Đề tài Phát triển du lịch trực tuyến tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay developing online tourism in vietnam in the current period
Từ lâu Du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, có
khả năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Việt Nam trở thành một tên tuổi đáng tin cậy về dịch vụ, cảnh
quan và văn hóa trên bản đồ du lịch thế giới. Cùng với đó, các công cụ trực tuyến tác động tích cực tới nhiều
hoạt động du lịch như quảng bá thương hiệu, mua vé, đặt phòng,… Điều này đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam
chủ động bắt kịp để tạo ra những bước phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bài viết bàn về
phát triển du lịch trực tuyến ở Việt Nam hiện nay và những giải pháp phát triển trong thời gian tới.
Từ khóa: Công nghệ thông tin, Du lịch trực tuyến, thương mại điện tử
khả năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Việt Nam trở thành một tên tuổi đáng tin cậy về dịch vụ, cảnh
quan và văn hóa trên bản đồ du lịch thế giới. Cùng với đó, các công cụ trực tuyến tác động tích cực tới nhiều
hoạt động du lịch như quảng bá thương hiệu, mua vé, đặt phòng,… Điều này đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam
chủ động bắt kịp để tạo ra những bước phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bài viết bàn về
phát triển du lịch trực tuyến ở Việt Nam hiện nay và những giải pháp phát triển trong thời gian tới.
Từ khóa: Công nghệ thông tin, Du lịch trực tuyến, thương mại điện tử
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phát triển du lịch trực tuyến tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay developing online tourism in vietnam in the current period", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tai_phat_trien_du_lich_truc_tuyen_tai_viet_nam_trong_giai.pdf
Nội dung text: Đề tài Phát triển du lịch trực tuyến tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay developing online tourism in vietnam in the current period
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 89,6 tỷ USD năm 2025; trong đó thị trường du lịch trực tuyến của Việt Nam được dự báo sẽ tăng từ 2,2 tỷ USD năm 2015 lên 9 tỷ USD năm 2025 [3]. Việt Nam được nhận định là quốc gia thuộc khu vực tiềm năng về du lịch trực tuyến vì có dân số đông và trẻ, internet phát triển nhanh, lượng người sử dụng internet, mạng xã hội và thiết bị di động ngày càng nhiều và mức độ sử dụng mạng trong ngày cao hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, hệ thống du lịch trực tuyến của Việt Nam vẫn còn non trẻ. Dù có nhiều tiềm năng nhưng Việt Nam vẫn chưa có các kênh OTA đủ mạnh, thị trường chủ yếu vẫn là sân chơi của các công ty lữ hành truyền thống. Trong khi đó, phần lớn trang web của các hãng mới chỉ dừng lại ở mức liệt kê sản phẩm, dịch vụ, chưa được tích hợp chức năng hỗ trợ thanh toán trực tuyến và xác nhận ngay, cũng chưa chú trọng thu hút những chia sẻ, bình luận từ khách hàng. Bài viết bàn về những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch trực tuyến ở Việt Nam hiện nay và những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trực tuyến trong thời gian tới. 2. Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu Khái niệm Du lịch trực tuyến (online tourism) hay còn gọi là du lịch điện tử (e-tourism) là việc sử dụng công nghệ số trong tất cả các quy trình và chuỗi giá trị trong du lịch, bao gồm lữ hành, khách sạn và phục vụ ăn uống, vận chuyển, để các đơn vị, tổ chức du lịch phát huy tối đa hiệu suất và hiệu quả hoạt động (Buhalis, 2003) [5]. Khái niệm về du lịch trực tuyến là một hình thái du lịch có tính tương tác mạnh mẽ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với khách hàng và khách hàng với khách hàng, dựa trên phạm vi kỹ thuật số và nền tảng công nghệ là trang web du lịch. Đại lí du lịch trực tuyến trong tiếng Anh được gọi là Online Travel Agent - OTA. Đại lí du lịch trực tuyến là đại lí bán các dịch vụ du lịch (vé máy bay, khách sạn, tour du lịch ) thông qua kênh trực tuyến, tất cả các giao dịch từ đặt dịch vụ đến thanh toán đều được thực hiện online. Bên cạnh việc cung cấp các loại hình dịch vụ đơn giản, tiện lợi thì mô hình OTA còn cho phép khách hàng có thể chủ động tra cứu, so sánh giá cả của các đơn vị cung cấp dịch vụ trong thời gian nhanh chóng. Mô hình OTA đã rất phát triển trên thế giới với những tên tuổi lớn như: Agoda.com, Expedia.com, Booking.com Ở Việt Nam, các trang như: Avia.vn, ivivu.com, Abay.vn chính là các mô hình OTA. Những tác động của du lịch trực tuyến tới phát triển du lịch Việt Nam Những tác động tích cực (cơ hội) Hầu hết các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã chủ động tham gia vào các OTAs nước ngoài như agoda.com, bookinh.com, expedia.com, Nhiều công ty lữ hành lớn giới thiệu một số lượng lớn các sản phẩm phong phú kèm thông tin cụ thể về thời điểm, giá cả, dịch vụ trên trang web của họ. Như vậy, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, chủ yếu là vừa và nhỏ, có cơ hội cạnh tranh bình đẳng hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Các đơn vị kinh doanh vận chuyển khác như Grab, các hãng hàng không ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các tiện ích trực tuyến như đặt chỗ, đặt chuyến, đổi, xuất vé và thanh toán. Theo báo cáo đánh giá của Euromonitor International: tỷ lệ thanh toán vé máy bay trực tuyến tại Việt Nam đạt khoảng 18,3% năm 2010, tăng lên 22,6% năm 2016 và ước đạt 29% vào năm 2020. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch đã chú ý đến nhân sự công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt, một số doanh nghiệp lớn có trung tâm tin học để phát triển và ứng dụng CNTT cho doanh nghiệp mình. Những tác động tiêu cực (thách thức) Tuy nhiên, xu thế du lịch trực tuyến đặt ra thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp không thay đổi phương thức quản lý dựa vào CNTT, phương thức thủ công trong giới thiệu và bán sản 222
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Hình 1: Tổng giá trị giao dịch của nền kinh tế số Đông Nam Á Nguồn: Google và Tập đoàn Temasek Holdings Hình 2: Cơ cấu dịch vụ du lịch trực tuyến Nguồn: Google và Tập đoàn Temasek Holdings Báo cáo Google và Temasek cho thấy, quy mô du lịch trực tuyến Việt Nam năm 2018 đạt 3,5 tỷ USD, dự kiến sẽ tăng lên tới 9 tỷ USD vào năm 2025 [3]. Hình 3: Mức tăng trưởng đặt phòng trực tuyến Đông Nam Á Nguồn: Google và Tập đoàn Temasek Holdings Báo cáo của Google và Temasek cũng cho thấy, quy mô du lịch trực tuyến Việt Nam năm 2018 đạt 3,5 tỷ USD (tăng trưởng 15%); dự kiến đến năm 2025 con số này sẽ lên tới 9 tỷ USD. Công nghệ 224
