Đề cương ôn tập cuối kỳ Đường lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bối cảnh lịch sử:
 Quốc tế cuối XIX-đầu XX:
- Cuối thế kĩ XIX, CNTB tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền, gây hậu quả nghiêm trọng:
Kinh tế hàng hóa phát triển, yêu cầu về thị trường tăng cao => đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc
địa => Sức áp bức lên các dân tộc tăng cao, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực
dân càng gay gắt, sức phản kháng càng quyết liệt.
- Giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa Mác-Lenin ra đời làm cơ sở lí luận (vũ khí tư tưởng) cho phong trào của
GCCN phát triển mạnh mẽ, GCCN cần thành lập ĐCS để có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử
- CM Tháng 10 Nga thành công đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào công nhân, nhân dân các nước, thúc đẩy sự
ra đời của nhiều ĐCS các nước, mở ra “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
- Quốc tế Cộng sản thành lập (3/1919) đã thúc đẩy sự pát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế, góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin.
 Bối cảnh trong nước:
- Sau khi thực dân Pháp xâm lược, hoàn thành xâm lược và bình định trong những năm 1858-1896, chúng
tiến hành khai thác thuộc địa lần I (trước ctranh thế giới thứ I) và lần 2 sau chiến tranh thế giới thứ I gây
ra tác động mạnh mẽ đến xã hội VN:
 Có sự chuyển biến về kinh tế: có sự du nhập phương thức sản xuất TBCN và vẫn duy trì kinh tế
phong kiến lạc hâu. Kinh tế lạc hậu, chậm chạp, què quạt, phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
 Biến đổi về xã hội: phân hóa giai cấp và mẫu thuẫn xã hội (có các giai cấp: địa chủ, nông dân,
công nhân, tiểu tư sản, tư sản), hầu hết các giai cấp mâu thuẫn với Pháp ở mức độ khác nhau (trừ
đại địa chủ và tư sản ngoại bản), đều mang thân phận người dân mất nước=> Xã hội VN chuyển
biến từ xh phong kiến sang thuộc địa nửa phong kiến. 


pdf 10 trang xuanthi 26/12/2022 2160
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kỳ Đường lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_cuoi_ky_duong_loi_cach_mang_dang_cong_san_vi.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kỳ Đường lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam

  1. Khuynh hướng cải cách (phan Châu Trinh) Ngoài ra còn có nhiều phong trào đấu tranh khác: Đông kinh nghĩa thục (1907), phong trào tẩy chay Khách trú, diễn ra sôi nổi, thành lập đảng chín trị tư sản và tiểu tư sản=> các đảng phái ra đời đã thúc đẩy phong trào yêu nước chống pháp, trong đó nổi bậc là Tân Việt CM Đảng, Vn Quốc dân Đảng. - Các cuộc cách mạng diễn ra sôi nổi, bằng nhiều phương thức và biện phá khác nhau nhưng cuối cùng cuộc đấu tranh đều thất bại. Phong trào đấu tranh sau chiến tranh thế giới thứ I đến năm 1930: - Giai cấp tư sản và tiểu tư sản ra đời, hệ tư tưởng tư sản tiếp tục tác động vào VN. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng chính trị tư sản phát triển: Phong trào quốc gia cải lương tư sản (1919-1923) Phong trào yêu nước dân chủ công khai (1925-1926) Phong trào cách mạng quốc gia tư sản (1927-1930) - Các phong trào trên do những hạn chế về giai cấp, về đường lối chính trị, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, chưa tập hợp được lực lượng rộng rãi nên cuối cùng cũng không thành công.  Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản đã: . Góp phần cổ vũ tinh thần yêu nước của dân tộc. . Rèn luyện đội ngũ những nhà yêu nước VN trong thực tiễn đấu tranh. . Chứng tỏ con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng chính trị tư sản là không thành công. . Trở thành những điều kiện dẫn đến sự ra đời của ĐCS VN 3/2/1930.  Hạn chế: các tổ chức còn lỏng lẻo, nhiều thành phần, không có sự bảo mật. Hệ thống tổ chức chưa thống nhất, chưa có đường lối 9 trị rõ ràng, hoạt động không sâu rộng, chủ yếu ở Bắc Kì. Nguyên nhân thất bại phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối tk XIX đầu năm 1930: - Khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản không còn phù hợp với thời đại mới. - Các phong trào diễn ra rời rạc, không thống nhất nên dễ bị thực dân Pháp đàn áp. - Các phong trào quá phụ thuộc vào người lãnh đạo nên khi người lãnh đạo bị bắt hoặc hy sinh thì phong trào sẽ lần lượt đi vào thất bại. - Không quan tâm đến việc vận động quần chúng, không chú trọng xây dựng lực lượng chính trị và vũ trang CM. - Tuy nhiên các phong trào yêu nước thất bại nhưng nó mang ý nghĩa rất quan trọng: Tiếp nối được truyền thống yêu nước dân tộc. Tạo cơ sở tiếp nối CNMLN và TTHCM. Từ các phong trào yêu nước sự ra đời của ĐCSVN 2. Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên Bối cảnh: - Cuối năm 1929, các tổ chức Đảng ở Bắc Kì, Nam Kì, Trung kì lần lượt ra đời, hoạt động riên lẻ nếu kéo dài sẽ gây sự chia rẻ lớn. - Ngày 27/10/1929, Quốc tế Cộng sản yêu cầu về việc thành lập một Đảng ở Đông Dương. - Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng, thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, hợp thành cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Nội dung cương lĩnh: Phương hướng chiến lược cách mạng VN: là ”tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng: - Về chính trị: đánh đổ đế chế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước VN hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông. - Về kinh tế:
  2. - Nhiệm vụ cách mạng: Đánh phong kiến=> thực hiện cách mạng ruộng đất triệt để. Đánh đổ đế quốc=> Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ trên có quan hệ chặt chẽ, trong đó vấn đề thổ địa cách mạng là cốt lõi. - Lực lượng cách mạng: GCCN là động lực chính, dân cày là động lực mạnh của CM. TS thương nghiệp, TS công nghiệp đứng về phe đế quốc chống lại CM. Giai cấp tiểu TS: thủ công nghiệp có thái độ do dự, tiểu tư sản thương gia không tán thành CM. Tiểu tư sản trí thức: chỉ hang hái trong thời gian đầu - Phương pháp cách mạng: “Võ trang bạo động” theo “khuôn phép nhà binh” - Lãnh đạo cách mạng: Điều kiện cốt lõi cho thắng lợi CM Đông Dương là sự lãnh đạo của ĐCS. Đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng tư tưởng, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng, đấu tranh đạt mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. - Quan hệ CM Việt Nam với CM thế giới: CM VN là một bộ phận của CM thế giới. Giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với vô sản thế giới, trước hết là vô sản Pháp; liên hệ với phong trào CM ở các nước thuộc địa, nửa thuôc địa. Ý nghĩa: Khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược của CM về: phương hướng chiến lược, 2 nhiệm vụ chống PK-ĐQ, lực lượng CM(công- nông), phương pháp CM, Lãnh đạo CM, quan hệ QT=> CM Đông Dương phải đi theo con đường như vậy, chứ ko phải con đường nào khác, để được độc lập, và mục đích cuối cung là xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Nội dung khác (có thể xem là hạn chế) của Luận cương chính trị 10/1930: - Nhấn mạnh vào mâu thuẫn giai cấp, bỏ qua mâu thuẫn dân tộc, nên không xác định được đâu là mâu thuẫn cốt lõi cần giải quyết trước. - Nhấn mạnh nhiệm vụ chống PK, mà chưa xem xét việc nhân dân vẫn còn cảm tình với chế độ PK (dẫn chứng), do đó không thể tập trung sức mạnh toàn dân được. - Bỏ qua khả năng, năng lực của các giai cấp PK, TS, TTS, do đó không vận động hết được nội lưc của dân tộc vào công cuộc CM. - Đề cao việc đấu tranh giành độc lập cho toàn cõi Đông Dương (học theo Liên Xô), nhưng bỏ qua sự khác biệt về lịch sử, văn hóa của 3 nước Việt- Miên- Lào, cho nên không thể tập hợp sức mạnh, chung sức chung long cùng làm CM được. - Ngoài ra còn do, phần lớn đảng viên ĐCS Đông Dương là người Việt Nam, nên chuyên tâm hơn vào giải quyết CM Việt Nam. Quá chú trọng vào giải quyết CM trên toàn Đông Dương e là chưa thật đúng đắn. 2. Nội dung hội nghị trung ương tháng 11/1939, 11/1940, 5/1941 Bối cảnh: - Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, các nước đế quốc trong đó có Pháp đã thi hành nhiều biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa. - Tại Việt Nam, Pháp cấm tuyên truyền, lưu hành tàn trữ tài liệu cộng sản, cấm hội hợp tụ tập, thủ tiêu các quyền tư do dân chủ, phát xít hóa hệ thống chính trị, đàn áp dã man phong trào cách mạng. - Nhân dân đang trong tình trạng chịu cảnh một cổ hai tròng áp bức bóc lột của Nhập và Pháp. Nội dung: - Kể từ sau c.tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã hợp hội nghị lần 6 (11/1939), lần 7 (11/1940) và lần 8 (5/1941) căn cứ vào tình hình cụ thể trong nước đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược - Một là: đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu:
