trình độ cao, đa số được du học ở nước ngoài nên khả năng ngoại ngữ rất tốt, nên có thể thực hiện giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, với thực tế trước mắt là vừa thiếu thực tế trước mắt là vừa thiếu đội ngũ giảng viên, vừa thiếu cơ sở vật chất trang thiết bị, như hiện nay thì đây là chiến lược để dành trong dài hạn. Tỉnh cần chuẩn bị ngay từ bây giờ về cả nguồn lực vật chất, con người, cơ chế thật kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Chiến lược cam kết giới thiệu việc làm, thu nhập cho sinh viên sau khi ra trường Hiện nay tỷ lệ sinh viên ra trường không xin được việc làm ngày càng cao, ngành DL có thu nhập không ổn định, và với cái nhìn không thiện cảm với nghề DL của xã hội đối với nghề đã làm cho lực lượng lao động ngại tham gia vào nghề. Để có thể thu hút được nhiều hơn nhân lực cho ngành, Tỉnh nên dựa vào lợi thế các doanh nghiệp DL trong Tỉnh đang sẵn sàng hợp tác với các cơ sở đào tạo DL để đưa ra các chính sách gắn kết trong đào tạo: phải có cơ chế bắt buộc về hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường bằng các nội dung cụ thể như hợp tác các nội dung gì và công khai cụ thể thông tin, nội dung và các đánh giá. Yêu cầu doanh nghiệp cần phải chủ động chia sẻ các thông tin về vị trí việc làm và yêu cầu công việc cho các trường. Góp ý cho các trường về chuẩn đầu ra sinh viên tốt nghiệp. Hỗ trợ các trường để đưa sinh viên tham quan thực tế doanh nghiệp và thực tập tại doanh nghiệp; hỗ trợ chuyên gia giúp các trường đào tạo một số kỹ năng cho sinh viên. Doanh nghiệp cũng cần tư vấn và đề xuất các trường trong việc định hướng và đổi mới công tác đào tạo; tổ chức các buổi tọa đàm hay chia sẻ kinh nghiệm và hướng nghiệp cho sinh viên. 3.1.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh Trên cơ sở đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trực tiếp ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016- 2020 như sau: a) Nâng cao ý thức xã hội về du lịch và tầm quan trọng của nguồn nhân lực với phát triển du lịch Tuyên truyền giáo dục hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông; Tuyên truyền nâng cao ý thức của các cấp, các ngành và đoàn thể; giáo dục cộng đồng dân cư về phát triển nhân lực du lịch. b) Tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch Kiểm tra các cơ sở kinh doanh du lịch; có các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Xây dụng, hoàn thiện chính sách, cơ chế và cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật về 434
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nguồn nhân lực tỉnh để làm cơ sở mang tính thực tiễn cho việc xây dựng giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch. Qua phân tích các yếu tố bên trong và bên trong và bên ngoài, đề tài đã xây dựng được các chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch Hà Tĩnh và đề xuất các giải pháp để thực hiện các chiến lược đó. Tuy nhiên, do còn hạn chế về thời gian và khả năng điều tra, thu thập số liệu, nên đề tài chưa thể xác định được nhu cầu đào tạo của mỗi loại ngành nghề để đề xuất phương án đào tạo tối ưu. 4. Kết luận Nguồn nhân lực luôn giữ vai trò quyết định đối với mọi quá trình phát triển, điều này lại càng quan trọng đối với ngành du lịch, do bản chất của du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ diễn ra đồng thời nên chất lượng của sản phẩm và dịch vụ du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nguồn nhân lực. Qua tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn của nguồn nhân lực du lịch, thực trạng phát triển của ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh, đề tài đã đưa ra một số giải pháp về nguồn nhân lực để có thể giúp cho du lịch tỉnh nhà ngày càng phát triển. Từ đó giúp phát triển toàn diện hệ thống du lịch tỉnh Hà Tĩnh, nâng cao nhận thức của mọi người về ngành du lịch. Đồng thời thu hút nguồn lao động làm việc ở ngành du lịch trong tương lai, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững của tỉnh Hà Tĩnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Văn Nhơn ,“Quản lý nguồn nhân lực xã hội”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2008 [2] Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình , Giáo trình “Kinh tế du lịch và du lịch học”, NXB Trẻ. TP HCM, 2000. [3] Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012, cục thống kê Hà Tĩnh. [4] Nguyễn Ngọc Hiến ,“Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2007 [5] Nguyễn Văn Đính, bài báo “Du lịch Hà Tĩnh: Tiềm năng, phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển trong thời gian tới”, 2012, Tạp chí Văn hóa Nghệ An. [6] Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa , Giáo trình “Kinh tế du lịch”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2008. [7] Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân, giáo trình “Quản trị nhân lực”, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2010 [8] Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 [9] Quyết định số 1477/QĐ - UBND ngày 23/5/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt "Đề án chính sách phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013- 2020”. [10] Trần Kim Anh, “Nâng cao chất lượng du lịch”, 2013, Tạp chí du lịch số 4, 2013. 436