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Về trải nghiệm, mặc dù các chuyến đi được tối ưu hóa, nhưng với công cụ di động, khách du lịch tiếp tục khám phá các nội dung khác của điểm du lịch, tích hợp vào nền tảng kỹ thuật số các trải nghiệm và hoạt động của họ tạo cho nền tảng kỹ thuật số của điểm đến ngày càng phong phú hơn; 87% thanh niên trong khu vực coi điện thoại thông minh là vật dụng thiết yếu nhất cho du lịch. Hình 4: Thông tin về điểm đến chủ yếu được khách du lịch tìm kiếm trên mạng internet Nắm bắt được xu thế chung toàn cầu, hầu hết các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đều phát triển du lịch trực tuyến ở nhiều mức độ khác nhau. Hầu hết các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã chủ động tham gia vào các đại lý du lịch trực tuyến nước ngoài như Agoda.com, Booking.com, Expedia.com. Nhiều công ty lữ hành lớn giới thiệu sản phẩm, thông tin cụ thể, giá cả, dịch vụ trên trang web của các thương hiệu quốc tế. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, chủ yếu là vừa và nhỏ có cơ hội cạnh tranh bình đẳng hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp du lịch đã chú ý đến nhân sự công nghệ thông tin. Đặc biệt, một số doanh nghiệp lớn có trung tâm tin học để phát triển và ứng dụng công nghệ cho doanh nghiệp mình như Saigontourist Nền tảng công nghệ đã hỗ trợ rất nhiều cho phát triển du lịch. Các công ty du lịch đều hướng tới để có công cụ tốt nhất, hỗ trợ khách tìm được sản phẩm, dịch vụ nhanh nhất. Đáp ứng nhu cầu giao dịch và tương tác với khách hàng, nhiều giải pháp công nghệ mới và ứng dụng di động đã ra đời như phần mềm ứng dụng du lịch thông minh (smart tourism) bằng công nghệ 360, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và sử dụng ứng dụng trên màn hình tương tác. Các công ty Tripi, Gotadi, Mytour.vn. giới thiệu ứng dụng di động tích hợp đặt phòng khách sạn, vé tàu xe, tự động gợi ý gói du lịch thông minh và cung cấp thông tin du lịch cho khách hàng. 3.2. Những khó khăn cho sự phát ttrir ển du lịch trực tuyến tại Việt Nam Trong xu thế phát triển nhanh của du lịch thế giới thì CNTT được coi là một trong những giải pháp có thể góp phần dẫn đến sự tăng trưởng đột phá. Ở Việt Nam, ngành du lịch cũng đã tiếp cận 226
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 ứng dụng CNTT. Do đặc thù nên đòi hỏi nhóm lao động chuyên trách này vừa có kiến thức về công nghệ, lại phải hiểu biết về thương mại để nắm bắt kịp thời xu hướng mới. Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện nay theo tiêu chuẩn CMCN 4.0 hiện nay còn chưa nhiều, chưa đáp ứng hết yêu cầu của ngành. Cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn CMCN 4.0 còn chưa đủ nên chưa thể đào tạo ra nguồn nhân lực đúng theo tiêu chuẩn. Trong 8 nước ASEAN thì Việt Nam đứng thứ 4 về cơ sở hạ tầng CNTT, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. Việt Nam phải tận dụng lợi thế của cuộc CMCN 4.0 để tận dụng trong ngành du lịch hướng tới một nền du lịch xanh, bảo vệ môi trường là xu hướng của du lịch toàn cầu trong tương lai. Vì vậy, cần ưu tiên đào tạo kỹ năng và chứng chỉ du lịch bằng công nghệ hiện đại, để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được với thời đại công nghệ số. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thảo Anh (2019), Du lịch trực tuyến: Nguy cơ “thua trên sân nhà”, lich/dien-dan/item/41115702-du-lich-truc-tuyen-nguy-co-%E2%80%9Cthua-tren-san- nha%E2%80%9D.html 2. Vũ Thế Bình: “Ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp du lịch” – Tạp chí Du lịch, số 1/2018, trang 38 3. Temasek (2018), ‘Báo cáo Google e-Conomy SEA 2018: Điểm bùng phát của nền kinh tế số’, cua-nen-kinh-te-so 4. Temasek và Bain&Company (2019), ‘Google công bố báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019, 5. Njeguš (2014), Introduction to e-Tourism (ppt) 6. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) (2019), ‘Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2019’, 7. Chiến Thắng (2018), Sự bùng nổ của du lịch trực tuyến và những tác động tới phát triển Du lịch Việt Nam," no. lich-viet-nam/ 228