  3. Sớm lo lắng cũng cố căn cứ Việt Bắc Chuẩn bị lực lượng Đánh giá tình hình và chuẩn bị quyết tâm đánh Pháp Chỉ thị toàn dân kháng chiến (12/12/1946) Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp: Quá trình pháp triển: - Ngay sau cách mạng tháng Tám, trong chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" Đảng ta đã khẳng định kẻ thù chính của dân tộc ta là thực dân Pháp xâm lược. Trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao để làm thất bại âm mưu của Pháp định tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. - Ngày 19/10/1946 thường vụ trung ương Đảng mở Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ nhất, do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Xuất phát từ nhận định "không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp". Hội nghị đã đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể cả về tư tưởng và tổ chức để quân dân cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. - Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được thể hiện qua 3 văn kiện chính là: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (20/12/1946), Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của trung ương Đảng (22/12/1946) và tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của đồng chí Trường Chinh (9/1947). Nội dung đường lối: - Mục tiêu kháng chiến: Giành độc lập và thống nhất hoàn toàn Theo HCM: “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. - Tính chất cuộc kháng chiến: là dân tộc giải phóng và dân chủ mới, trong đó dân tộc giải hóng là quan trọng nhất. - Nhiệm vụ cuộc chiến: Giành quyền độc lập, bảo toàn lãnh thổ, thống nhất đất nước. Cũng cố chế độ dân chủ, tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc - Phương châm tiến hành: kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và dựa vào sức mình là chính (tự lực cánh sinh). Toàn dân: Huy động toàn dân tham gia kháng chiến, thực hiện mỗi người dân là một người lính, làng xóm là pháo đài, khu phố là trận địa, đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay. Toàn diện: kháng chiến trên tất cả các mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, vh-xh, ngoại giao. . Về chính trị: Thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hoà bình. . Về quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, vừa đánh vừa võ trang thêm, vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ" . Về kinh tế: Phá hoại kinh tế địch như đường giao thông, cầu, cống, xây dựng kinh tế tự cung tự cấp, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng theo nguyên tắc: “Vừa kháng chiến vừa xây dựng đất nước”. . Về văn hoá: Xoá bỏ văn hoá thực dân, phong kiến, xây dựng nền văn hoá dân chủ mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
  4. - Trong 3 yếu tố tham gia vào CNH, HĐH ( vốn, KH & CN , con người) thì yếu tố con người được coi là yếu tố cơ bản. - Trong 5 yếu tố để tăng trưởng kinh tế (vốn, KH&CN, cơ cấu kinh tế,thể chế chính trị, côn người) thì yếu tố con người là yếu tố quyết định. - Lực lượng cán bộ KH và CN, khoa học quản lí và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò dặt biệt quan trọng đối với tiến trình CNH,HĐH.  Để phát triển ngồn nhân lực con người nhằm đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH cần chú ý đặt biệt đến giáo dục và đào tạo. Phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, động lực của CNH, HĐH (4). - Muốn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐh gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển KH và CN là yêu cầu tất yếu cấp thiết. phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sang chế kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh. KH và CN cùng với giáo dục đài tại được xem là quốc sách hang đầu, là nền tẳng và động lục của CNH, HĐH. Phát triển nhanh và bền vững; trăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội (5). - Mục tiêu của CNH và của tăng trưởng kinh tế là vì con người, vì dân giàu, nước mạnh. XH công bang, dân chủ, văn minh. Để đạt dược mục tiêu đó kinh tế phải đạt tốc độ nhanh, hiệu quả, bền vững. (chỉ có nhanh, hiệu quả, bền vững mới có thể xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, phát triển văn hóa, y tế ) - Bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn sự đa dạng sinh học chính là bảo vệ điều kiện sống của con người và là nội dung của sự phát triển bền vững. Vận dụng: viết gì đây????keke V. Chương 5: Quá trình nhận thức của đảng về kih tế thị trường VI. Chương 7: 1. Quan điểm và chủ trương của Đảng trong xây dựng và phát triển văn hóa hiện nay. Kế thừa và phát triển 5 quan điểm của nghị quyết TW 5 khóa VIII, nghị quyết trung ương 9 khóa Xi , nêu ra 5 quan điểm:  Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của XH, là mục tiêu là động lực phát triển bền vững đất nước. VH phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị , xh , và hội nhập quốc tế. Quan điểm này chỉ rõ chức năng, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển xh. . Văn hóa là nền tảng tinh thần của xh vì nó được thấm nhần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng; được truyền lại , tiếp nối và phát huy qua các thế hệ; đươc vật chất hóa và khẳng định vững chắc trong cấu trúc xã hội của từng dân tộc (ví dụ: câu trúc này ở VN là cấu trúc nhà – làng- nước). Vì vậy , chúng ta chủ trương làm văn hóa thấm sâu vào lĩnh vực văn hóa đời sống xh để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xh, trở thành động lực phát triển kinh tế - xh. . Văn hóa là động lực phát triển bền vững nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong vh. Phát triển không tách rời cội nguồn , phải dựa trên cội nguồn, bằng cách phát huy cội nguồn . cội nguồn mỗi quốc gia , dân tộc chính là văn hóa . . Văn hóa là một mục tiêu của phát triển: tăng trường kinh tế phải kết hơp hài hòa với phát triển văn hóa. Phát triển hướng tói mục tiêu văn hóa – xã hội mới bảo đảm sự bền vững, trường tồn. . Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế , chính trị , xã hội: để làm văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển , chúng ta chủ trương phát triển vh, phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế-xh. . Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới.  Hai là, xây dựng nền vh VN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc viêt nam, với các đặc trưng dân tộc , nhân văn, dân chủ và khoa học.
  5. 1. Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo của Đảng về đối ngoại hiện nay. Để xác định mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại Đảng chỉ ra cơ hội và thách thức của việc mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế là: - Cơ hội: Xu thế hòa bình, hợp tác và xu thế toàn cầu hóa kinh tế - Thách thức: Phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia Sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả 3 cấp độ của sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia Những biến động khó lường của thị trường quốc tế và khu vực tiềm ẩn nguy cơ rối loạn, khủng hoảng kinh tế Sự phá hoại của các thế lực thù địch lợi dụng toàn cầu hóa  Cơ hội và thách thức quan hệ, tác động và chuyển hóa lẫn nhau. Tận dụng cơ hội để vượt qua thử thách, tạo ra cơ hội tốt hơn Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại: có 4 mục tiêu, nhiệm vụ: - Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội - Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế để tạo nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước - Kết hợp nội lực và ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh CNH-HĐH, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh - Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế để phát huy vai trò, vị thế quốc tế của VN trong quan hệ quốc tế, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Tư tưởng chỉ đạo: Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế phải quán triệt đầy đủ 8 quan điểm sau đây: - Một là, đảm bảo lợi ích dân tộc là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của VN - Hai là, giữ vững độc lập, tự chủ đi liền với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại - Ba là, nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ đối ngoại, cố gắng thúc đẩy hợp tác nhưng vẫn phải đấu tranh để hợp tác, tránh đối đầu, tránh bị đẩy vào cô lập - Bốn là, mở rộng quan hệ với mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực, toàn cầu - Năm là, kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao của NN, đối ngoại ND. Xác định hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân - Sáu là, giữ vững ổn định chính trị kinh tế xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái - Bảy là, phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút ngoại lực, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, sử dụng có hiệu quả các lợi thế của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Tám là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đản, vai trò của NN, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ND. Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của ND, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân.